Khi đã gần đến đích cho cả chặng đường du học ai cũng đều vướng vào một rào cản khi phải đối mặt như thế nào với việc nên ở hay về? Vậy những lý do gì khiến du học sinh mong muốn được ở lại như vậy? Hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu rõ hơn những lý do mà các bạn du học sinh đã lựa chọn nhé!

  1. Những lợi ích của việc ở lại sau khi du học Úc

Úc là một trong những quốc gia có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới với những cơ hội nghề nghiệp rộng mở khi nơi đây có những tập đoàn kinh tế tài chính cùng với các trụ sở nghiên cứu của các tập đoàn lớn. 

  • Cơ hội được trải nghiệm thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp tại đất nước Úc xinh đẹp. Những kiến thức mà bạn học được tại Úc sẽ áp dụng thực tiễn tại đất nước đó.
  • Tận dụng những cơ hội việc làm mà bạn xứng đáng được hưởng trong các chương trình liên kết của trường đối với các công ty lớn như KPMG, E&Y, Deloite,…
  •  Được cộng tác với những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, những kĩ năng mềm vô cùng hữu ích cùng những lời khuyên của các chuyên gia 
  • Những khoảng tiền lương và những phúc lợi xã hội mà bạn được hưởng, sẽ giúp bạn có động lực hơn trong công việc và trong cả cuộc sống nữa đó.
  • Những rào cản trong lối sống văn hóa, khó khăn để cân bằng giữa cuộc sống đi làm và gia đình ở xa, đồng thời sẽ tạo cho bạn thói quen tự mình giải quyết hết mọi thứ.

  1. Làm thế nào để được ở lại Úc sau khi đi du học?

  • Chuẩn bị công việc thực tập từ sớm

Để có thế tiến tới bước ở lại là giải pháp cho bản thân mình, thiết nghĩ chắc chắn bạn phải cân nhắc điều này khi còn đang là sinh viên năm 2 hoặc 3. Tận dụng khoảng thời gian đó để bạn không chỉ phải học trên trường mà nên chuẩn bị từ sớm cho tìm công việc thực tập.

Hiện nay trong các trường đại học tại Úc, có rất nhiều các chương trình liên kết giữa hội sinh viên của trường với các tập đoàn lớn để tìm kiếm các sinh viên tài năng ngay trên giảng đường. 

Chủ động gửi CV của bản thân mình tới những người làm trong công ty mơ ước của bạn, để tìm được một cơ hội thực tập mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, trực tiếp đến các ngày hội việc làm và bày tỏ mong ước làm việc của bản thân cũng là một điểm cộng đó.

  • Lưu ý tới thời hạn của visa

Một trong những nỗi lo của sinh viên quốc tế là thời hạn visa. Sau khi học xong, bạn sẽ phải về nước nếu visa của bạn bị hết hạn. Tuy nhiên, khi bạn tìm được công việc tại Úc, bạn hoàn toàn có thể gia hạn cho visa của mình.

Để được làm việc các bạn cần phải xét dựa trên các thang điểm cho visa như ở dưới đây:

Độ tuổi Điểm
18-24 tuổi 25
25-32 tuổi 30
33-39 tuổi 25
40-44 tuổi 15
Trình độ tiếng Anh Điểm
Cơ bản  0
Thông thạo  10
Cao cấp  20
Kĩ năng tay nghề  trong 10 năm – ở ngoài khu vực Australia Điểm 
< 3 năm  0
3-4 năm  5
5-7 năm  10
8-10 năm  15
Kĩ năng tay nghề 10 năm – trong khu vực Australia Điểm
< 1 năm  0
1-2 năm 5
3-4 năm 10
5-7 năm 15
8-10 năm  20
Bằng cấp Điểm 
Bằng tiến sĩ từ một cơ sở giáo dục Úc hoặc bằng tiến sĩ từ một cơ sở giáo dục khác có tiêu chuẩn được công nhận. 20
Một văn bằng cử nhân từ một cơ sở giáo dục Úc hoặc một văn bằng cử nhân, từ một tổ chức giáo dục khác có tiêu chuẩn được công nhận. 15
Một bằng tốt nghiệp hoặc văn bằng thương mại hoàn thành ở Úc 10
Một giải thưởng hoặc bằng cấp được công nhận bởi cơ quan đánh giá có liên quan cho nghề nghiệp được chỉ định của bạn. 5
Yêu cầu từ hệ thống Giáo dục của Úc Điểm 
Ít nhất một văn bằng hoặc chứng chỉ thương mại từ một cơ sở giáo dục Úc đáp ứng yêu cầu học tập của Úc 5
Bằng cấp đặc biệt Điểm 
Bằng Thạc Sĩ bằng nghiên cứu hoặc bằng Tiến Sĩ từ một cơ sở giáo dục Úc bao gồm ít nhất hai năm học trong một lĩnh vực có liên quan 5
Tiêu chuẩn khác Điểm 
Được công nhận bằng ngôn ngữ cộng đồng 5
Học tập ở khu vực Úc hoặc khu vực đô thị có tỷ lệ tăng dân số thấp đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của Úc 5
Bằng cấp kỹ năng đối tác 5
Kĩ năng chuyên nghiệp tại Úc 5
  • Các loại visa tạm trú

Du học sinh Úc sau khi tốt nghiệp, nếu muốn ở lại Úc làm việc hoặc học tập tiếp lên bậc học cao hơn đòi hỏi phải xin một loại visa mới.

Loại visa này là thị thực tạm trú được gọi là Temporary Graduate Visa, thuộc Subclass 485 và được chia làm 2 dạng là Graduate Work Visa (Visa việc làm tốt nghiệp) và Post-Study Work Visa (Visa việc làm nghiên cứu).

Rất nhiều trường hợp thắc mắc nếu thời gian du học ở Úc ít hơn hai năm (khóa học ngắn hạn) thì làm sao lấy được thị thực 485, câu trả lời là bạn phải tìm cách kéo dài thời gian học tập ra, cách khả dĩ nhất là đăng ký thêm một khóa học nào đó.

  • Đối mặt với các vấn đề sinh hoạt cá nhân

Khi nguồn học bổng cho việc du học của bạn gần hết hoặc gia đình không thể chi trả thêm chi phí sinh hoạt của bạn, bạn cần phải chi tiêu tiết kiệm.

Bằng kế hoạch cuốn chiếu chi tiêu, nên dành dụm khoản tiền ít nhất là từ nửa năm trước để có thể chi trả cho khoản tiền sinh hoạt phí của mình, trong trường hợp bạn ra trường và chưa thể tìm được việc ngay.

Tại Úc, có rất nhiều phương án cho bạn lựa chọn khi không nguồn tài chính hạn hẹp như thuê nhà chung, ở chung nhà với dân bản xứ… với mức giá dao động từ 70 -350 USD/tuần khi đã bao gồm phòng riêng và các bữa ăn.

Các nguồn tham khảo tìm kiếm nhà bạn có thể tìm trên ahn.au, gumtree.com.au, roommatefinder.com.au, au.easyroommate.com….

  1. Những khó khăn du học sinh phải đối mặt khi lựa chọn việc ở lại

 Khi lựa chọn việc ở lại đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ phải sống chung với những điểm hạn chế khi một du học sinh sinh khi đối mặt với cuộc sống ở một nơi xa quê hương:

  • Chi tiêu ở các thành phố lớn tương đối đắt đỏ. 
  • Thị trường làm việc sẽ khá là cạnh tranh, tức là khả năng cạnh tranh cơ hội việc làm đều rất cao, đối với một sinh viên mới ra trường.
  • Khi lựa chọn việc ở lại cũng là lúc mà bạn sẽ phải xa gia đình thêm vài năm nữa, sống xa bố mẹ và chênh lệch múi giờ.

4. Bạn sẽ làm gì khi giấc mơ ở lại chưa thành sự thật?

Một rào cản lớn nhất khi bạn chưa thể ở lại Úc là khi bạn chưa tìm được việc và văn hóa công sở của Úc khiến bạn “ngộp” thở. Mặc dù rất khát khao cho việc ở lại, nhưng không phải lúc nào mọi chuyện đều xảy ra đúng như ý muốn của bạn.

Tuy nhiên mình tin rằng nếu bạn thực sự quyết tâm muốn ở lại thì mọi chuyện đều có các giải quyết của nó vì cánh cửa này đóng lại cũng là lúc cánh cửa khác mở ra mà!

Tin vào chính mình và có những kế hoạch từ sớm là chìa khóa của sự thành công. Hãy trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết nhất để ước mơ “ ở lại nước Úc” được trở thành sự thật nhé các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.