Ở phần 1, EFA Việt Nam đã trình bày sơ qua về cách nhìn nhận về việc học Writing IELTS theo phương pháp đặc biệt do EFA tự đúc rút ra. Ở phần 2 này, EFA Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn LÀM THẾ NÀO ĐỂ “HỌC TỦ” CHO PHẦN VIẾT CỦA IELTS? bằng những phương thức hiệu quả và phủ hợp nhất.

Let’s GO!

Sau khi đã lăn lộn tình trường với đống Cambridge, Ad bắt tay xây dựng dàn ý chung cho phần 1 và phần 2. Đây là khâu có thể nói là quan trọng nhất và là khâu quyết định trong toàn bộ quá trình luyện thi của Ad. Dựa vào những kiến thức tiếng Anh sẵn có từ trước và mấy ngày ăn IELTS, ngủ IELTS, Ad ngồi xuống bàn và tự viết ra hai cái khuôn (templates) ứng với hai sections của phần Writing với suy nghĩ sẽ áp dụng khung này cho MỌI đề văn. Đã là làm khuôn nên Ad viết một cách chung chung nhất để vào đề nào cũng có ý để viết, nhưng đồng thời cũng linh hoạt để có thể tùy cơ ứng biến (túm lại là dập khuôn nhưng không quá máy móc :v).

IELTS-EFA VIET NAM

Lúc này, Ad chọn những cụm đắt nhất đã tích cóp được từ cuốn sổ tay để cho vào dàn ý, kèm 2-3 biến thể của nó để có thể “tái chế” trong toàn bài, lúc đi thi đỡ phải nghĩ. Từ cách mở thế nào, phát triển ý thế nào, kết thế nào, Ad đều viết ra hết và học thuộc lòng một cách vô thức lúc nào không hay. Đến lúc đọc đề chỉ gạch gạch qua vài ý rồi cắm đầu cắm cổ viết theo dàn ý đến khi được bài hoàn chỉnh và giành 1-2 phút để soát lại.

Mỗi người thích một cách hành văn khác nhau. Nhưng các bạn cứ tin Ad, làm dàn ý không khó chút nào cả, quan trọng là các bạn chịu khó bỏ thời gian ra VIẾT TAY (viết ra giấy) những gì trong sách thôi, để vừa viết vừa ngấm.

Ví dụ như văn chính luận thì Ad mở bài bằng đúng 4 câu, câu 1 nêu ra bối cảnh (context) cho chủ đề, câu 2 và 3 nêu lên hai ý kiến trái chiều (thực chất là diễn đạt lại – paraphrase – đề bài mà thôi), câu cuối diễn tả ngắn gọn quan điểm cá nhân. Số đoạn thân bài thì tùy thuộc vào đề nhưng thường là 2 đoạn. Hai đoạn này Ad viết cấu trúc y như nhau. “Câu chốt–> 1-2 ý phụ trợ –> ví dụ cụ thể (nhưng thật súc tích).” Mỗi đoạn thân Ad viết khoảng 80 từ. Đoạn kết thì Ad chỉ tổng hợp lại các ý đã nói ở trên bằng 2 câu văn và/hoặc thừa nhận quan điểm trái chiều và chỉ ra là nó ko thuyết phục bằng quan điểm mà bạn đang bảo vệ.

Nếu các bạn đầu tư thời gian và công sức thì sẽ thấy việc này dễ như ăn bánh, bởi chúng ta đâu có phải sáng tạo, chỉ là lựa chọn cụm hay ho và biết chắc là đúng ngữ pháp để có thể sử dụng nhuần nhuyễn thông qua quá trình “tái sử dụng” thôi mà, đúng không các bạn? Khi đã có một dàn ý tốt là các bạn đã có phải đến 120 từ rồi, việc còn lại chỉ là thêm thắt 130+ từ nữa cho đủ yêu cầu nữa thôi, thế là xong, có khó đâu các bạn nhỉ? :3

Ad cũng tâm sự thật tình là từ trước tới giờ Ad chưa bao giờ nhờ ai chấm hay chữa writing cho cả, dù là thi IELTS hay cái gì khác. Ad đã thi nhiều chứng chỉ và cách ôn phần Viết của Ad lúc nào cũng giống nhau hết: học trong thời gian ngắn nhưng tập trung toàn lực, và học từ các nguồn chính thống. Không phải Ad chủ quan, coi trời bằng vung, mà đơn giản Ad chỉ nghĩ là chỉ có những tài liệu ấy mới cho Ad một cái nhìn và hình dung chính xác nhất về cách cho điểm mà thôi, chứ đọc lan man nguồn nọ nguồn kia Ad sợ bị “bội thực thông tin.”

Theo cá nhân Ad, IELTS là một kỳ thi hay, toàn diện, nhưng việc chinh phục nó ko phải chuyện một sớm một chiều. Nếu các bạn đã dành quá nhiều thời gian làm đề trong Cambridge và ôn IELTS mà vẫn thấy chật vật, kết quả vẫn ko lên thì Ad khuyên chân thành các bạn bỏ IELTS đi và tập trung vào việc xây dựng lại nền móng (ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm) trước đã nhé. Sau khi kiến thức tiếng Anh đã vững, Ad đảm bảo các bạn sẽ nhìn IELTS qua một lăng kính khác mới mẻ và sẽ thấy nó dễ thở hơn rất nhiều.

Ad nói đơn cử như kỹ năng viết. Đừng học viết IELTS vội mà bạn hãy chú ý học thật chắc ngữ pháp, từ vựng (nhất thiết phải dùng sách nước ngoài nhé, chứ dùng sách Việt rồi cãi nhau mệt đầu lắm). Các bạn cứ chăm làm bài tập trong Advanced Language Practice của Michael Vince dần dần là thành “thánh” ngay. Rồi bạn đọc, đọc, đọc tài liệu nước ngoài (New York Times chẳng hạn, mỗi ngày đọc đúng 1 bài thoai, chỗ nào ko hiểu thì hỏi người giỏi hơn) và “ăn trộm” cách hành văn của người bản xứ. Sau đó kết hợp học viết câu, viết đoạn, rồi viết bài. Với cách học này, bạn đã vô tình biến năng viết thành một niềm đam mê hoặc thậm chí thành “vũ khí” để thành công rồi đó smile emoticon. Chắc chắn các bạn sẽ thấy enjoy lắm, và một thời gian sau các bạn sẽ viết tự nhiên lên nhiều và có thể chinh phục nhiều kỳ thi, trong đó có IELTS, một cách hết sức dễ dàng. Tin Ad nhé 😛

Cuối cùng, chẳng biết nói gì hơn là chúc cả nhà học giỏi, thi tốt nha tongue emoticon. Nếu thấy chia sẻ của Ad có ý nghĩa thì mọi người like, comment, hay share động viên Ad nha colonthree emoticon. Cảm ơn cả nhà nhiều!

~Brought to you by EFA Việt Nam~

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.