Việc học truyền thông cũng giống như học ngôn ngữ, bạn cần một môi trường thật tốt để tối ưu hóa việc ứng dụng kiến thức được học vào mục đích công việc về sau. Vậy chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi, làm thế nào để lựa chọn được một ngôi trường lý tưởng giúp bạn thực hiện hóa mong muốn ấy? Đại học Công nghệ Sydney (UTS) là trường đại học trẻ số 1 tại Úc và là một trong những trường đầu tiên tại Úc giảng dạy chương trình Truyền thông. Hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu xem môi trường học truyền thông tại UTS có gì thú vị và các chương trình học bổng hấp dẫn tại đây nhé!

UTS

1. UTS | Giới thiệu chung

Đại học Công nghệ UTS (UTS), tọa lạc tại trung tâm thành phố Sydney năng động, là một trong những trường đại học hàng đầu, nhận được sự công nhận cho nền giáo dục chú trọng thực hành và áp dụng nghiên cứu thực tế. Ngoài ra, đây còn là ngôi trường đại học trẻ số 1 tại Úc, luôn cam kết cung cấp các khóa học thực tế và chuyên nghiệp dưới sự hợp tác với các doanh nghiệp và chính phủ.

UTS College (tiền thân là UTS Insearch), trực thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), chuyên cung cấp các chương trình dự bị chuyển tiếp như các chương trình cao đẳng, các khóa học tiếng Anh và các khóa Dự bị Đại học để chuyển tiếp lên Đại học Công nghệ UTS. 

2. Thành tích giáo dục nổi bật của UTS

2.1. Xếp hạng chất lượng giáo dục chung 

  • Xếp hạng 1 tại Úc và hạng 8 trên thế giới trong bảng xếp hạng các trường Đại học dưới 50 tuổi của QS 2018;
  • Nhiều ngành học của trường nằm trong Top 100 thế giới như: Điều dưỡng (#7), Nghệ thuật và Thiết kế (#28), Thể thao (#33), Luật (#40), Kế toán & Tài chính, Kinh doanh, Truyền thông, Khoa học Máy tính, Giáo dục…
  • Là trường đại học trẻ, năng động, đào tạo thực tiễn, hợp tác chặt chẽ với các công ty- tập đoàn- tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực tập và tìm việc làm. 

2.2. Xếp hạng thành tích số 1 của UTS về ngành Truyền thông

  • Đứng nhất tại bang NSW về tỉ lệ sinh viên truyền thông được tuyển dụng
  • Lâu đời nhất trong lĩnh vực giảng dạy truyền thông tại Úc
  • Top 100 thế giới về ngành truyền thông

3. Vì sao nên lựa chọn học ngành truyền thông tại UTS?

3.1. Tỉ lệ sinh viên quốc tế tại UTS và UTS College chỉ khoảng 30% tổng số học sinh

Tỉ lệ sinh bản xứ và ngành truyền thông có gì liên hệ nhau không? Điều này mang lại những lợi thế gì cho các bạn sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp truyền thông?

Khi kết bạn với người bản xứ, bạn sẽ thấu hiểu hơn văn hóa và suy nghĩ của họ. Truyền thông là nghệ thuật thấu hiểu tâm trí và hành vi con người. Bạn không thể làm truyền thông tại Úc nếu không hiểu văn hóa của họ.

Bạn sẽ cải thiện kỹ năng sử dụng tiếng Anh, không chỉ trong môi trường học thuật mà còn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp về truyền thông. Mỗi đất nước, văn hóa và lĩnh vực kinh doanh đều có những thuật ngữ riêng, việc tiếp xúc nhiều với người bản xứ sẽ giúp bạn hình thành khả năng sử dụng tiếng Anh một cách rất tự nhiên và phù hợp

3.2. Năm đầu tiên chậm mà chắc – Bước “chậm” cùng chương trình Cao đẳng truyền thông tại UTS College

Chậm ở đây không phải là tiến độ tiêu cực, mà thể hiện sự giảm tải chương trình học tại năm đầu tiên để bạn có thời gian thích nghi với môi trường sống và học tập tại Úc, tạo cho bạn nền tảng vững chắc để bạn học tốt hơn khi chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân tại UTS. 

Thêm vào đó, bạn sẽ nhận được sự quan tâm theo sát hơn từ giáo viên và đội ngũ chuyên gia ở cả hai khía cạnh ngôn ngữ và học thuật. Sau khi hoàn thành chương trình Cao đẳng, bạn sẽ được miễn giảm 48 tín chỉ khi chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân Truyền thông tại UTS.

3.3. Thực hành, thực hành, thực hành – Hãy chuẩn bị tinh thần “xông pha”

Ngay từ ngày đầu tiên của năm 1 tại UTS College và UTS, hãy chuẩn bị tâm lý bởi bạn sẽ ngay lập tức “lao vào” các dự án nhóm, các buổi thảo luận giải quyết vấn đề, các dự án xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông bằng các công cụ thông dụng. Trường thúc đẩy bạn tham gia các lớp học với tư tưởng của một thực tập sinh/của một người đi làm chứ không chỉ đơn thuần là sinh viên lên lớp nghe giảng.

3.4. Thiết bị công nghệ vượt trội tại UTS: Doanh nghiệp có, UTS có. UTS có, doanh nghiệp chưa chắc có.

Bạn sẽ được sử dụng phòng lab đa chức năng có Adobe Creative Cloud (trị giá 15,000,000vnd/năm) và tất cả phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực truyền thông để bạn thỏa sức hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của mình. Có rất nhiều khu vực làm việc nhóm để bạn tha hồ lôi kéo đồng môn đi “bão não” (brainstorm) mỗi khi “bí” ý tưởng. 

Chưa kể đến “siêu phẩm” Bon Marche studio, thiên đường của những sinh viên năm cuối chuyên ngành sản xuất truyền thông với studio phông xanh, máy chiếu HD, hệ thống ánh sáng cực kỳ chi tiết và thiết bị xử lý âm thanh tối tân. 

Trường có hơn 1,500 thiết bị sẵn sàng để sinh viên sử dụng bất kỳ lúc nào. Sinh viên báo chí tha hồ thi triển “siêu năng lực” viết lách trên trang báo Central News – trang web được giải thưởng báo chí mà UTS xây dựng riêng cho “gà nhà”. Tại đây, mọi bước chân của bạn đều được nâng đỡ bởi thiết bị công nghệ hiện đại nhất.

3.5. Bạn quyết định chương trình học của mình

UTS là điểm đến hoàn hảo nếu bạn yêu thích sáng tạo và theo đuổi tự do. Bên cạnh chuyên ngành chính, bạn còn được chọn thêm 1 chuyên ngành nữa để mở rộng hiểu biết sang những lĩnh vực “lạ”. Hãy tưởng tượng hình ảnh bản thân mình khi ra trường có kiến thức của nhiều ngành và lĩnh vực, đồng thời được trang bị nhiều kỹ năng mềm. Lúc đó bạn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục mục tiêu sự nghiệp của bạn thân rồi phải không nào?

4. Thông tin học bổng ngành Truyền thông

  • UTS College Diploma of Communication – học bổng A$4,000 và A$8,000.
  • UTS Bachelor of Communication (chương trình Flagship của phân khoa Truyền thông) – học bổng 25% toàn bộ chương trình học.

 

Xem thêm: UTS College | Học bổng lên tới A$8,000 dành riêng cho sinh viên Việt Nam

Cơ hội nhận học bổng toàn phần (100%) từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS)

 

Nguồn: Đại học Công Nghệ Sydney (UTS)

 

Nếu bạn muốn biết thêm về chương trình học, lộ trình, học phí, học bổng và cơ hội nghề nghiệp khi học truyền thông tại UTS và UTS College, hãy liên hệ ngay với EFA Việt Nam để nhận được sự tư vấn hiệu quả nhất nhé!