Lỗi phát âm sai là 1 trong những sai lầm phổ biến nhưng cũng nghiêm trọng nhất khi học tiếng anh nói chung và đặc biệt là khi học IELTS, hệ thống kiểm tra tiếng anh yêu cầu kiến thức chuẩn mực ở mức độ “Academic”. Vậy  EFA Việt Nam sẽ giúp các bạn tìm hiểu về “lỗi lầm to lớn” này nhé.

[Phần 1: Sự ảnh hưởng của tiếng Việt]

Trước khi đi vào chi tiết, EFA sẽ chỉ ra trước là con số 90% này mình đưa ra là rất rất có cơ sở, dựa trên kinh nghiệm từng học IELTS thời đại học và dạy học của giảng viên và học viên EFA. 

Bài viết này sẽ không thực sự phù hợp với những bạn chỉ cần học để giao tiếp được, chỉ cần học tiếng Anh để ra Hồ Gươm có thể “Chém gió-Cut the wind” với Tây ba-lô là sẽ siêu liền. Mà bài viết này dành cho những bạn thực sự muốn có sự hoàn hảo cho phát âm của mình, để phục vụ cho những bài thi mang tính học thuật và chuẩn mực cao như IELTS.

Thật vậy! Pronunciation chiếm điểm rất lớn trong bài thi nói của những kỳ thi tiếng Anh chuẩn quốc tế, như IELTS (chiếm 25%). Pronunciation hoàn hảo cũng mang lại ấn tượng đầu tiên cực kỳ quan trọng khi bạn có những buổi giao tiếp như phỏng vấn, thuyết trình bằng tiếng Anh.

Cái khó nhất bạn phải vượt qua để học phát âm chính là sự ảnh hưởng của tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Trong phần dưới đây của bài viết, EFA sẽ chỉ ra tại sao tiếng Việt lại ảnh hưởng tới khả năng phát âm tiếng Anh của các bạn.

Sự khác biệt rõ rệt trong bảng chữ cái Tiếng Anh – Tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Anh có những âm khác hẳn tiếng Việt, và người Việt thì lại có xu hướng dùng âm sẵn có trong bảng chữ cái tiếng Việt để đọc.

Đây là 1 số lỗi phát âm kinh điển theo kinh nghiệm của Ad:

Giả dụ  như chữ ‘tree’. Mình đã từng nghe tới rất nhiều bạn sinh viên đọc chữ này thành ‘tri’ với chữ ‘trờ nặng’ của tiếng Việt. Mà thật ra chữ này là ‘t’ và ‘r’, hai âm đọc liên tiếp nhau, trong tiếng Anh.

Hoặc chữ ‘thing’. Mình cũng đã nghe hàng trăm bạn đọc thành ‘thinh’ với chữ ‘thờ’ của tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Anh, đây là một âm khác với lưỡi đặt ra ngoài răng, ký hiệu là ‘θ’.

KẾT LUẬN 1: Các bạn phải phân biệt được tất cả những âm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Cái này phải học thông qua video và sách phát âm chuẩn của người bản ngữ mới hiệu quả được nha 😛
Nhớ là “Chuẩn ngay từ đầu, nếu không đã sai thì rất khó sửa”. Giang sơn dễ đổi, giọng nói khó dời đó =)). Giống như các bé Minion phát âm sai “I swear thành I underwear” đó :3

Tính đa âm trong từ vựng Tiếng Anh

Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết, còn tiếng Anh là tiếng đa âm tiết. Cũng bởi việc này mà chúng ta không bao giờ có thói quen đọc trọng âm khi bắt đầu học phát âm. Và ngay cả khi chúng ta biết là ‘phải đọc trọng âm đấy’, chúng ta cũng thường quên khi vào giao tiếp cụ thể.

Hơn thế nữa, đặc biệt là với các bạn không học phát âm từ đầu khi mới học tiếng Anh, thì nhiều khả năng là có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn từ bạn đã nhầm phát âm từ khi mới học. Các bạn thử đọc những chữ rất cơ bản này xem sao nhé: police, necessary, management. Sau đó hãy tra từ điển xem có ai bị ngớ người không =))

KẾT LUẬN 2: Chỉ biết trọng âm thôi là không đủ, mà bạn phải có phương pháp tập luyện để nhớ thật sâu và luôn bật ra được trong âm khi nói. Và quan trọng hơn, các bạn phải rà soát lại toàn bộ hệ thống từ vựng của mình từ trước tới nay xem trọng âm mình có nhớ đúng không. Vốn từ có 100 từ thì xem lại 100, 1000 thì xem 1000!

Vấn đề phụ âm ở cuối từ (final consonants)

Câu chuyện muôn thuở đúng không? Mà rất nhiều người đã nhắc tới, nhưng vì nó hiển nhiên quá nên mình cũng phải nhắc tới. Nhiều học sinh của mình, ngay cả học sinh lớp Advanced 7.0+ IELTS của mình cũng mắc phải lỗi này.

Điều này có lẽ do trong tiếng Việt, chúng ta không bao giờ có những phụ âm đó ở cuối từ (s, z), và nếu có thì chúng ta cũng chả bao giờ bật hơi (t, k). Nên nhiều khi chúng ta mắc lỗi mà tự chúng ta cả bao giờ nhận ra.

Đáng buồn hơn, phần lớn những lỗi final consonant các bạn mắc lại rơi vào những phụ âm đơn giản, dễ đọc nhất (s, z, t, d), chứ chưa nói gì tới những clusters khó đọc hơn như -ts, -sts, -kt, -kts.

KẾT LUẬN 3: Các bạn luyện nói, luyện phát âm, thì luôn cần có một người đồng hành, là người sẵn sàng nghe các bạn mắc lỗi sai. Người đó phải có cái tai thật “thính” để nhận ra mỗi khi bạn mắc lỗi, và cũng phải thật nghiêm khắc để bắt bạn nói lại bằng được để bạn từ từ sửa.

TIN VUI là dù có thầy cô chỉ thì vẫn là tốt nhất, các bạn có thể tự đóng vai “người khó tính” của mình, với một phần mềm thu thanh và playback bất kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.