Bạn đang băn khoăn không biết phải làm gì để nâng điểm cho phần thi IELTS Listening? Bạn biết không, bạn hoàn toàn có thể đạt 8.0 IELTS Listening nếu bạn có cho mình những cách học hiệu quả đó.  Hãy cùng EFA Việt Nam khám phá ngay 10 tips tăng band điểm Listening ngay nhé!

 

 

Nắm chắc format của IELTS Listening:

Khi bắt tay vào ôn thi Listening, trước hết, các bạn cần hiểu rõ được cấu trúc của bài thi. Thông thường, một bài thi IELTS Listening gồm 4 đoạn hội thoại, tương ứng với 4 section với độ khó tăng dần, cụ thể là: 

Section 1: hội thoại thường ngày. Nghe ngày, tháng, tên, số điện thoại, địa điểm, v.v..

Section 2: 1 người hướng dẫn nói. Nghe địa điểm, hoạt động, v.v..

Section 3: hội thoại nhiều người, tiếng anh học thuật hơn.

Section 4: lecture của giáo sư hay chuyên gia, phần khó nhất.

 

Ngoài ra, IELTS Listening còn có các dạng bài như sau: 

Form completion: điền đơn

Note completion: điền ghi chú

Summary completion: điền tóm tắt

Multiple choice: trắc nghiệm

Diagram labelling: điền nhãn cho biểu đồ

Map labelling: điền bản đồ

Table completion: hoàn thành bảng biểu

Form chart: biểu đồ khuôn

 

Tận dụng thời gian hợp lý:

Đây là một bí kíp ưu tiên hàng đầu các bạn cần chú ý. Trong phần thi này, sau mỗi Section, băng sẽ dành ra 1 phút để kiểm tra lại câu trả lời của mình. Tuy nhiên, các bạn nên đọc tiếp các câu hỏi của Section tiếp theo luôn để lưu ý các thông tin quan trọng; chỉ đánh dấu nhanh những câu còn phân vân để xem lại trong 10 phút cuối khi chuyển câu trả lời vào Answer Sheet. Ngoài ra, khi các bạn đã làm xong câu cuối cùng của Section 4 mà băng vẫn còn chạy, hãy dừng nghe ngay lập tức và check lại toàn bộ những câu trả lời chưa chắc chắn ở các Section trước.

 

Đoán chủ đề bài nghe:

Đây là cách có thể dùng được trong cả IELTS Reading. Với cách này, bộ não và các giác quan của bạn sẽ hình dung ra những hình ảnh, âm thanh, trường từ vựng liên quan đến chủ đề của bài. Từ đó, bạn sẽ có được phản xạ nhanh hơn khi nghe.

 

Đoán câu trả lời:

Các bạn có thể dựa vào các dữ kiện đã cho của câu hỏi để đoán ý, đoán dạng từ (Ví dụ: danh từ, động từ, tính từ; chữ, số,…)

 

Chú ý đến trật tự câu hỏi:

Bạn cần đặc biệt để ý đến tips này khi làm các dạng bài table, map, biểu đồ… Bởi có thể các câu hỏi đưa ra sẽ có thứ tự sắp xếp khác với thông thường. Điều này sẽ dễ khiến cho bạn bị trôi mất thông tin, nó khiến bạn bị bối rối, dẫn đến làm sai cả section hay đôi khi là bỏ lỡ toàn bộ thông tin của section đó. 

 

Chú ý những chỗ trống gần nhau:

Đôi khi bạn sẽ gặp dạng bài có 2 chỗ trống cần điền trong cùng một câu. Để có được đáp án chính xác, bạn cần tập trung vào cả 2 chỗ trống vì chúng thường liên quan đến nhau. Không nên tập trung vào từng câu một, bởi như vậy, bạn sẽ rất dễ bị bỏ lỡ thông tin.

 

Bỏ qua những câu đã lỡ:

Nếu như bạn lỡ bỏ qua một câu hỏi thì hãy bắt kịp luôn sang câu mới thay vì cố nghĩ về câu trả lời đó. Bởi bạn có thể đoán được đáp án thông qua các câu trả lời ở phần sau. Mỗi điểm trong bài thi đều rất quan trọng, tuy nhiên, bạn không nên vì cố cứu một điểm mà “bỏ quên” cả section. 

 

Paraphrasing:

Trong bài thi IELTS Listening, không phải lúc nào đề cũng đưa ra câu hỏi giống hệt với đoạn hội thoại ta được nghe, vậy nên các bạn không thể đối chiếu để làm bài, mà phải nghe toàn bộ để hiểu được nội dung người ta nói.

 

Chính tả và ngữ pháp: 

Đây chính là 2 yếu tố bạn nên chú ý nhất khi chuyển câu trả lời vào Answer Sheet. Có nhiều lỗi phổ biến như thiếu “s”, thêm “s” sau chủ ngữ số ít, những danh từ lúc nào cũng là số nhiều (pants, glasses, clothes, goods,…) lỗi chính tả như nhân đôi chữ cuối khi thêm “ing”, “ed” (beginning, stopping, spotted,…) 

 

Cẩn thận với các “bẫy”: 

Bài thi Listening có khá nhiều “bẫy” nhằm phân loại thí sinh. Ví dụ, người ta sẽ nói những đáp án “nhiễu” trước, sau đó họ sẽ sửa và trả lời đúng lại. Một số dấu hiệu nhận biết “bẫy” là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no”,… 

 

Cuối cùng là, phải luôn luôn luyện tập:

Để nâng band điểm IELTS Listening, hay các kỹ năng còn lại, bạn cần dành thật nhiều thời gian để luyện tập và tự rút ra điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm cho bản thân. Hãy làm thật nhiều bài nghe listening để biết mình hay sai những lỗi nào, phần nào mình còn chưa nghe được,… Hơn nữa, ôn luyện không chỉ giúp ta dần có được kỹ năng thành thạo, nó còn khiến ta thấy tự tin, may mắn nhiều hơn đó. 

 

Listening chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng không có nghĩa là các bạn không vượt qua được nó. Cuộc hành trình này không có đường tắt nào cả, bạn càng cố gắng, kiên trì bao nhiêu thì con đường đến với target càng ngắn bấy nhiêu thôi đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.