Trước khi bắt đầu viết bất cứ một bài luận Tiếng Anh nào, bạn cần phải xác định 3 điều quan trọng: viết gì, viết cho ai và viết như thế nào. Bài viết này là một số lời khuyên từ các thầy cô giảng dạy tiếng Anh giàu kinh nghiệm tại EFA Việt Nam, nhằm giúp bạn viết bài luận một cách hoàn chỉnh nhất.

Bài tiểu luận hay không chỉ là một bài luận bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng và hành văn trôi chảy. Một bài luận sẽ thật sự là một bài viết hay nếu nó thể hiện được phong cách của tác giả (chính là bạn đó!) và thu hút người đọc bằng nét duyên dáng độc đáo ấy. Bạn có thể chưa phải là người viết hay nhất ngay được, nhưng ít nhất – hãy bắt đầu từ việc trở thành người sáng tác tận tâm nhất.

1. Hiểu rõ chủ đề

Phân tích và hiểu rõ yêu cầu của chủ đề. Một phương pháp hiệu quả là bạn nên gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong chủ đề nhằm xác định những ý chính mà chủ đề đang đề cập đến.

2. Trả lời chính xác câu hỏi

Đây là lời khuyên quan trọng bạn nên lưu ý. Trả lời câu hỏi sai là một sai lầm phổ biến của sinh viên. Hãy chắc chắn hiểu rõ những gì giám khảo nêu ra trong chủ đề và bạn sẽ được đánh giá cao nếu câu trả lời thật sự xoáy vào câu hỏi đó.

3. Mở bài tốt

Mở bài nên ngắn gọn súc tích và những điểm chính được nhấn mạnh. Bạn nên làm rõ một số khái niệm trong bài viết của mình. Mở bài sẽ bị mất điểm nếu quá đi sâu vào chi tiết, rồi sau đó lập lại những lập luận này trong phần thân bài. Chúng tôi khuyến khích bạn bắt đầu trong phần mở bài với những câu văn có cấu trúc đơn giản vì điều này giúp bài luận trở nên rõ ràng hơn.

4. Viết trước dàn ý

Một dàn bài cụ thể giúp bạn tập hợp được suy nghĩ của mình cũng như không quên đề cập đến những lập luận chính. Đây là cơ hội cho bạn vận dụng trí tuệ về những gì bạn biết liên quan đến chủ đề. Đừng nên đi vào chi tiết quá nhiều, hãy viết các ý chính rồi sau đó triển khai thành câu văn hoàn chỉnh trong bài luận.

5. Ba bước quan trọng trong lập luận

  • Bước 1: trình bày nhận định và ý kiến của bạn.
  • Bước 2: giải thích nhận định và ý kiến ấy. Đừng quên là điều bạn giải thích phải liên quan đến chủ đề

  • Bước 3: xem xét và cân nhắc lại tranh luận của bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện những lý lẽ trong tranh luận này là do chính bạn nghĩ ra chứ không phải sao chép hoặc ghi nhớ từ những nguồn tài liệu khác. Bước cuối này còn được gọi là “Phân tích đánh giá”, là phần khó khăn nhất nhưng cũng chính là phần cần thiết nhất để ghi điểm.

 

6. Kết luận

Nên nêu ra một cách tóm tắt các lập luận trong bài cũng như nhấn mạnh câu trả lời chính của bạn. Kết luận nên cố gắng thêm vào một số ý mới và không hoàn toàn phải lập lại những ý đã có sẵn trong bài.

7. Suy nghĩ rõ ràng và dùng từ hiệu quả

Điều quan trọng nhất là viết những gì có liên quan đến chủ đề. Mặc dù chất lượng quan trọng hơn số lượng, nhưng cũng đừng nên lúc nào cũng theo phong cách tối giản và viết càng ít càng tốt. Viết văn súc tích đòi hỏi ở bạn một suy nghĩ rõ ràng.

Kể từ khi ngôn ngữ trở thành một công cụ thể hiện suy nghĩ, sự cẩu thả trong sử dụng ngôn ngữ có thể bị đánh giá như cẩu thả trong suy nghĩ. Ở một số trường hợp, sinh viên cố gắng nghĩ đến các từ ngữ phức tạp nhằm tạo nên một bài luận tốt, nhưng hãy lưu ý sử dụng chúng trong ngữ cảnh phù hợp.

8. Cách trình bày

Bạn có thể là một thiên tài, nhưng cũng đừng nên để điểm đánh giá của mình bị giảm chỉ vì những lỗi nhỏ liên quan đến chính tả hay cách canh lề. Hãy in bài luận của bạn ra giấy và kiểm tra cẩn thận vào những ngày sau. Bạn có thể ngạc nhiên trước rất nhiều lỗi nhỏ trong bài ngay cả khi bạn nghĩ bài viết của mình đã hoàn chỉnh.

9. Bạn đã trả lời câu hỏi chính của chủ đề chưa?

Đọc lại bài viết thật nhiều lần để xác định bạn đã tập trung và trả lời câu hỏi mà chủ đề nêu ra.

*Lưu ý: Không đạo văn. Hãy thêm dấu ngoặc kép trích dẫn vào những đoạn bạn thu thập từ các nguồn tài liệu. Đừng nên sao chép bài của người khác rồi sau đó thêm một số từ để trở thành bài viết của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.