Với chất lượng đào tạo và học tập đứng đầu thế giới cùng nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, du học Anh luôn là ước mơ, điểm đến lý tưởng trong mắt hàng triệu sinh viên quốc tế. Hãy cùng EFA Việt Nam khám phá những điều thú vị về du học Anh để hiểu hơn chương trình giảng dạy, giúp du học sinh đạt kết quả học tập tốt và dễ dàng thích nghi với cuộc sống nơi xứ sở sương mù qua bài viết dưới đây nhé! 

Cẩm nang du học Anh

I. TỔNG QUAN VỀ DU HỌC ANH

1. Lý do lựa chọn du học Anh

  • Chất lượng đào tạo và học tập đứng đầu thế giới;
  • Các trường đại học tại Anh cung cấp các khóa học chuyên sâu về đa dạng ngành nghề cùng với chương trình thực tập hưởng lương hấp dẫn;
  • Quỹ học bổng lớn dành cho tất cả các bậc học (học bổng 50% – 100% dành cho các khóa học Pathway, học bổng 10% – 50% cho các khóa học Thạc sĩ, …);
  • Nguồn gốc của tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng như ngôn ngữ thứ 2 trên toàn thế giới. Việc học tập và làm việc tại nơi sinh ra tiếng Anh sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng hòa nhập, tiếp thu và phát triển toàn bộ kĩ năng tiếng Anh của bạn;
  • Nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với tấm bằng tốt nghiệp được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng;
  • Lộ trình học tập ngắn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn các quốc gia khác, ra trường sớm;
  • Môi trường đa văn hóa đến từ nhiều sinh viên ở các quốc gia khác nhau, các bạn học sinh sẽ được kết nối, học hỏi và giao lưu văn hóa, phát triển kiến thức và kĩ năng xã hội toàn diện;
  • Trải nghiệm khám phá và du lịch các nước Châu với chi phí tiết kiệm về giá vé, nơi ở và các dịch vụ giải trí.

Du học Anh

2. Các chương trình học tại Anh

a. Tiểu học (6 năm) – chương trình bắt đầu từ 5 tuổi và kết thúc khi học sinh 11 tuổi.

b. Trung học (5 năm) – chương trình bắt đầu từ 11 tuổi và kết thúc lúc học sinh 16 tuổi. Tại lứa tuổi 14 – 16, các học sinh sẽ thi tốt nghiệp các môn ở trung học và đạt chứng chỉ tốt nghiệp trung học GCSE (General Certificate of Secondary Education).

c. Dự bị Đại học

Chương trình A-level

(Chứng chỉ A-level)

International Baccalaureate

(Tú tài Quốc tế IB)

Foundation (Fd)

(Dự bị đại học)

International Year 1 (IY1)

(Dự bị kết hợp năm nhất)

Thời gian 2 năm 2 năm Dao động từ 4 – 18 tháng (tùy thuộc vào trình độ IELTS của học sinh). Một khóa học tiêu chuẩn thường kéo dài 1 năm Dao động từ 4 – 18 tháng (tùy thuộc vào trình độ IELTS của học sinh). Một khóa học tiêu chuẩn thường kéo dài 1 năm
Đặc điểm Là năm học 12 và 13 trước khi bước vào bậc Đại học – chương trình chính thống theo hệ thống giáo học tại Anh

Dành cho cả sinh viên Anh Quốc và quốc tế

Chương trình có thể thay thế cho chương trình A-level

Học sinh phải học ba môn ở mức độ chuyên sâu (Higher level), ba môn ở mức độ tiêu chuẩn (Standard level) và hoàn thành môn Lý thuyết về tri thức (Theory of Knowledge), viết một bài luận và tham gia khóa học Creativity, Action and Service

Chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế

Học sinh sẽ học bù 1 năm trước khi lên Đại học (hệ 12 tại Việt Nam so với hệ 13 năm của Anh)

Chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế

Học sinh sẽ học bù 1 năm trước khi lên Đại học (hệ 12 tại Việt Nam so với hệ 13 năm của Anh)

Lộ trình Chương trình A-level -> Năm nhất đại học Chương trình IB -> Năm nhất đại học Chương trình Dự bị đại học -> Năm nhất đại học Chương trình IY1 -> Năm 2 đại học
Yêu cầu Học xong lớp 10,11

Tuổi từ 15 trở lên IELTS UKVI tối thiểu từ 5.5, các kỹ năng trên 5.0 (Học sinh có thể làm bài test nội bộ của trường)

Điểm trung bình tối thiểu trên 8.0

Học xong lớp 10,11

Tuổi từ 15 trở lên IELTS UKVI tối thiểu từ 5.5, các kỹ năng trên 5.0 (Học sinh có thể làm bài test nội bộ của trường)

Điểm trung bình tối thiểu trên 8.0

Học xong lớp 11

17 tuổi trở lên

IELTS UKVI tối thiểu 4.5, các kỹ năng trên 4.0

Điểm trung bình trên 7.0

Học xong lớp 12

17 tuổi trở lên

IELTS UKVI tối thiểu 5.0, các kỹ năng trên 4.5

Điểm trung bình trên 7.5

d. Cử nhân: 

  • Đối tượng: Dành cho học sinh từ 18 tuổi trở lên;
  • Thời gian: Chương trình kéo dài 3 – 4 năm, 1 năm học sẽ chia làm 2 – 3 kì;
  • Yêu cầu: IELTS 6.0 và hoàn thành chương trình Dự bị đại học hoặc đạt điểm cao các môn thi chương trình “Chứng chỉ A-level”.

* Khóa học Top-up: Chương trình chuyển tiếp năm cuối, các bạn học sinh hoàn thành chương trình đại học năm ba tại Việt Nam hoặc các chương trình liên kết với các trường quốc tế sẽ nhận bằng đại học tại các trường tại Anh. Để tham gia chương trình này, sinh viên cần hoàn thành đủ số tín chỉ cần thiết trong ba năm học tại Việt Nam và các môn học phải liên quan và đáp ứng đầu vào trường đại học chuyển tiếp.

e. Sau đại học

Chương trình Thời gian Đặc điểm
Khóa học dự bị Thạc sĩ 1 học kỳ đến 1 năm học Khóa học dành cho học sinh chưa đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu cho bằng Thạc sĩ tại Anh
Chứng chỉ/ Bằng Diploma sau đại học (PG Cert/ Dip) 1 năm Là khóa học sau Đại học và thường không yêu cầu nghiên cứu. Các bằng cấp này được chấp nhận như bằng cấp chuyên nghiệp
Khóa Thạc sĩ lên lớp (MA, MSc, LLM, Med) 1 năm và chia làm 2 phần Học sinh hoàn thành một số môn học (tham gia bài giảng, viết luận và làm bài thi) và tự nghiên cứu để làm luận văn
Thạc sĩ nghiên cứu

(MRes, MPhil)

 

1 năm Học sinh không lên lớp nghe giảng, dành 1 năm để nghiên cứu và sẽ điểm sẽ dựa trên chất lượng của bài luận văn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) 1 – 2 năm Đây là bằng đại học phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất
Tiến sĩ (PhD) 3 – 4 năm Khóa học đào tạo theo hình thức mới cho học sinh cơ hội nghiên cứu liên ngành và sẽ nộp bài luận văn khoảng 100,000 từ

3. Các thành phố lớn và các trường đại học tại Anh

a. Scotland

Scotland có hai thành phố lớn Glasgow và thủ đô Edinburgh náo nhiệt. Thành phố nổi tiếng với truyền thống văn hóa đặc sắc và vẻ đẹp hoang sơ của những lâu đài cổ kính.

Các trường đại học:

  • University of St Andrews
  • University of Glasgow
  • University of Edinburgh
  • University of Strathclyde
  • University of Aberdeen
  • Heriot-Watt University
  • University of Dundee
  • University of Stirling
  • Edinburgh Napier University
  • Glasgow Caledonian University
  • Robert Gordon University
  • Queen Margaret University
  • Abertay University
  • University of the West of Scotland

b. Newcastle

Newcastle là thành phố nằm ở vùng Đông Bắc nước Anh, vô cùng sôi động và nổi tiếng là trung tâm văn hóa, kiến trúc và kinh doanh. Thành phố có hệ thống giao thông thuận tiện, đặc biệt là metro và bus, ga tàu nằm ngay trên trục chính Bắc – Nam, rất thuận tiện cho việc di chuyển. Chi phí sinh hoạt tại đây khá thấp, chỉ bằng một nửa so với ở London.

Các trường đại học:

  • Newcastle University
  • Northumbria University
  • Newcastle College
  • University of Sunderland
  • University of Durham

 c. Sheffield

Sheffield là một thành phố nằm ở phía Nam nước Anh, được mệnh danh là lá phổi xanh của London với ⅓ diện tích thuộc công viên quốc gia Peak. Theo International Student Barometer, có 94,4% sinh viên hài lòng với cuộc sống ở Sheffield. Đây cũng là thành phố có tỉ lệ tội phạm thấp nhất tại Anh.

Các trường đại học:

  • University of Sheffield
  • Sheffield Hallam University
  • Nottingham Trent University
  • Lincoln University

d. Liverpool

Liverpool là thành phố cảng, đông dân thứ 5 tại Anh. Thành phố có nhiều kiến trúc và công trình đồ sộ, các hoạt động giải trí, vui chơi thể thao và các sự kiện âm nhạc.

Các trường đại học:

  • Liverpool University
  • Liverpool Hope University
  • Edge Hill University
  • Liverpool John Moores University

e. Brighton

Brighton nằm ở Đông Nam nước Anh, là thành phố đậm chất Châu u với nhạc kịch, opera, khiêu vũ, văn học, nhà hát đường phố, bảo tàng và đa dạng các món ăn nổi tiếng khác. Thành phố được mệnh danh là thành phố hạnh phúc và có chất lượng cuộc sống lý tưởng tại Anh

Các trường đại học:

  • Brighton University
  • Bellerbys College
  • Varndean College

f. Leeds

Leeds là thành phố lớn thứ 3 ở Anh nằm ở phía Bắc với vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính. Đồng thời, thành phố cũng là trung tâm kinh tế, tài chính vô cùng sầm uất và phát triển. Các bạn học sinh và khách du lịch cũng rất ấn tượng với các phòng trưng bày và bảo tàng, đặc biệt là Leeds Festival – lễ hội nhạc sống lớn nhất được tổ chức hàng năm tại Anh.

Các trường đại học

  • University of Leeds
  • Leeds Becketts University
  • University of Huddersfield
  • University of York
  • Hull University

g. Manchester

Manchester không chỉ được mệnh danh là thủ phủ miền Bắc nước Anh mà còn nổi tiếng là “Thánh địa của bóng đá – môn thể thao vua” với hai đội bóng lừng danh Manchester United và Manchester City. Năm 2013, theo đánh giá của 12 thành phố lớn nhất Vương quốc Anh, Manchester được xếp hạng 6 về chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, Manchester được coi là thành phố toàn cầu “beta” và có ảnh hưởng thứ 2 ngày sau London.

Các trường đại học:

  • University of Manchester
  • University of Salford
  • Manchester College
  • Manchester Metropolitant University

h. Birmingham

Birmingham mang những nét đặc trưng của một thành phố công nghiệp lâu đời của Châu u với nhiều trung tâm thương mại rộng lớn, khu vui chơi giải trí hiện đại và các tòa nhà chọc trời. Tuy nhiên, nơi đây cũng hội tụ đa dạng các nền văn hóa và tín ngưỡng với nhiều công trình xây dựng như Viện Mỹ thuật Barder, quảng trường hay những bảo tàng lưu trữ các tác phẩm hội hoạ độc đáo.

Các trường đại học:

  • University of Birmingham
  • Birmingham City University
  • Aston University
  • Newman University College
  • Birmingham Metropolitan College
  • Coventry University

i. Wales

Xứ Wales, có thủ đô Cardiff, là nơi giao thoa những di sản văn hóa, phong cách kiến trúc xuyên thời gian. Xứ Wales được bao bọc bởi ba Vườn quốc gia, chính vì vậy, các bạn học sinh và nhiều du khách đặc biệt ấn tượng với vẻ đẹp yên bình của các vùng nông thôn tại đây.

Các trường đại học:

  • Swansea University
  • Bangor University
  • Cardiff University
  • South Wales University
  • Cardiff Metropolitan University

j. London

London – thủ đô của Anh Quốc, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục lớn nhất Châu Tại đây, các bạn sinh viên được trải nghiệm cuộc sống nhộn nhịp và nền giáo dục tân tiến cùng nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Hàng năm, gần 100,000 sinh viên quốc tế theo học tại hơn 40 trường đại học ở London, chiếm khoảng 25% tổng số sinh viên quốc tế tại Anh.

Các trường đại học:

  • Middlesex University
  • Coventry University (London Campus)
  • University of Roehampton
  • London College of Contemporary Arts
  • University of The Arts London
  • Glasgow Caledonian University
  • GSM London
  • Ethames Graduate School
  • University of Sunderland – London
  • City University London (KIC)
  • University of Westminster (KIC)
  • Cranfield University (KIC)
  • City University London (INTO)
  • George’s University of London (INTO)
  • University of Stirling London (INTO)
  • INTO London
  • Sae Institute (Navitas)
  • Brunel University (Lbic) (Navitas)
  • City University London (KIC)
  • University of Westminster (KIC)
  • Cranfield University (KIC)
  • City University London (INTO)

II. HỒ SƠ DU HỌC ANH

Quy trình apply hồ sơ du học Anh và cách thức xin học bổng

Bước 1: Xin Conditional Offer Letter

Sau khi chọn được ngành học và trường đại học phù hợp, học sinh sẽ chuẩn bị các hồ sơ học thuật để xin thư mời nhập học có điều kiện:

  • Bảng điểm;
  • Bằng tốt nghiệp;
  • CV;
  • Hộ chiếu;
  • Thư bày tỏ nguyện vọng học tập (SOP – Statement of Purpose);
  • Thư giới thiệu (LOR – Letter of Recommendation);
  • Bằng IELTS.

Bước 2: Apply học bổng du học Anh

Sau khi có thư mời nhập học có điều kiện (Conditional Offer Letter), đối với các bạn sinh viên muốn apply học bổng du học Anh sẽ phải viết một bài luận/ interview/ làm bài test với trường

Bước 3: Khám sức khỏe và đóng học phí

Sau khi có kết quả học bổng, học sinh quyết định đi học sẽ đóng học phí toàn bộ hoặc một phần, để xin thư mời nhập học chính thức từ trường theo quy định.

Đồng thời, học sinh đăng ký đi khám sức khỏe các khóa học trên sáu tháng (khám lao phổi) tại tổ chức di cư quốc tế (IOM).

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ xin Visa du học Anh

Sau khi có thư mời nhập học chính thức (CAS – Confirmation Acceptance of Studying), học sinh sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ và đặt lịch hẹn phỏng vấn Visa với bên đại sứ quán. Kết quả phỏng vấn sẽ có sau 8 – 15 ngày làm việc.

Lưu ý về hồ sơ xin Visa du học: Một bộ hồ sơ xin Visa du học Anh cần có những giấy tờ sau (bản gốc + bản dịch tiếng Anh có sao y công chứng)

  • Application form: lịch hẹn phỏng vấn, đơn xin Visa có đủ thông tin học sinh và chữ ký;
  • Hộ chiếu hiện thời và trước đây (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe;
  • CAS;
  • Thư xác nhận bảo lãnh cho con đi học (học sinh dưới 18 tuổi);
  • IELTS, bằng tốt nghiệp, bảng điểm hoặc học bạ;
  • Bằng chứng về tài chính (sổ tiết kiệm, bank statements, xác nhận số dư sổ tiết kiệm,…);
  • Sổ hộ khẩu.

III. CUỘC SỐNG DU HỌC SINH

1. Chỗ ở

a. Ký túc xá

Sinh viên dưới 18 tuổi hoặc sinh viên mới sang có thể lựa chọn ngay tại ký túc xá của trường. Thông thường, ký túc xá được xây dựng nằm trong khuôn viên của trường giúp cho sinh viên thuận tiện trong việc di chuyển đến các khu học xá.

Với loại hình này, bạn sẽ có cơ hội sống, giao lưu và kết bạn với sinh viên đến từ các quốc gia khác. Điều này giúp sinh viên không chỉ nâng cao mối quan hệ bạn bè, mà còn rèn luyện được kỹ năng ngoại ngữ kỹ năng giao tiếp và tiếp thu kiến thức về các nền văn hóa khác nhau.

Đồng thời, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống tự lập khi phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình, tự nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp và chủ động trong việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho việc học tập và làm việc.

Một số lưu ý tại ký túc xá:

  • Sinh viên ở trong ký túc xá sẽ được ở phòng riêng biệt với đầy đủ giường, bàn ghế học, giá sách và tủ quần áo.
  • Sinh viên sẽ dùng chung phòng bếp, phòng vệ sinh, nhà tắm, phòng giặt ủi và phòng khách với khoảng 4 – 6 sinh viên khác.
  • Trong phòng riêng của mình, sinh viên cần phải tự chuẩn bị những vật dụng cá nhân như ga trải giường, gối, vỏ gối và chăn.
  • Trong phòng bếp, sinh viên sẽ được trang bị các thiết bị như bếp, lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh và tủ đựng đồ.
  • Sinh viên cần tự chuẩn bị các dụng cụ nấu ăn (nồi, xoong, chảo, …), bát, đũa, thức ăn.
  • Ký túc xá được trang bị internet và điện nước đầy đủ, tất cả đều được bao gồm trong chi phí thuê nhà. Ngoài ra, nhà trường luôn có đội ngũ bảo an, luôn túc trực và giám sát để đảm bảo an ninh xung quanh khu vực ký túc xá.

Chi phí:

  • Chi phí trọn gói tiền phòng và hóa đơn dao động từ 80 – 160 GBP/ tuần;
  • Chi phí phụ thuộc vào thành phố, loại phòng; phòng càng đặc biệt thì giá thuê càng cao.

b. Homestay

Đối với các bạn du học sinh lần đầu sang nước ngoài, và chưa làm quen với các cuộc sống tự lập, các bạn có thể lựa chọn hình thức ở homestay trong thời gian đầu. Các bạn sẽ được sống chung với gia đình chủ nhà, nhận được sự giám hộ và chăm sóc của họ như chính từ gia đình mình.

Hình thức này phù hợp với những bạn sinh viên có mong muốn được sống chung với gia đình người bản xứ, để được tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa cuộc sống của người dân ở đây, cũng như để trau dồi thêm vốn tiếng Anh.

Một số lưu ý tại homestay:

  • Khi ở chung với gia đình chủ nhà, sinh viên sẽ được trang bị phòng ốc với đầy đủ các tiện nghi, trang thiết bị, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày.
  • Sinh viên sẽ được cung cấp một phòng riêng với đầy đủ giường tủ, bàn ghế và sẽ được sử dụng chung các trang thiết bị khác như nhà bếp, phòng tắm và máy giặt.
  • Đồng thời, các bạn cũng sẽ được cung cấp các bữa ăn (thường là ăn sáng và ăn tối, bữa trưa các bạn sẽ ăn ở trường). Chi phí cho các bữa ăn tại nhà sẽ được tính chung với tiền thuê nhà hàng tháng. Tuy nhiên, nếu các bạn sinh viên có nguyện vọng được tự nấu ăn, các bạn có thể bàn bạc với gia đình chủ nhà.
  • Các gia đình chủ nhà dưới dạng homestay này phải đăng ký trước với trường. Các cơ quan có liên quan sẽ kiểm duyệt, cấp phép nhận sinh viên và được giám sát trong suốt thời gian sinh viên ở tại đó.

Chi phí:

  • Chi phí tổng sẽ rơi vào khoảng 150 – 200 GBP/ tuần;
  • Homestay ở càng gần khu vực London thì giá sẽ càng cao và ngược lại.

c. Shared Room

Nếu bạn không muốn chịu sự giám sát của một nhà chủ, bạn có thể lựa chọn hình thức thuê riêng một căn nhà và chia tiền với các bạn cùng nhà. Đây là hình thức cũng khá phổ biến đối với du học sinh sau một năm, khi đã quen với cuộc sống ở đây

Các bạn có thể tìm nhà ở bên ngoài với mức chi phí thấp hơn, hoặc đối với những bạn sinh viên sang đây để học Thạc sĩ, các bạn có thể tự tìm nhà ở bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Các bạn có thể ở chung với các bạn sinh viên Việt Nam hoặc các bạn sinh viên quốc tế hoặc những người đã đi làm tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bạn.

Một số lưu ý tại Shared Room:

  • Thông thường, mỗi căn nhà đều có nhiều loại phòng: single, double, ensuite,…
  • Nhà có thể đã được trang bị nội thất như giường tủ, bàn ghế, thiết bị nhà bếp, thiết bị nhà vệ sinh. Sinh viên cần trang bị thêm những vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, như nồi niêu, bát đũa, chăn ga, gối đệm.
  • Sinh viên sẽ phải tự chi trả các hóa đơn tiền điện, điện thoại, Internet nếu thuê ở nhà ở ngoài.

Chi phí:

  • Đây là loại hình ở tiết kiệm với chi phí chỉ từ 60 GBP/ tuần chưa bao gồm tiền hóa đơn
  • Hóa đơn tiền điện nước, Internet, ga, … sẽ khoảng 30 – 6- GBP/ tháng/ người

2. Sinh hoạt phí

  • Nhà ở: 60 – 200 GBP/ tuần;
  • Thức ăn: 40 GBP/ tuần;
  • Điện, nước, Internet: 10 – 20 GBP/ tuần;
  • Chi phí cho việc học tập: 30 GBP/ tuần;
  • Đi lại: 15 GBP/ tuần;
  • Đồ dùng gia đình: 8 – 10 GBP/ tuần;
  • Giải trí: 50 GBP/ tuần.

3. Việc làm thêm

a. Quy định của chính phủ Anh về việc làm thêm của sinh viên quốc tế tại Anh

Sinh viên từ 16 – 18 tuổi được phép đi làm bán thời gian không quá 10/ tuần trong kỳ học và làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ.

Sinh viên từ 18 tuổi trở lên được phép đi làm bán thời gian không quá 20/ tuần trong kỳ học và làm toàn thời gian vào các ngày nghỉ.

Sinh viên thuộc các trường cao đẳng và sinh viên dưới 16 tuổi không được phép đi làm thêm.

Để đi làm, sinh viên cần phải đăng ký số bảo hiểm quốc gia – National Insurance (IN).

b. Các công việc làm thêm

Việc làm tay chân: Phục vụ bàn, bán hàng, pha chế tại các cửa hàng, bar, pub. Sinh viên có thể lựa chọn làm cho các cửa hàng của người Việt Nam, hoặc dân bản xứ với mức lương trung bình dao động từ 5 – 8 bảng/ giờ.

Các công việc văn phòng: Trực ban tại thư viện, sinh viên đại diện, hỗ trợ phòng ban văn phòng quốc tế của nhà trường và các cơ quan doanh nghiệp địa phương. Với những công việc này, các bạn sẽ có cơ hội nhận được mức lương từ 7 – 10 bảng/ giờ. Đây là một cơ hội rất tốt để các bạn có thể trau dồi kiến thức chuyên ngành, khả năng tiếng Anh và mối quan hệ xã hội.

c. Cách thức tìm kiếm việc làm thêm

  • Các trang Web tìm việc, các trang báo địa phương;
  • Văn phòng dịch vụ việc làm tại trường;
  • Hội sinh viên Việt Nam tại các trường, cựu học sinh.

IV. HÀNH TRANG TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG

1. Giấy tờ quan trọng

  • Hộ chiếu
  • Giấy khám sức khỏe
  • Bằng/ bảng điểm/ Ielts
  • CAS

2. Phương thức di chuyển

Các bạn học sinh có thể bay từ Hà Nội tới London Heathrow Airport, Manchester Airport, Edinburgh Airport, … Tùy thuộc vào khu vực mà bạn sinh sống. Thông thường, các bạn sẽ bay đến các thành phố lớn, sau đó đi bằng phương tiện công cộng về thành phố mình sinh sống (Coach National Express, Megabus, tàu hỏa, taxi, …) hoặc sử dụng dịch vụ airport pick up của trường. Hoặc các bạn có thể lựa chọn tuyến bay tới thẳng thành phố sinh sống nếu có sân bay (nên hỏi nơi bán vé trước khi mua).

Khi mua vé, các bạn cần để ý giới hạn hành lý của hãng bay (trong trường hợp nối chuyến giữa các hãng, cần đặc biệt chú ý quy định của tất cả các hãng), các chặng transit, thời gian chờ transit, tổng thời gian bay, … Các hãng máy bay: Vietnam Airline, Qatar, Emirate, Etihad, Sing Air, …

3. Tâm lý, kiến thức

Về cơ bản, cuộc sống ở nước ngoài sẽ hiện đại và thuận tiện hơn ở Việt Nam. Đồng thời, người dân cũng khá văn minh và thân thiện. Sinh viên Việt Nam đi học sẽ được tiếp xúc phong cách sống văn minh, lịch sự của bên họ. Các bạn cần chú ý trong văn hóa của nước bạn. Cụ thể như sau:

  • Thông thường, khi mở cửa thì nên giữ cửa cho người đằng sau để họ chạy tới đón cửa;
  • Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nhường chỗ ở hàng ghế đầu cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và trẻ em;
  • Sang đường đúng vạch kẻ đường thì sẽ được các phương tiện giao thông tự động dừng lại;
  • Văn hóa xếp hàng, không bao giờ được chen ngang khi xếp hàng làm thủ tục trong siêu thị, lên xe buýt và nếu có việc gấp thì hỏi ý kiến người ở phía trên;
  • Văn hóa cảm ơn, xin lỗi, đúng giờ, gọn gàng;
  • Tuy nhiên, các bạn sẽ phải tự giải quyết tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống, như tự nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, tự chăm sóc sức khỏe và tự giải quyết mọi vấn đề về thủ tục giấy tờ, an toàn an ninh của cá nhân và tập thể.

Chú ý: Khám răng và mắt trước khi sang vì đây là 2 phần sẽ không được hỗ trợ trong bảo hiểm IHS mà các bạn đã đóng.

4. Hành lý mang theo

a. Quần áo

  • Quần áo mặc nhà, đồ lót (tất cả nhà bên Anh đều có máy sưởi nên không sợ lạnh);
  • Quần áo ấm như 2 – 3 khoác áo khoác dày, dáng dài trong mùa đông (tránh rét và gió);
  • Áo khoác chống thấm nước (đặc thù thời tiết bên Anh rất hay mưa và gió bất ngờ);
  • Áo khoác mỏng trong mùa thu;
  • Áo hoodies, áo len (có thể chỉ cần mặc một áo bên trong và một áo khoác vì trong nhà, các lớp học đều có máy sưởi);
  • Giày thể thao, dép lê, găng tay, mũ len, kính râm;
  • Đồ formal như áo vest, áo dài, áo dạ hội, giày cao gót, giày da.

Chú ý: Trong hành lý xách tay, các bạn học sinh cần mang theo một áo khoác để khi xuống sân bay có thể mặc ngay, bởi vì tháng 9 thì nhiệt độ ở Anh sẽ khá lạnh

b. Vật dụng cá nhân và thuốc

  • Bàn chải, khăn mặt, sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, các đồ dùng cá nhân dành cho các bạn nữ;
  • Các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm thuốc ho thuốc giảm đau hạ sốt thuốc nhỏ mắt thuốc đau bụng;

c. Đồ ăn

  • Đồ ăn bên đó không có gia vị mà chị dùng muối trắng. Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng gia vị, các bạn nên mang số lượng đủ ăn trong một năm (mì gói, ruốc, chả, …);
  • Khi mang đồ ăn, các bạn cần hút chân không và tự gắn mác đầy đủ,…

d. Tài chính

Các bạn có thể mang theo tầm 1000 – 2000 bảng (cố gắng đổi một ít tiền lẻ 10, 20 bảng vì bên đó rất nhiều nơi không nhận tiền chẵn 50 bảng). Tuy nhiên, không nên đổi quá nhiều tiền lẻ vì như vậy các bạn sẽ phải cầm theo nhiều tiền rất dày và khó khăn trong việc cất trữ. Sau một hai tuần, các bạn học sinh có thể mở tài khoản ngân hàng và gửi tiền vào.

e. Vật dụng khác

  • Ổ cắm đa năng (bên Anh dùng ổ ba chân dẹp);
  • Ổ điện nối dài (phòng ít ổ cắm);
  • Máy tính bỏ túi;
  • Ảnh thẻ phông trắng đủ kích thước;
  • Mắt kính dự phòng;
  • Sạc điện thoại;
  • Tai nghe;
  • Sạc dự phòng;
  • Laptop.

5. Quá trình học tập và sinh sống

a. Những ngày đầu

Trước khi bay

  • Kiểm tra hành lý và giấy tờ quan trọng;
  • Có mặt trước giờ bay ít nhất hai tiếng;
  • Mang áo khoác trong hành lý xách tay;
  • Các vật dụng không được để trong hành lý xách tay: dao, kéo, các vật dụng sắc nhọn, dễ cháy nổ, chất lỏng;
  • Các vật dụng không được để trong hành lý ký gửi: sạc dự phòng, sạc laptop.

Xuống sân bay

  • Kiểm tra tránh quên đồ trên máy bay;
  • Khai tờ khai nhập cảnh;
  • Đi qua cửa hải quan: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra các giấy từ như passport, Visa và hỏi một số câu liên quan tới mục đích nhập cảnh như tên trường, tên khóa học, ngày nhập học,…;
  • Sau khi qua cửa hải quan, các bạn học sinh sẽ đi lấy hành lý ký gửi và cuối cùng là đến bên khu vực an ninh.

Lưu ý: Sau khi lấy hành lý, sẽ có hai cửa đi ra ngoài, các bạn lựa chọn cửa dành cho hành lý không cần khai báo (Nothing to Declare).

Thủ tục cần làm trong những ngày đầu tiên

  • Lấy BRP card tại địa chỉ trên tờ giấy dán trong Visa (10 ngày đầu);
  • BRP card là Visa và có thể thay thế hộ chiếu như một thẻ căn cước của bạn, vì vậy có thể được sử dụng để check ID (ví dụ đi mua dao kéo, mua rượu, đi vào club,…);
  • Làm thủ tục nhập học: Mang theo các giấy tờ cần thiết như bằng, bằng điểm, hộ chiếu, … để làm thủ tục thủ tục và nhận thẻ sinh viên;
  • Làm thủ tục để nhận chìa khóa và nhận phòng ký túc xá, xem kỹ tình trạng ký túc sau khi nhận phòng, báo hỏng hóc ngay nếu có;
  • Lập tài khoản ngân hàng;
  • Xin Student Confirmation (theo mẫu của từng trường) để lập tài khoản ngân hàng;
  • Mang thư và hộ chiếu, BRP card ra ngân hàng để lập tài khoản và làm thẻ;
  • Ngay sau khi lập tài khoản thì có thể chuyển luôn tiền mặt mang theo vào;
  • Bố mẹ có thể chuyển tiền sinh hoạt và tiền học còn lại vào tài khoản này;
  • Nên lập hai tài khoản tài khoản Saving và tài khoản Visa Debit để kiểm soát chi tiêu;
  • Các ngân hàng phổ biến với sinh viên: Barclay, Lloyds, HCBS,…;
  • Mua sim điện thoại, các mạng điện thoại phổ biến: Three, Giffgaff, EE,…;
  • Đăng ký tại Medical Center (Sẽ có Email thông báo và hướng dẫn cụ thể);
  • Tham gia buổi hoặc tuần Orientation để được hướng dẫn đầy đủ các thông tin, thủ tục cần thiết.

Mua sắm vật dụng cá nhân cho cuộc sống

  • Chăn ga gối đệm: Primark, Wilko, Argos (chuỗi cửa hàng quần áo, chăn ga, gối đệm,…);
  • Nồi niêu, xoong, chảo (Argos, Tesco, Morrison,…);
  • Mỹ phẩm, dầu gội, thuốc (Boots, Superdrug);
  • Ngoài ra, thức ăn có thể mua ở các siêu thị Lidl, Aldi, Morrison, Tesco, Sainsbury, Marks & Spencer,…

b. Quá trình học tập và sinh sống

Cuộc sống

  • Tranh thủ hòa đồng và kết bạn với tất cả mọi người ngay từ khi mới sang;
  • Tất cả mọi người đều sẵn sàng giúp bạn, tuy nhiên họ không biết khi nào bạn cần giúp đỡ, vì vậy hãy hỏi khi cần. Có thể họ không biết, nhưng họ sẽ hướng dẫn bạn phải đi đến đâu, gặp ai để được giải quyết;
  • Ở chung thì nên sạch sẽ, nhanh gọn. Ăn hoặc tắm xong nhớ rửa bát đũa, lau dọn gọn gàng;
  • Tham gia Vietsoc, chủ động tham gia các hoạt động của hội hoặc của trường;
  • Luôn luôn lịch sự tôn trọng sự khác biệt văn hóa du ở bất kỳ đâu;
  • Đi lại;
  • Đi bộ là chủ yếu (nên chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, giày mềm, đế boost);
  • Đi xe buýt trong thành phố (đối với các thành phố lớn nên mua vé năm);
  • Đi taxi (nếu du lịch mang nhiều đồ linh tinh, sẽ có những hãng taxi rất rẻ);
  • Di chuyển giữa các thành phố: xe buýt liên tỉnh hoặc đi tàu (phổ biến và thuận tiện nhất);
  • Nếu ở ký túc xá, khóa cửa phòng mỗi khi ra vào để đảm bảo an toàn cho bản thân và của cải;
  • Nếu có bất cứ hỏng hóc nào về đồ đạc, vật dụng trong phòng, báo ngay với đội sửa chữa hoặc landlord, không nên tự ý sửa;
  • Có thể tham khảo cuốn “Watching the English: The hidden rules of English Behavior” của Kate Fox để hiểu hơn về văn hóa của người Anh;
  • Về bảo hiểm sức khỏe IHS: trong trường hợp các bạn có vấn đề về sức khỏe, liên hệ với Medical Center để đặt lịch khám (có cả lịch thường và lịch khẩn cấp nên khi đặt phải nói rõ);
  • Không mất phí khám sức khỏe;
  • Trong trường hợp phải kê đơn, mang đơn thuốc ra hiệu thuốc (thường là quầy medicine ở Boots), sau đó trạng 8,4 bảng cho một loại thuốc trong đơn;
  • Trong trường hợp phải phẫu thuật, phí sẽ được discount rất nhiều;
  • Nước uống được trực tiếp từ vòi, nếu như có ghi “Drinking Water”; tuy nhiên, sẽ có những bạn không hợp với nguồn nước ở Anh nên sẽ bị lên mụn, hoặc khô da, rụng tóc nên các bạn có thể đun lên và dùng bình lọc;
  • Thời tiết bên này cũng khá khô này các bạn chú ý uống nhiều nước, dưỡng da thật kỹ.

Chú ý: Tự biết chăm sóc, bảo vệ bản thân, luôn lưu số điện thoại khẩn cấp của trường, của cảnh sát, nếu cảm thấy có bất cứ nguy hiểm hoặc hành động đáng nghi nào thì phải thông báo ngay.

Học tập

  • Chủ yếu là các bạn học sinh tự nghiên cứu và viết luận;
  • Muốn viết hay thì cần phải đọc nhiều, rèn luyện kỹ năng Skim and Scan;
  • Bài viết cần phải trích nguồn cẩn thận, đặc biệt chú ý tới plagiarism;
  • Chủ động hỏi và đặt lịch hẹn gặp giáo viên trong trường hợp không hiểu bài;
  • Take note và ghi âm lại bài giảng đối, với các bài tập nhóm, nên chủ động tham gia vào nhóm các bạn sinh viên quốc tế hoặc các bạn sinh viên có ý thức để có thể học hỏi và đạt được kết quả cao nhất.

Đi du lịch

  • Di chuyển giữa các thành phố trong nước chủ yếu bằng tàu (nhanh và rẻ);
  • Vé tàu sẽ có các dạng vé rẻ và phụ thuộc vào giờ đi hoặc loại vé return fixed time;
  • Làm thẻ railcard để được giảm ⅓ tiền vé tàu (có thể đặt mua online hoặc mang ảnh ra ga tàu để làm, 30 bảng);
  • Trong London di chuyển bằng tàu điện ngầm hoặc xe buýt thông qua thẻ Oyster (mua tại ga tàu ở London);
  • Đi du lịch Châu Âu bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển, … (nên đi máy bay thì nhanh và rẻ hơn);
  • Cẩn thận bị móc ví khi đi du lịch, mất hộ chiếu, mất BRP card thì phải đi ngay tới đồn công an và bộ phận quản lý sinh viên quốc tế của trường để được giúp đỡ (thủ tục rất lằng nhằng và mất thời gian vì vậy phải tuyệt đối cẩn thận).

Xem thêm: Du học Anh: 5 điểm đến phải biết trước khi đi du học ở xứ sở sương mù

Nguồn: Study abroad at a top university

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về du học Anh. Hy vọng qua bài viết trên, EFA Việt Nam có thể giúp bạn thêm phần vững vàng hơn trong việc chuẩn bị hành trang du học của mình. Đừng quên liên hệ ngay tới EFA Việt Nam để được tư vấn chọn ngành, chọn trường, hỗ trợ thủ tục xin visa du học cũng như các vấn đề liên quan tới học bổng…EFA Việt Nam xin chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.