Tiếng Anh được xem là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Nhưng để đạt được chìa khóa ấy bắt buộc bạn phải vượt qua những kỳ thi để có được các chứng chỉ tiếng Anh giá trị. Chắc hẳn rằng, các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam đã khá quen thuộc với các chứng chỉ Tiếng Anh như TOEIC, TOEFL, IELTS,… Ngoài các chứng chỉ này, kỳ thi PTE ngày càng được các bạn học sinh trong nước cũng như các bạn du học sinh quan tâm. Hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về kỳ thi PTE nhé.

Kỳ thi PTE ngày càng được các bạn học sinh quan tâm

1. PTE là gì?

PTE (Pearson Test of English) là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, được công nhận trên toàn cầu cho các mục đích: du học, việc làm, định cư hoặc các mục đích khác. Kết quả PTE  được sử dụng song song hoặc thay thế hoàn toàn cho IELTS hay TOEFL.

PTE hiện tại có 3 kiểu bài thi, gồm:
+ PTE Academic (PTE học thuật)
+ PTE General (PTE tổng hợp)
+PTE Young Learners (PTE dành cho trẻ em)

Đối với các bạn có kế hoạch đi du học và định cư thì nên lựa chọn chứng chỉ PTE Academic nhé.

2. Các quốc gia công nhận PTE

Điểm PTE Academic hiện nay được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Singapore…. Thay vì thi chứng chỉ IELTS, TOEFL bạn có thể lựa chọn thi PTE A để xét hồ sơ xin du học.

Một số tổ chức/ cơ quan chính công nhận PTE Academic như:

+ 100% các trường đại học/ cao đẳng Úc;
+ 2/3 các trường đại học/ cao đẳng tại Mỹ, bao gồm cả những trường đại học hàng đầu như: Harvard Business School, Stanford Graduate School of Business, và Yale University… và con số trường công nhận PTE Academic tăng dần từng ngày;
+ 98% trường đại học/ cao đẳng Anh Quốc;
+ 100% đại học/ cao đẳng New Zealand;
+ 2/3 các trường đại học/ cao đẳng Canada.

3. Lệ phí thi PTE

Lệ phí thi chứng chỉ PTE Academic tại Việt Nam là 150 USD nếu bạn đăng ký trước ngày thi 48 tiếng, và 187,5 USD nếu bạn đăng ký trước ngày thi từ 24 tiếng – 47 tiếng.

4. Lịch thi PTE

PTE đưa ra 363 ngày thi trong năm, tại hơn 200 hội đồng thi trên hơn 46 quốc gia khắp thế giới. Thí sinh có thể xem lịch thi và chỉ cần đăng ký 24h giờ trước ngày thi tại website www.pearsonpte.com. Đây là ưu điểm cực kì lớn đối với các bạn cần lấy chứng chỉ gấp cho hạn nộp visa hay hồ sơ nhập học.

5. Cấu trúc bài thi PTE

Bài thi PTE Academic kéo dài 3 giờ và được chia thành 5 phần. Khi hết thời gian dành cho từng phần, hệ thống máy tính sẽ tự động chuyển sang phần tiếp theo. Có 20 loại task khác nhau và một số task sẽ kiểm tra kỹ năng tích hợp (ví dụ như đọc và nói).

Phần 1. Giới thiệu (không ấn định thời gian & không tính điểm).

Phần 2. Nói và viết (77 – 93 phút).

Phần 3. Đọc (32 – 41 phút).

Phần 4. Nghỉ giải lao (10 phút – Thí sinh có thể tùy chọn nghỉ hoặc không).

Phần 5. Nghe (45 – 57 phút).

6. Kết quả thi PTE

Hệ thống chấm điểm hoàn toàn tự động bằng máy tính với thang điểm từ 10 – 90 điểm, đảm bảo đánh giá chính xác và công bằng, không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như hình thức, tính cách hay ngôn ngữ cơ thể của thí sinh và người chấm thi. Kết quả sẽ thi có trong vòng 5 ngày làm việc và thí sinh có thể đăng ký thi lại ngay sau tuần tiếp theo.

7. Ưu nhược điểm của chứng chỉ PTE

– Ưu điểm:
+ Lệ phí thi rẻ.
+ Gửi điểm thi nhanh, không hạn chế số lượng và không mất thêm phí: Các trường/ tổ chức/ đơn vị di trú sẽ nhận được điểm của thí sinh trong vòng 48 giờ.
+ Đăng ký thi dễ dàng và nhanh chóng.
+ Kết quả khách quan, chính xác và do máy chấm.
+ Kết quả được rất nhiều nước trên thế giới công nhận.

– Nhược điểm:
+ So với Ielts và Tofle thì PTE ít phổ biến hơn, ít được công nhận hơn.
+ PTE không được sử dụng cho chương trình SDS – diện visa miễn chứng minh tài chính của Canada và visa Anh Quốc.

Hi vọng rằng những thông tin trên đấy phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan tới chứng chỉ PTE. Hãy đến với EFA Việt Nam để được giải đáp các thắc mắc cũng như để được tư vấn về thông tin du học nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.