Có lẽ trong quá trình học tập, cũng như tiếp xúc với tiếng Anh qua âm nhạc, phim ảnh, bạn đã gặp rất nhiều kiểu giọng khác nhau rồi phải không? Vậy điểm khác biệt của 9 kiểu giọng phổ biến nhất khi nói tiếng Anh là gì? Hãy cùng EFA Việt Nam khám phá ngay nhé!

 

 

1. Giọng Mỹ

Đây có lẽ cũng là kiểu giọng hay được nghe nhất, bởi lẽ kiểu giọng này được hơn 225 triệu người bản xứ sử dụng. Dù tiếng Anh bắt nguồn từ nước Anh xa xôi, Mỹ lại là quốc gia có số người nói tiếng Anh nhiều nhất trên thế giới. 

Điểm khác biệt lớn nhất trong tiếng Anh của người Mỹ đó là một hiện tượng mang tên rhoticity. Đây là hiện tượng liên quan đến cách phát âm “R”. Ví dụ, khi đọc từ “car”, người Mỹ sẽ nhấn vào âm “R”, còn người Anh sẽ đọc như thể từ này kết thúc bằng âm “H”. (Phiên âm kiểu Mỹ: kɑɹ; Phiên âm kiểu Anh: kɑː – À, nếu bạn chưa rõ về bảng ký hiệu phiên âm thì bấm vào đây nhé!)

2. Giọng Anh

Nếu đã từng học tiếng Anh tại trường, có thể các bạn đã từng được học cách nói giọng Anh. Một điểm độc đáo của tiếng Anh ở nước Anh đó là cứ mỗi vùng miền lại một kiểu giọng khác nhau dù lãnh thổ của nước Anh không quá lớn. Đây cũng là một niềm tự hào của người Anh.

Người Anh ở các tầng lớp khác nhau cũng có kiểu giọng khác nhau. Ví dụ như qua clip vừa rồi, Adele nói bằng giọng cockney đặc sệt. Đây là loại giọng của tầng lớp lao động ở Luân Đôn. Các bạn có nghe được điểm khác biệt giữa giọng của cô ấy và giọng của James Corden không? Giọng của James thiên về kiểu giọng căn bản của người Anh hơn.

 

3. Giọng Scotland

Xem cuộc phỏng vấn giữa Ewan McGregor và một phóng viên người Mỹ để nghe thử giọng Scottish khác biệt như thế nào nhé

Ở Scotland, người dân địa phương có rất nhiều kiểu giọng. Qua clip bên trên, các bạn sẽ nghe Ewan McGregor nói tiếng Anh như thế nào. Dù nghe rất giống với kiểu giọng của người Anh, tiếng Anh của người Scotland lại nhấn rất rõ ràng vào các âm “r” cuối mỗi từ.

 

4. Giọng Canada

Xem Trudeau phản ứng trước trào lưu ảnh chế của chính mình trên mạng.

Chúng ta có thể phân biệt qua các âm nguyên âm, ví dụ như từ “sorry”. Người Canada sẽ đọc thành “sore-y” trong khi người Mỹ đọc như “sah-rey”. Âm “ou” cũng thường có điểm khác biệt ví dụ như trong từ “house”, người Canada đọc là “hoo-se”, còn người Mỹ đọc là “how-se”.

 

5. Giọng xứ Wales (Welsh)

Xứ Wales là một quốc gia nhỏ nhưng lại có rất nhiều kiểu giọng bắt nguồn từ giọng Anh. Tiếng Anh của người Wales bị ảnh hưởng kha khá bởi tiếng Welsh bản địa, sử dụng từ mượn để hình thành nên tiếng Anh địa phương.

 

6. Giọng Úc

Trong clip này, diễn viên người Úc nổi tiếng Nicole Kidman đã có một buổi trò truyện thú vị với người dẫn chương trình nổi tiếng không kém tại Mỹ, Ellen Degeneres.

Tiếng Anh của người Úc khá giống với tiếng Anh của người Anh, nhất là ở âm “r” (những từ kết thúc bằng “r” sẽ được đọc như “h”). Khác biệt chính của hai ngôn ngữ này đó là những âm nguyên âm và nhịp điệp của mỗi ngôn ngữ.

Tiếng Anh của người Úc rất chuẩn – tức là dù nói chuyện với người miền nào ở Úc thì các bạn cũng sẽ thấy ngữ điệu của họ gần như giống nhau hoàn toàn, bất kể mỗi nơi cách nhau cỡ 4 nghìn dặm như từ Perth tới Sydney.

 

7. Giọng New Zealand

Cùng nghe Cựu tổng thống Obama và Thủ tướng New Zealand Jogn Key phát biểu trong buổi họp báo để thấy sự khác biệt.

Bạn sẽ để ý nhiều người New Zealand khi nói thường lên giọng, nghe gần như họ đang đặt câu hỏi vậy. Đây không phải là một quy tắc trong tiếng Anh của người New Zealand, nhưng lại là một điểm khác biệt rõ rệt có thể nhận ra ngay được.

 

8. Giọng Nam Phi

Bạn có nghe được  giọng Nam Phi của Trevor Noah không?

Cũng giống như các biến thể khác của tiếng Anh, giọng Nam Phi cũng không nhấn vào âm “r”. Tuy vậy, một số âm nguyên âm cũng có sự khác biệt.

 

9. Giọng Ái Nhĩ Lan (Irish)

Khác với giọng Scotland có xu hướng sử dụng rất nhiều từ mượn của tiếng Scot, người Ái Nhĩ Lan khi nói tiếng Anh sử dụng rất nhiều từ gốc Gaelic. Ngoài sự khác biệt về các phát âm, người Ái Nhĩ Lan thường sử dụng các cấu trúc câu độc đáo. Điều đó tạo nên dấu ấn khác biệt. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.