Bạn có biết: “Du học sinh Úc làm gì vào thời gian rảnh rỗi?”. Ở Úc, có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được các bạn du học sinh lựa chọn tham gia, để cải thiện và nâng cao những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Nhiều bạn sinh viên, ngoài thời gian học tập ở trường, quyết định đi làm thêm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Du học Úc – mơ ước của học sinh Việt

Nhờ việc tiếp xúc, giao tiếp hằng ngày, các bạn có cơ hội nâng cao vốn tiếng Anh và học tập được kỷ luật lao động, văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Tuy vậy, để đảm bảo lợi ích cho bản thân, bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết cho mình khi tìm việc làm.

1. Thời gian làm việc

Tại Úc, chính phủ quy định, du học sinh trên 18 tuổi được phép làm việc tối đa 40 tiếng/2 tuần trong thời gian học và 40 tiếng/tuần vào kỳ nghỉ. Lương làm thêm của du học sinh ở Úc được quy định từ 14-20AUD/giờ. Để an toàn nhất và để cân đổi giữa thời gian đi làm và học tập cũng như đảm bảo sức khỏe thì bạn nên đi làm theo số giờ đúng với quy định của chính phủ Úc.

Thời gian làm việc của du học sinh được quy định bởi pháp luật

Bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA) khi muốn đi làm thêm. Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number). Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.

2. Phân biệt Casual-Job và Part-time Job

Casual-Job: Một số bạn sinh viên lựa chọn các công việc như bồi bàn, phụ bếp tại các nhà hàng châu Á mà không được công khai. Tức là, những nơi này tuyển nhân viên theo dạng làm chui, trả bằng tiền mặt và thường không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc dạng này bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. 

Part-time Job: Những công việc làm thêm chính thức, cho phép người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định.

3. Những công việc làm thêm tại Úc

a. Những công việc thông thường

Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên. 

Các bạn có khả năng giao tiếp Tiếng Anh có thể xin làm tại những tiệm bán hồng trà, tiệm thức ăn nhanh (Mc Donalds), tiệm Starbucks xin làm phục vụ. Thậm chí bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ đêm hay quán bar, café xin làm bartender.

Các quán Cafe là lựa chọn hàng đầu khi tìm việc làm

Một số bạn chưa tự tin giao tiếp, thì vẫn hãy cố gắng thử sức nhé, bởi qua thời gian các bạn cũng sẽ mang về kha khá kỹ năng cần thiết cũng như cải thiện đáng kể vốn tiếng Anh của mình đấy.

b. Những công việc lý tưởng

Bên cạnh đó, những việc làm thêm trong khu học xá cũng được liệt vào hàng những việc làm đáng mơ ước. Bởi vì, khi đó bạn sẽ được đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như việc trợ giảng (university tutor) hay làm quản thư trong thư viện trường (university librarian).

4. Tìm việc ở đâu?

Điều đầu tiên, ngay khi đặt chân đến trường, hãy đến Trung tâm hỗ trợ việc làm của trường Đại học. Đa phần các bạn sinh viên thực sự đánh giá thấp khả năng hỗ trợ của những nơi này. Dĩ nhiên là sự thật thì cũng rất khó kiếm việc làm thêm thông qua các trung tâm này nhưng họ sẽ tìm rất nhiều cách để giúp đỡ bạn. Nước Úc là nơi “muốn được giúp thì mở mồm ra mà hỏi”, họ có thể tư vấn xem bạn nên kiếm việc ở đâu, viết CV như thế nào,v.v…

Tiếp theo hãy chú ý đặc biệt đến các buổi Hội thảo (Seminar) được tổ chức bởi Trung tâm hỗ trợ việc làm, có thể có những buổi hội thảo liên kết với các công ty tuyển dụng của Úc để tìm nhân viên bán thời gian. 

Còn một cách khác đó là hãy nộp CV tại các nhà hát, rạp hát hoặc trung tâm giải trí hoặc hỏi trực tiếp các supervisor tại đó. Hãy chú ý nộp cho các supervisor vì có thể họ thuộc về các công ty thầu lại các công việc tại nhà hát. Những nơi này thường xuyên cần lượng nhân viên rất lớn cho các công việc bán thời gian quản lý người ra vào và dọn dẹp sau các buổi diễn. 

Cuối cùng là hãy nhờ giới thiệu của bạn bè hoặc người thân và lắng nghe những chia sẻ từ những người đã có kinh nghiệm nhé!

5. Một số lưu ý và kinh nghiệm khi làm thêm ngoài giờ

Đã đi du học và muốn làm thêm, hãy lựa chọn những công việc cho người bản xứ mặc dù khó khăn lúc đầu. Bởi đi du học, một trong những điều đáng lưu ý là nâng cao ngoại ngữ, nhưng không phải là quá khó khăn. Chỉ cần biết rõ điểm mạnh của mình và thể hiện sự quyết tâm thì họ chấp nhận. Nên tự tin xin gặp các ông chủ nói tiếng Anh, đừng ngại, đừng sợ và xem như một hoạt động học hỏi, không có gì xấu hổ cả.

Tất nhiên, không phải ông bà chủ người Việt nào bên ấy cũng xấu, cũng bóc lột. Nên không phải chủ “Tây” nào cũng tốt. Vấn đề ở đây là các bạn du học sinh Việt cần phải tỉnh táo, ưu tiên làm việc cho những nơi nói tiếng Anh, hợp với mình, sàng lọc kỹ càng trước khi quyết định.

6. Những lời từ EFA Việt Nam

Lợi ích đầu tiên của việc đi làm thêm đó là kiếm thêm thu nhập nhất định. Thứ hai là cải thiện kỹ năng giao tiếp với người bản xứ, và người tứ xứ từ đó hiểu được nền văn hóa, và cách suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian đi làm thêm mà không cân đối được giữa việc học và đi làm thì không những kết quả học tập sa sút mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Thế nên tốt nhất các bạn sinh viên chỉ nên làm việc theo đúng quy định của chính phủ, không nên tính đến việc làm chui, làm quá giờ.

Hãy đến với EFA Việt Nam để các chuyên gia tư vấn giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn du học tới nước Úc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.