Như chúng ta đã biết, hầu hết những người học IELTS đều tự đặt ra câu hỏi làm sao để có thể học tốt 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh, từ đó đạt điểm cao trong kì thi này? Có rất nhiều phương pháp học nhưng điều quan trọng hơn cả chính là chọn một phương pháp hiệu quả và phù hợp với bạn. Hôm nay EFA Việt Nam xin chia sẻ với các bạn một phương pháp học IELTS mới đã mang lại hiệu quả cao cho nhiều người học – kĩ thuật Mind Mapping- sử dụng sơ đồ tư duy học tiếng Anh.

Trong những năm gần đây, bản đồ tư duy không còn là khái niệm quá xa lạ đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. Bản đồ tư duy (Mindmap) là một phương tiện để tận dụng triệt để khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Thay vì phát triển khả năng ghi nhớ thông tin ở dạng văn bản đơn thuần, sơ đồ tư duy kích thích não bộ thông qua hình ảnh, vận động được cả 2 bán cầu não và biến công việc học tập trở thành một công việc sáng tạo chủ động. Hàng xấp tài liệu và riêng quyển từ điển dày cộp thôi cũng nhiều lúc khiến bạn nản lòng. Vậy có mất gì đâu khi làm theo tham khảo 3 bước sẽ khiến việc học tập của bạn trở nên thú vị và đơn giản hơn gấp nhiều lần!

Nếu bạn vẽ không được khéo tay cho lắm, cũng chẳng hề gì: chúng ta đâu cần trở thành hoạ sĩ! Tất cả những gì bạn cần là một tá bút chì hoặc dạ màu. Biết đâu, sau khi sử dụng phương pháp này, bên cạnh có trong tay chứng chỉ IELTS với điểm số bạn mong muốn, bạn sẽ trở thành một hoạ sĩ cũng nên!

Giờ thì chúng ta bắt tay vào việc nào!

Bước 1: Thống kê một số đề tài và tìm ra những điểm chung.

Đề tài chính là trung tâm của mọi sơ đồ tư duy và từ tâm điểm này sẽ “mọc” ra nhiều nhánh. Bạn nghĩ rằng mình đã hiểu những thứ mình đã học? Chưa chắc đâu nhé. Do các học cũ thụ động của Việt Nam, nhiều khi trí nhớ của bạn có thể tái hiện được các chi tiết lẻ tẻ nhưng lại không thể tổng hợp được vấn đề. Trong khi đó, yêu cầu đầu tiên của sơ đồ tư duy là một đề tài tổng quát dẫn đến các ý nhỏ hơn – một lối tư duy xuôi chiều hơn rất nhiều đúng không nào?

 

 

 

Bước 2: Tạo dàn ý chung.

Các bạn cố gắng tạo racho riêng mình một template sơ đồ riêng mà theo bạn trong thuận mắt nhất. Việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian của bạn: chỉ với một mẫu duy nhất, bạn có thể áp dụng được cho tất cả các chủ đề khác nhau. Hãy liệt kê vừa đủ chi tiết, nhưng đừng nhiều quá. bạn có thể tham khảo mẫu sau:

 

Như trong sơ đồ trên, có thể thấy rằng chủ đề chính được triển khai thành các nhóm ý (nhánh màu cam) và các ý chi tiết (nhánh mảnh màu đen). Mỗi ý đều được minh hoạ bằng hình vẽ hết sức ngộ nghĩnh nữa. Đặc biệt, các thông tin trong sơ đồ không mang tính liệt kê đơn thuần mà mang tính gợi ý – nhớ được các gợi ý này, bạn có thể tự triển khai và diễn giải thay vì học vẹt từng từ một.

 

Bước 3: Luyện tập vẽ bản đồ tư duy thay vì dùng key note (từ khoá)

Khi nghe (hoặc đọc) vào một kiểu chủ đề nào đó mà bạn đã làm mind mapping trước thì ngay lập tức nghĩ đến map mà bạn đã làm (vì dụ như hình trên) và nghe đến đâu thì bạn dần dần điền vào các nhánh đó. Hầu hết người luyện thi IELTS khi nghe đều dùng từ khoá, và hầu hết khi kết thúc bài nghe cảm giác rằng đống từ khoá đó như là một mớ hỗn độn chẳng mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khi thay phương pháp sử dụng từ khoá bằng vẽ mind mapping thì hiệu quả nhớ tăng lên bất ngờ. Đó là vì các chi tiết các bạn đã liên kết và hình tượng hóa các vấn đề trong trí nhớ của bạn. Đó là điểm khác biệt giữa từ khoá và mind mapping.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.