Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cùng có GPA như nhau mà có người đạt 80% học bổng có người lại không được đồng nào không? Câu hỏi đặt ra là với đợt tuyển sinh cả ngàn đơn đăng ký từ khắp thế giới, làm sao để hồ sơ của bạn stand out from the crowd? Câu trả lời chỉ có một từ thôi: Personal Statement (PS)
Nội dung bài viết
Nên viết gì trong Personal Statement?
Sai lầm lớn nhất mà rất nhiều sinh viên mắc phải là viết PS như một dạng tóm tắt của Resume (Hồ sơ cá nhân). Đồng ý là cả hai đều có rất nhiều điểm chung. Đó là đều giúp bạn chứng tỏ khả năng cạnh tranh vượt trội so với các ứng viên khác. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không ai “tắm hai lần trên một dòng sông”. Những gì thể hiện trong Resume chỉ nên nằm lại trong Resume. Với PS hãy tập trung vào hướng thể hiện điểm mạnh của bản thân. Rằng bạn đã làm được những gì? Gặt hái được những gì trong thời gian học trong nước. Rằng những kiến thức đó sẽ giúp bạn những gì khi đi du học Anh?
Tiếp theo, hãy thể hiện cho trường thấy tâm huyết và lòng nhiệt thành của bạn. Hãy đảm bảo rằng bản thân đã trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan và đặc biệt là khóa học mà bạn sẽ đăng ký. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” luôn là good move trong trường hợp này.
Cuối cùng, last but not least, Personal Statement của bạn cần được trình bày một cách thật chuyên nghiệp, ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin chi tiết. Chăm chút cẩn thận từ size đến font chữ sao cho nền nã là bạn đã giành được cảm tình bước đầu của ban tuyển sinh trường rồi đấy!
Viết Personal Statement đến đâu là đủ?
Một Personal Statement tiêu chuẩn giao động từ 400-600 từ với đơn đăng ký hệ Đại học và khoảng 1,500 từ với hệ sau Đại học. Tuy nhiên quy định về độ dài của PS có thể thay đổi tùy từng trường. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc kỹ những quy định này trước khi bắt tay vào viết. Không còn gì tệ hơn là một bài viết đầu thừa đuôi thiếu đúng không nào?
5 Gạch đầu dòng cho nội dung Personal statement
- Nói rõ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn ở ngay đầu bài viết
- Trình bày khoa học và “chân thực” về lý do vì sao bạn theo đuổi lĩnh vực học này
- “Nói là phải làm” đừng quên nói về những kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu của bạn
- Lý do chọn trường? Câu hỏi muôn đời cần trả lời trong thư đăng ký
- Học là để làm – hãy thể hiện rõ cách bạn sẽ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tiễn
Tóm lại với Personal statement checklist
Sau một tràng dài thì đây là những tiêu chuẩn cần có khi viết Personal Statement
- Font chữ sử dụng: Arial hoặc Times New Roman
- Size chữ: 11 hoặc 12
- Bố cục từ 4-5 đoạn nhỏ
- Lý do mà bạn chọn trường
- Nếu cảm thấy có vấn đề không tốt – hãy loại bỏ nó ra khỏi nội dung của PS, đừng tham lam mà chuốc khổ vào thân
- Personal Statement không phải phiên bản ngắn gọn của Resume. Đừng duplicate
- Cuối cùng, nguyên tắc 1 trang A4 – trừ khi trường có yêu cầu riêng về độ dài bài PS, nếu không thì đây chính là độ dài hoàn hảo cho một Personal Statement mà bạn cần nhắm tới.