Đối với nhiều sinh viên, những kì thi nói tiếng Anh đã trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay cả các sinh viên khối chuyên Anh cũng nhận thấy rằng kĩ năng nói là tổng hợp của tất cả các kỹ năng khác. Cùng EFA Việt Nam tham khảo bí kíp đạt điểm cao trong thi speaking nhé.
Để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi nói, ngoài đức tính chăm chỉ, bạn nên cần có một phương pháp học tập và chuẩn bị trước kỳ thi thật hiệu quả. Theo mẫu thi chứng chỉ Cambridge, phần kiểm tra nói gồm 4 vòng và diễn ra trong khoảng 14 phút. Một số trường đại học ở Việt Nam chỉ thực hiện một hoặc hai vòng trong số đó. Xin giới thiệu tới bạn một bí quyết giúp đạt kết quả thật tốt cho các kỳ thi nói.
Nội dung bài viết
Bí quyết chung
Đơn giản trong lối diễn đạt: Tránh dùng những câu rườm rà, hay sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn không biết rõ.
Yêu cầu giải thích: Nếu không hiểu yêu cầu phần thi nên hỏi giám thị để nghe giải thích. Các câu thường dùng:
- Could you repeat the question, please? (Yêu cầu nhắc lại)
- I’m sorry, could you explain the meaning of the word …. ? (Hỏi nghĩa của từ)
- Could you please ask the question in another way? (Yêu cầu giải thích đề bài)
Diễn đạt đủ câu: Tránh dùng những từ đơn vì điều này thể hiện sự tôn trọng người nghe và chứng tỏ khả năng giao tiếp.
Nói không ngừng: Không nên để gián đoạn bài nói ngay cả khi bạn đang cần suy nghĩ cho diễn đạt kế tiếp vì bạn không có nhiều thời gian. Những lúc như thế nên nói những câu tương tự như sau:
- Please give me a moment while I think about the answer. (Hãy để em nghĩ xem về vấn đề này…)
- Let me see … what do these photographs show? (Để em xem nào … những bức ảnh này nói lên điều gì đây.)
- Shall we start by describing what we see in the pictures? (Nào chúng mình cùng bàn về ý nghĩa của những bức tranh này.)
Bí quyết cho từng vòng thi
Phỏng vấn (3’): Giám thị sẽ hỏi về những thông tin cá nhân do đó bạn nên chuẩn bị trước các hồi đáp ngắn gọn. Sau đây là một mẫu cho các câu hỏi về những dự định tương lai dành cho thí sinh:
- After return: [If you are living in the UK now] What do you plan to do when you return to your country? (Giả sử bạn đang ở Anh) Em sẽ làm gì khi trở lại đất nước?
- Job: What sort of job would you like to do in the future? (Em thích công tác trong ngành nào?)
- Future life: What do you think you will be doing after 5 or 10 years?(Em định làm gì trong 5 hoặc 10 năm tới?)
- Country: Do you want to live in your home country or abroad? (Em muốn định cư tại quê nhà hay ra nước ngoài sinh sống?)
Khi đã lập ra các câu hỏi có thể được đưa ra, hãy xây dựng trước hệ thống các hồi đáp ngắn gọn.
Tả tranh
Bức tranh có thể về một tòa nhà, một thành phố, một thắng cảnh, một hay một nhóm người cùng hoạt động của họ. Hãy mở đầu bài nói bằng một nhận xét tổng thể cho bức tranh. Bạn không cần phải mô tả chi tiết và nếu không hiểu rõ về ý nghĩa hay các sự kiện mà bức tranh đưa ra thì hãy diễn đạt theo những gì bạn tưởng tượng.
Điều quan trọng là bạn diễn đạt tốt và không để những khoảng trống thời gian. Sau khi đã giới thiệu về bức tranh hãy đi vào mô tả những chi tiết nổi bật. Tiếp đó đưa ra đánh giá của mình, thí dụ:
- In my opinion, …(Theo ý kiến của tôi…)
- For me, … (Theo tôi …)
- I think that … (Tôi nghĩ rằng…)
Nói theo cặp
Luyện tập nói ở nhà bằng cách tập trung vào các chủ điểm bạn quan tâm hoặc nếu đã có trước danh sách các chủ điểm thì hãy cùng bạn mình luyện nói tất cả các chủ điểm đó. Hãy ghi những câu hỏi có thể được đưa ra rồi tập hợp lại và cả hai cùng tìm cách trả lời. Hãy đặt mình vào từng hoàn cảnh đưa ra để có thể nói chuyện một cách tự nhiên nhất.
Giao tiếp ba chiều
Là bước tiếp theo của vòng nói theo cặp vì khi này có sự góp mặt của giám thị. Hãy thật tự nhiên và luôn tươi tắn. Hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách thẳng thắn.
Cuối cùng bạn nên nhớ rằng ngữ điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải thật khéo léo trong việc xử lý kỹ thuật ngữ điệu vì có như vậy mới tạo được sức hút cho người nghe.