Tết Nguyên đán là thời gian quan trọng nhất trong năm của các quốc gia Châu Á. Văn hóa Tết âm lịch tại mỗi quốc gia đều có nét đặc trưng riêng. Tuy phong tục năm mới mỗi nước một khác, song đều cầu mong bình an, hạnh phúc và may mắn. Hãy cùng EFA Vietnam chu du vòng quanh các nước Châu Á để khám phá văn hóa Tết âm lịch của người dân nơi đây nhé.

1.Trung Quốc

Tết Trung hoa bắt đầu từ 8-12 đến hết ngày 15-1 âm lịch. Người dân đoàn tụ với gia đình, quây quần làm những món ăn ngon để dâng cúng tổ tiên. Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi để lấy may. Ta sẽ thấy những cành đào nở rộ hoa được cắm trong nhà vì đào được cho là tượng trưng cho tài lộc.

Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật. Phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo khá phổ biến. Điều này cũng khiến cho không khí Tết nơi đây thật náo nhiệt và rộn rã. Người Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo bông. Sủi cảo là món ăn không thể không có trên mâm cỗ Tết người Trung Hoa.

2.Hàn Quốc

Tết âm lịch của người Hàn Quốc rơi vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch. Ta có thể thấy không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm âm. Buổi tối trước giao thừa, mọi người tắm nước nóng để tẩy trần. Những bộ mặc hanbok sang trọng là điểm nhấn trong văn hóa Tết âm lịch. Sau nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con cháu sẽ vái lạy người lớn tuổi trong nhà. Chúng sẽ nhận được tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon.

Trong 3 ngày Tết, họ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa Tết âm lịch như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết là món canh bánh gạo độc đáo Tteoguk (nghĩa là “ăn một năm mới”) ăn kèm với kim chi.

3.Singapore

Tết Âm lịch ở Singapore diễn ra cùng thời gian với Việt Nam. Tết Singapore gồm lễ hội mùa xuân lớn, lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Các màn biểu diễn múa sư tử và múa rồng rất đặc sắc diễn ra khắp các đường phố. Trong năm mới, trẻ con đi chúc Tết ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cũng là “ngày phong bao” của chúng. Chúng sẽ được nhận các phong bao tiền mừng tuổi của bề trên. Ngoài những bao lì xì, những quả quýt chín mọng, tượng trưng cho sự may mắn, cũng khá phổ biến. Bánh rán làm bằng bột nếp và đường đỏ là một phần quan trọng trong văn hóa Tết âm lịch người Singapore.

4. Nhật bản

Trong dịp Tết ở Nhật Bản, hầu hết cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Tết là dịp đoàn tụ gia đình và thăm hỏi bạn bè, họ hàng. Trong đêm giao thừa, các đền chùa thường rung chuông 108 lần để xoa đuổi tà ma và xui xéo. Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Tết âm lịch ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần. Người Nhật thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn.

Vào những ngày này, khắp nơi vang lên tiếng chày giã bột gạo làm bánh gạo mochi. Theo truyền thống, các cô gái ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.

5. Thái Lan

Tết của người Thái Lan được diễn ra từ ngày 13-15/4 hàng năm, được gọi là Songkran. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Họ dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ, té nước lên nhau, càng được té nhiều nước càng may mắn. Người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc.

Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee – ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già, tổ tiên và rắc nước thiêng. Songkran là Tết mọi người nghĩ tới người đã khuất nên những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên phải  được chuẩn bị xong xuôi rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích.

6. Việt Nam

Tết Âm lịch tại Việt Nam còn được gọi là Tết Nguyên Đán. Việc sửa soạn Tết thường bắt đầu từ 23 tháng Chạp, Tết ông Công ông Táo. Giao thừa là thời khắc quan trọng. Theo tục lệ, các gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm lễ để cúng Giao thừa, một ở trong nhà và một ở ngoài trời. Mâm lễ cúng Giao thừa ở ngoài trời sẽ dành cho các vị thần còn mâm lễ ở trong nhà là để cúng bái tổ tiên. Văn hóa Tết âm lịch tục lệ du xuân, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, hái lộc và dựng cây nêu. Ngày dựng nêu là ngày ông Công, ông Táo (tức 23 tháng Chạp) và ngày hạ nêu là mùng 7 tết

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.