Xin Visa là một trong những khâu quan trọng nhất, là tấm vé tiên quyết giúp bạn nhập cảnh khi đi du học. Tuy vậy, đây cũng là nỗi lo lắng của hầu hết các bạn, bởi không phải ai xin Visa cũng thành công. Việc tìm hiểu thật kỹ tất cả thông tin là điều cần thiết để chuẩn bị hồ sơ xin visa du học hoàn hảo nhất.  Để Visa không còn là nỗi lo ngại của du học sinh, hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về chính sách visa du học Mỹ 2020 nhé!

       I. Thông tin chung

Tùy vào khóa học, kỳ học, các bạn sẽ đăng ký xin Visa F1 (Visa du học dài hạn) hoặc J1 (Visa du học trao đổi, chuyển tiếp). Tất cả các ứng viên mong muốn du học Mỹ đều phải phỏng vấn xin Visa. Đối với Visa du học Mỹ F1 hay J1, giới hạn visa là 1 năm. Trong đó, các bạn có visa F1 cần gia hạn khi visa hết hạn và các bạn có visa J1 phải làm lại visa nếu muốn quay trở lại Mỹ.

Hiện tại, ứng viên có thể đủ điều kiện gia hạn thị thực bằng thư nếu visa trước của họ hết hạn không quá 12 tháng và đáp ứng tất cả các yêu cầu khác để gia hạn mà không cần phỏng vấn.

  1. Giấy tờ cần cho phỏng vấn du học Mỹ.
  • Giấy tờ cá nhân của học sinh;
  • Giấy tờ về năng lực tài chính của phụ huynh/ cá nhân hoặc tổ chức tài trợ về tài chính cho học sinh;
  • Các form visa, thư mời học, chứng từ nộp tiền học.
  1. Các bước xin visa du học Mỹ, gồm:
  • Xin I-20 hoặc DA 20120
  • Đăng ký lịch phỏng vấn xin visa
  • Mua lệ phí phỏng vấn visa
  • Trả Service fee
  • Phỏng vấn visa.

      II. Những khó khăn thường gặp

     1. Hồ sơ chưa đủ thuyết phục
Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc bạn có xin được visa du học hay không. Một trong những lí do khiến bạn bị đánh trượt visa là hồ sơ không rõ ràng. Bạn phải đảm bảo rằng thông tin ở hồ sơ phải chính xác và trung thực.

     2. Không chứng minh được tài chính

Khả năng tài chính là một trong những yếu tố hàng đầu để Đại sứ quán quyết định cấp visa du học cho bạn. Trong trường hợp bạn không thể chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh, hoặc gia đình bạn không chứng minh được năng lực tài chính, khả năng chi trả học phí và chi phí sinh hoạt cho du học sinh, bạn sẽ rất dễ bị đánh rớt hồ sơ.

Ngoài ra, có một lỗi các bạn rất hay gặp phải là quên chuyển đổi tỉ giá, khi tính bằng tiền Việt bạn đã đủ chi phí cho năm học tại Mỹ, nhưng khi chuyển sang ngoại tệ, tiền có thể bị sụt giảm vì tỷ giá thay đổi làm sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Vì thế, để đề phòng những trường hợp không mong muốn, bạn và gia đình nên chuẩn bị dư vào tài khoản cao hơn số tiền trường yêu cầu sẽ tốt hơn.

  1. Ngoại ngữ chưa đủ tốt

Thông thường, để có đủ điều kiện đi du học các nước nói tiếng Anh bạn phải IELTS tối thiểu 5.0 cho các khóa level-A, dự bị đại học. Còn với các khóa sau đại học, bạn phải có IELTS tối thiểu 6.0. Bạn cũng cần lưu ý một điều là lãnh sự sẽ xem xét cả điểm thành phần các kỹ năng nghe nói đọc viết của bạn chứ không chỉ căn cứ vào điểm thành phần. Do đó hãy tập trung rèn luyện ả 4 kỹ năng thật tốt.

    4. Trả lời phỏng vấn không tốt

Trả lời phỏng vấn có lẽ là bước quan trọng cuối cùng quyết định kết quả toàn bộ quá trình xin visa du học Mỹ. Để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình trả lời phỏng vấn, bạn nên dành nhiều thời gian tự rèn luyện kĩ năng phỏng vấn và chuẩn bị các câu hỏi có thể gặp phải. Quan trọng nhất là bạn phải tự tin khi trả lời, không để bị run hay lo lắng quá mà quên mất cách trả lời, bị rối dẫn đến rớt visa du học Mỹ.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn du học tại EFA Việt Nam có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong việc làm thủ tục xin visa du học Mỹ. Các chuyên viên sẽ trực tiếp là người hướng dẫn bạn trong suốt quá trình học tập và xây dựng hồ sơ du học, sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những vấn đề mà bạn quan tâm ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chuẩn bị du học. EFA Việt Nam luôn tự hào là một trong những trung tâm tư vấn du học hàng đầu tại Hà Nội với tỉ lệ đỗ visa tính tới thời điểm hiện tại là 100%. Quá trình xin visa thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư, chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vì vậy bạn cần bắt đầu chuẩn bị mọi thứ càng sớm càng tốt và đảm bảo có đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết trước khi nộp đơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.