Trong bài viết này, EFA Vietnam sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết để nâng cao kỹ năng nghe IELTS.

Ý nghĩa của bài nghe IELTS

Với IELTS, bạn chỉ được nghe một lần, mô phỏng đúng tình huống đời sống thật. IELTS giúp ta biết cách ghi nhanh bài giảng, thông qua việc tóm tắt, ghi chú dàn bài, lấy ý chính từ bài giảng đó. Kỹ năng này rất quan trọng, vì nhiều bạn sinh viên Việt Nam khi đi du học, mới bước vào giảng đường đại học thường gặp khó khăn khi phải ghi nhanh bài giảng. Thầy cô mải mê với bài giảng trên bảng, còn mình ở bên dưới chỉ biết ngậm ngùi… ngồi không, vì không tài nào ghi chép kịp.

Vượt chướng ngại vật Listening IELTS

 

Một số phương pháp làm bài nghe IELTS hiệu quả

1. Luyện kỹ năng nghe IELTS ở nhà

Nghe có lẽ là phần thi mà các thí sinh e ngại nhất. Cách duy nhất để cải thiện kỹ năng nghe là thực hành thật nhiều và có phương pháp. Hãy luôn nhớ rằng: Nghe tiếng Anh là một kỹ năng mà bạn phải rèn luyện mới có chứ không phải là khả năng bẩm sinh mà bạn sinh ra đã có.

Tài liệu sử dụng để luyện nghe rất đa dạng từ radio, tivi, phim ảnh…nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng băng ghi âm. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu thực hành IELTS có bán kèm CD ngoài nhà sách.

Bạn nên tránh nghe những đoạn quá dài khi thực hành. Não bạn sẽ mệt mỏi khi bạn làm việc quá nhiều. Điều đó làm cho bạn mất sự tập trung cần thiết thậm chí còn gây cho bạn cảm giác buồn ngủ. Một đoạn ghi âm nên được nghe nhiều lần. Việc nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ giúp tai bạn quen dần với một ngôn ngữ mới. Bạn cũng nên hạn chế việc xem tapescript, vì một khi bạn làm điều đó, băng ghi âm hầu như không còn nhiều giá trị thực hành.

Vượt chướng ngại vật Listening IELTS

 

2. Kỹ năng nghe khi thi IELTS

Phần thi này có 4 bài nghe và 40 câu hỏi. Bạn cần tập trung cao độ trong phần thi này, Bạn cần chuẩn bị bằng cách học để hiểu các dạng câu hỏi khác nhau và phát triển các chiến lược làm bài.
Các tình huống trong bài nghe thường liên quan tới các mặt của đời sống sinh viên ở Vương quốc Anh, có thể là một bữa tiệc sinh viên hoặc ngày đầu tiên tới trường. Thỉnh thoảng cũng có các trích đoạn ngắn từ các bài giảng hoặc hội thoại về nơi ăn chốn ở hoặc một chuyến thăm viện bảo tàng vào cuối tuần. Nếu bạn làm quen dần thì bạn sẽ tích lũy được vốn từ vựng liên quan đến các chủ đề này.

Không giống với nhiều bài thi nghe khác, bạn chỉ được nghe duy nhất có một lần. Lý do là vì ngoài đời bạn chỉ có cơ hội nghe một lần để nắm bắt được ý chính. Nếu bạn đang ở một nhà ga thì họ chỉ thông báo tàu trễ đúng một lần. Nếu bạn đang nghe giảng hoặc đang tham dự một cuộc hội thảo, người nói hiếm khi nhắc lại. Phần thi nghe sẽ đánh giá khả năng xử lý thực tế nghe của bạn. Hãy chuẩn bị và tiên đoán hết sức mình trước khi băng chạy. Đến khi phát băng, lúc đó bạn sẽ chỉ phải nghe để khẳng định phần lớn các câu trả lời của mình.
Trong khi nghe, bạn không nên cố gắng ghi lại hết mọi thứ nghe được – vì như vậy bạn có thể sẽ bỏ qua những chi tiết quan trọng. Thử nghe và phát hiện những từ được nhấn mạnh. Hãy cố gắng bình tĩnh nếu bạn không nhận ra một số từ lạ.

Vượt chướng ngại vật Listening IELTS

Sau khi nghe tất cả các phần, bạn có 10 phút để chuyển câu trả lời từ cuốn đề bài sang giấy làm bài. Bạn nên nhớ làm việc này thật cẩn thận. Rất dễ mắc các lỗi cơ bản trong quá trình này và dẫn tới mất điểm. Nếu bạn không chắc chắn về từ nghe được, hãy thử đoán xem. Biết đâu bạn lại được điểm.

+ Đọc và làm theo hướng dẫn: kiểm tra số từ đuợc phép dùng để trả lời
+ Ghi nhớ những điều đơn giản sau: chính tả rất quan trọng, cũng như các hiện tuợng ngữ pháp đơn giản như chia đúng động từ và thêm số nhiều
+ Đoán trước đoạn bạn sắp nghe: xem qua từ vựng trong câu hỏi và nghĩ tới các từ hoặc ngữ liên quan. Xét cả tới các từ trái nghĩa và khả năng đoạn băng muốn bẫy bạn bằng cách chỉ sử vụng một vài hay toàn bộ câu trả lời.
+ Gạch dưới các từ khóa và dùng chúng để giúp bạn bắt kịp bài nghe vì dưới áp lực thi cử bạn rất dễ bị nghe hụt.
+ Xác định thông tin bạn cần phải nghe: đọc kỹ câu hỏi. Xem các tranh minh họa và các câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra sự giống và khác
nhau. Nghiên cứu các phần điền vào chỗ trống và thử nghĩ xem nghĩa và loại của từ còn trống là gì.

Một số tip khác giúp bạn làm bài nghe hiệu quả:
Thực tế cho thấy, thực hành, thực hành, thực hành…. chính là cách tốt nhất để tiếp cận và đạt điểm ổn định đối với môn này. Trong quá trình luyện thi, tôi có được nghe giảng về phương pháp và cũng tự đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau.

 Trước khi nghe

– Chuẩn bị bút chì hoặc bút đánh dấu để sẵn sàng tick hoặc khoanh tròn những điểm lưu ý nhất trong phần hướng dẫn (ví dụ “no more than two words”…). Đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ của bài, các ví dụ này không chỉ giúp bạn đoán khi cần mà bạn thường phải dựa vào thì, dạng từ, kiểu số ít số nhiều để viết đap án của bạn cho chính xác về dạng từ và ngữ pháp, đặc biệt là phần sec 3,4
-Dựa vào kiến thức bản thân trả lời 1 số câu hỏi, đa phần các bài nghe đều dựa vào thực tế nên nhiều câu bạn hoàn toàn có thể trả lời nếu biết về vấn đề này từ trước
– Đoán từ sẽ được sử dụng làm đáp án (động từ, tính từ, danh từ, gerund or infinitive, là dạng số hay là dạng ngày tháng,…)
–  Đối với câu có nhiều đáp án:
+ Tìm những phần giống nhau và phần khác nhau ở các đáp án và hiểu mình cần nghe là gì
+ Cố gắng đoán và gạch bỏ nhưng đáp án nghiễm nhiên sai
– Đối với dạng biểu đồ, tốt nhất nên điền các thông tin có sẵn để giúp cho bạn có thể dễ dàng theo dõi khi nghe

 

Trong khi nghe

–  Thư giãn, thả lỏng trước khi bắt đầu nghe và lúc hết các phần
– Khi nghe chỉ nghe các điểm nhấn mạnh, vì đa số các câu trả lời sẽ chỉ nằm ở đó
–  Đối với loại nhiều đáp án (multiple choice): trong khi nghe, xóa các đáp án mà ko fù hợp (khiến cho ta tập trung theo dõi cả đoạn nói chứ chỉ nghe đáp án sẽ rất dễ mất tập trung do thường bài nói sẽ nhắc đên đủ các đáp án đưa ra)
–  Chú ý vào các từ được nhắc lại nhìu lần, 90% đó là từ đáp án, với xác suất đó nếu bạn ko nghe rõ thì cứ điền từ bạn nghe thấy nhắc lại nhìu lần.
–  Tuyệt đối không được hốt hoảng khi không nghe được từ mà bạn coi là đáp án. Đôi khi hãy biết chấp nhận sẽ mất điểm câu đó. Hãy luôn tập trung vì có thể chính ngay sau đoạn đó là sẽ có đáp án của câu kế tiếp
– Tuyệt đối tránh tâm lý “thỏa mãn” với câu mình biết là đáp án đúng rồi lơ là không tập trung. Bạn có thể phải trả giá đắt vì có thể chính mấy đoạn sau đó chính là đáp án của 2,3 câu trả lời tiếp theo.

Vượt chướng ngại vật Listening IELTS

 

Sau khi nghe

–  Bạn sẽ có 10 phút để điền đáp án, nên nhớ là bạn ko bị trừ điểm cho những câu sai nên hãy cố gắng điền tất cả những gì bạn có thể nghĩ là đúng hoặc ngờ ngợ cho những câu bạn ko nghe thấy.
–  Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nghe được bài mà vẫn mất điểm đó là lỗi khi chuyển đáp án từ bài nghe sang tờ giấy thi, vì vậy hãy tập thói quen chuyển đáp án mỗi khi bạn luyện tập.
– Những lỗi thường gặp khi chuyển đáp án từ phần nghe sang ANSWER SHEET:
+  Số ít số nhiều (việc phân vân là có điền S, ES hay không có S thường khiến tui mất đến 3 điểm, hic)
+  Thì của động từ
+ Không viết hoa từ cần phải viết hoa (tên riêng, đứng đầu câu,..) -> Về việc này, cách tốt nhất là bạn viết tất cả đáp án bằng CHỮ IN HOA cho tui. Không ai trừ điểm với kiểu chữ này của bạn.
+  Dạng của từ (động từ, danh từ, tính từ) – rất quan trọng nhất là trong bài phải điền chỉ 2 từ hoặc 3 từ nhưng đáp án bạn nghe được lại có nhiều từ hơn buộc bạn phải tìm cách rút gọn.
+ Đơn vị (tiền tệ, đo lường). Lưu ý mấy cái ký hiệu cần thiết phải điền như $, Pound, PM, AM, km, Kg
+ Lỗi spelling (chủ yếu là một l hay hai l, một c hay hai c…..)
+ Sở hữu (‘s)
– Sau khi chuyển hết sang ANSWER SHEET, hãy chịu khó rà lại từng từ trong mỗi ô để xem có: sai chính tả, thiếu kí hiệu, nhầm lẫn từ đáp án này xuống đáp án kia hay không (nhiều người khi trả lời thì rất đúng, nhưng chết ở chỗ là khi chuyển vào Answer sheet thì lại bị nhầm lẫn số câu, câu 30 mà đánh sai vào 29 là mất toi cả bài rùi vì sau đó sẽ sai lần lươt cho đến cuối bài).

Cách hạn chế những lỗi lầm đã mắc phải

Sau khi đối chiếu với đáp án, bạn luôn phải khoanh lại những câu mà mình không làm được, những câu mà mình sai ngữ pháp, không thêm ký hiệu đồng thời kiểm tra xem mình yếu ở dạng bài nào: ghi tên theo đánh vần, câu hỏi lựa chọn, ghi số, sơ đồ….

Vượt chướng ngại vật Listening IELTS

Kinh nghiệm luyện nghe của bản thân

Nghe BBC Radio (http://www.bbc.co.uk/ chọn Radio nhé) hoặc VOA (www.voanews.com (http://www.voanews.com/), chọn những title có đính kèm biểu tượng loa và chữ Listen to Collins report (mp3) ). Riêng cái VOA họ cho mình download về đề nghe. Ai có Ipod thì lưu vào “xài” dần cũng rất tuyệt. Ngoài ra ở nhà nếu có nối cable, hãy cứ để tiếng Anh khi đang làm việc khác để luyện cho tai bạn quen với việc nghe trong hoàn cảnh không tập trung. Tất cả những lời khuyên này sẽ vô nghĩa nếu bạn không tạo thói quen nghe và luyện nghe.

Kết luận

Khi làm bài nghe IELTS phải luôn cố gắng như thi thật theo đúng thời gian trình tự, chuyển sang answer sheet và kiểm tra đáp án. Để thấy rằng mình vẫn còn sai, để thấy rằng tai mình thật là “tệ” và còn “cay cú” để lần sau còn cố gắng và không mắc phải sai lầm như trước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.