18 tuổi bị đời vùi dập cho một nhát đau điếng “Trượt đại học”. Hành trình vượt qua cái mác “trượt đại học” của tớ không phải là con đường được trải thảm hoa để một sáng thức dậy đời bạn sẽ “lên tiên” rẽ sang trang khác. Đây là một câu chuyện thực từ chính tớ, từ những giây phút bế tắc không biết đi đâu về đâu, đến những ngày tháng chuẩn bị miệt mài hành trang sang một đất nước khác. Quyết định rời Việt Nam đi du học Anh là một quyết định lớn đòi hỏi phải có một kế hoạch chắc chắn cụ thể. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc và tìm ra hướng đi tương lai đúng đắn cho bản thân mình!
Nội dung bài viết
Khi tớ trượt Đại học
Tốt nghiệp cấp 3 với tấm bằng loại ưu, điểm trung bình không môn nào dưới 8.5. Tớ là niềm tự hào lớn trong mắt bố mẹ. Đầu tư thời gian, công sức nhiều là thế, nền tảng vững chắc đến thế, tự tin như thế. Ngay đến cả giờ phút này nghĩ lại vẫn thấy nếu hồi ấy có ai dám bảo tớ sẽ trượt đại học, tớ sẽ xông phi, một sống hai chết với họ. Làm sao một đứa như tớ lại có thể trượt. “Không đời nào! Chuyện này không thể nào xảy ra được” là những gì tớ thốt ra khi nhận thông báo điểm thi Đại học. Mọi thứ sụp đổ hết. Thất vọng buồn bã, mọi kế hoạch tan vỡ… bạn hiểu tớ đang nói gì đúng không? Tớ rơi vào trạng thái trầm và không biết phải làm gì. Mỗi khi nghe tin bạn bè báo điểm hay nhận thư gọi từ trường, lòng tớ lại càng nặng trĩu . Mất khoảng hai tuần như thế tớ mới dám đối diện với sự thật rằng: tớ trượt đại hoc.
Vượt qua cái mác “trượt đại học” như thế nào?
Tìm ra cách giải tỏa tâm lý ở thời điểm này là rất quan trọng. Trốn tránh hay “đóng cửa” mọi mối quan hệ bạn bè, gia đình chỉ khiến tâm trạng bạn càng tồi tệ hơn mà thôi. Bản thân tớ thời gian đầu cũng từng sợ hãi và “ngại” nói ra nỗi lo lắng của bản thân mình vì tự trọng, vì xấu hổ… Tớ may mắn được có những người bạn, những người anh chị từng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Hơn lúc nào hết, tớ nhận ra rằng mình cần biết bao những sự đồng cảm, những kinh nghiệm vươn lên từ đàn anh đi trước. Bởi dù sao ngã cũng đã ngã rồi, tớ không thể cứ ngồi đấy “ăn vạ” được. Tớ tự cho bản thân buồn bã vài hôm rồi tự mình đứng dậy, phủi gối và lập cho mình một kế hoạch mới. “Thua keo này, ta bày keo khác” tớ tìm hiểu các lựa chọn khác cho bản thân: Đăng ký thi lại, tham gia lớp học nghề hoặc đi du học. Thật kỳ lạ là càng tìm hiểu, tớ càng nhận ra rằng ngoài lựa chọn học Đại học tại Việt Nam thực ra có rất nhiều option hay ho khác mà bản thân chưa từng nghĩ đến. Nhờ sự giúp đỡ từ một người bạn từng du học Anh, tớ có cơ hội được biết nhiều hơn về nền giáo dục Anh Quốc để rồi nhận ra rằng du học Anh chính là lựa chọn hoàn hảo nhất, mở ra cho tớ một cánh cổng mới tươi sáng hơn.
1. Vì sao chọn du học Anh mà không phải là tiếp tục thi một trường đại học ở Việt Nam?
Thứ nhất, tớ muốn làm rõ là tớ không hề có kì thị với nền giáo dục ở Việt Nam. Bằng chứng là tớ luôn biết ơn các thầy cô giáo đã giúp tớ có nền tảng như ngày hôm nay. Những kiến thức ấy chính là hành trang giúp ích tớ rất nhiều khi du học Anh sau này.
Thứ hai, việc lựa chọn đi du học Anh đối với tớ, là kết quả của một quá trình so sánh những gì được mất giữa việc học trong nước và ra nước ngoài.
2 lý do chính khiến tớ chọn du học Anh bởi:
Du học Anh là cánh cửa hiện thực hóa giấc mơ : Không thể phủ nhận là ở đâu cũng có trường nọ trường kia. Tuy nhiên sẽ thật khập khiễng nếu đem so sánh 2 nền giáo dục của hai đất nước có mức phát triển quá chênh lệch. Ước mơ du học Anh của tớ tới từ việc tìm kiếm được một vị trí tại các tập đoàn quốc tế. Tớ thấy bản thân khó có thể đứng ngang hàng với các bạn quốc tế bởi rào cản ngôn ngữ, phong cách làm việc, background… Việc đầu tư thời gian thi lại hay “đánh liều” nộp đại vào một trường nào đó tại Việt Nam sẽ là một thảm họa nếu bạn phải học một ngành mình không đam mê hoặc tệ hơn là “tái trượt”. Học nghề ở Việt Nam tuy có ưu điểm là thời gian ngắn, song rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng từ các tập đoàn lớn. Du học Anh, không chỉ cho tớ nền tảng kiến thức chất lượng hàng đầu châu Âu, một tấm bằng chuẩn quốc tế, một background ngôn ngữ tốt, cơ hội thực tập tại những tập đoàn đa quốc gia, 4 năm sống và làm việc tại một trong những kinh đô tài chính thông thương thế giới.
Trải nghiệm tuổi trẻ khi du học Anh chỉ có một lần trên đời: Những năm tháng tuổi trẻ được sống hết mình, nói một thứ ngôn ngữ mới, quen những con người mới, học những thứ mới. Tớ từng biết có rất nhiều người nuôi giấc mộng du học Anh để rồi phải từ bỏ bởi cứ lần nữa. Tại sao phải lãng phí thời gian khi mà tớ có thể làm điều đó ngay hôm nay, ngay bây giờ. Nói đến đây có bạn sẽ cho rằng :” Ở Việt Nam cũng có các trường Đại học quốc tế vì sao không học?” Lý do bởi mức học phí không hề nhỏ tại các trường đại học quốc tế ở Việt Nam hoàn toàn có thể đủ để chi trả cho 3 năm du học Anh của tớ. Không những thế, du học Anh còn mở ra cơ hội để tớ có thể gặp gỡ với bạn bè năm châu, bước chân khám phá những vùng đất mới như xứ Wales, Iceland, trải nghiệm một cuộc sống du học sinh tự lập – những điều mà tớ sẽ không thể thực hiện nếu chọn học ở Việt Nam.Vậy hà cớ gì mà không gật đầu cho một đề nghị du học Anh?
2. Hiện thực hóa giấc mơ du học Anh: Bạn luôn có thể nhờ giúp đỡ
Hành trình du học Anh đã giúp tớ gặp cô Hạnh – giảng viên Đại học Ngoại thương và là giám đốc học thuật của EFA Việt Nam. Tớ đã rất ấn tượng với kinh nghiệm 20 năm tư vấn du học của cô. Chỉ cần liếc qua một lần cô có thể cho tớ biết hồ sơ tớ thiếu gì, tớ chuẩn bị ra sao. Quan trọng hơn, không giống như các trung tâm khác, cô không hề “bắt” tớ lựa chọn những trường đại học “fancy” mà đã lắng nghe nguyện vọng cũng như định hướng nghề nghiệp của mình để tư vấn cho tớ trường nào phù hợp nhất với điều kiện gia đình. Đúng chuẩn “ngon-bổ-rẻ” như tớ mong muốn. Du học Anh với tớ không còn xa vời nữa!
3. Tớ ngày hôm nay – sinh viên du học Anh ngành Business tại Middlesex University
Quyết định đi du học Anh là một trong những quyết định lớn đúng đắn và quan trọng nhất trong cuộc đời tớ (tính đến giờ phút này). Giờ đây, ngồi viết những dòng này khi tớ vừa hoàn thành năm nhất đại học khoa Business tại Middlesex University, tớ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cuộc sống du học Anh, bỡ ngỡ ngày nào giờ đã thành thói quen. Trên tất cả, tớ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Trượt Đại học năm ấy có thể là một thất bại song bằng một cách nào đó, nó đã dẫn tớ tới con đường như hiện tại, một tương lai sáng rạn hơn trước rất rất nhiều.
Hy vọng bài viết Du học Anh: Khi bạn trượt Đại học ở Việt Nam này có thể phần nào giúp bạn giải tỏa tâm lý, tìm được cho mình một hướng đi riêng vươn lên sau thất bại. Mình đã làm được và chắc chắn các bàn đều có thể! Du học Anh chỉ là một trong những lựa chọn, bạn luôn có thể tham khảo thêm rất nhiều các option khác phù hợp với bản thân mình. Dù bạn quyết định như thế nào, chúc bạn may mắn!