Nhắc đến Halloween, người ta không thể không nhắc đến trò Trick or Treat. Đằng sau trò chơi truyền thống của lễ hội ma quỷ này còn có rất nhiều bí ẩn thú vị. Hãy cùng khám phá với EFA Việt Nam nhé!
Vào tối Halloween 31/10, Trẻ em trong trang phục đi từ nhà này sang nhà khác xin kẹo, bánh, sô-cô-la… (ở một số nước, đó có thể là tiền lẻ). “Trick” (lừa) tức là những hành động nghịch ngợm mà lũ trẻ sẽ làm nếu không được cho kẹo.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc
Trò Trick or Treat trong mỗi dịp Halloween xuất phát từ niềm tin rằng những sinh vật siêu nhiên, hoặc những linh hồn của người chết, cai trị trái đất vào thời điểm này, cần được an ủi
Từ thời Trung cổ đã xuất hiện lễ hóa trong trong những dịp nhất định. Lúc đó, người ta hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau đến từng nhà, biểu diễn những đoạn kịch ngắn để đổi lấy thức ăn và nước uống.
Vào khoảng thế kỷ 15, các tín đồ đạo Kitô đã có tục chia sẻ “bánh tinh thần” (soul cakes). Chiếc bánh ấy vừa đại diện cho người chết, vừa để cầu nguyện cho linh hồn của họ. Sau đó, vào cuối tháng 10, đầu tháng 12 người ta đi từ nhà này qua nhà khác, xin “bánh tinh thần” bằng cách hát. Tục ấy được gọi là “Souling”.
Những tục lệ tương tự như “Souling” được ghi lại ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có Scotland, Anh, Ireland, Mỹ… Cụm từ “Trick or Treat” được sử dụng sớm nhất trong những cuốn sách ở Alberta, Canada.
Sự phổ biến
Trước năm 1940, “Trick or Treat” hầu như chỉ được sử dụng ở Mỹ và Canada. Dần dần, trong những bộ truyện hoạt hình cho trẻ em, cụm từ “Trick or Treat” ngày càng phổ biến. Vào năm 1953, UNICEF tiến hành một chiến dịch gây quỹ vì trẻ em sử dụng khẩu hiệu “Lừa hay lộc”. Theo một thống kê ở Mỹ, đến năm 2005, có khoảng 93% trẻ em, thanh thiếu niên tham gia Trick or Treat mỗi dịp Halloween. Thật bất ngờ đúng không?
Những biến thể
Scotland và Ireland có lễ “guising” vào mỗi Halloween để trẻ em cải trang và đến từng nhà xin quà như đồ ăn, tiền xu. Nguồn gốc của lễ “guising” có từ câu chuyện cổ về những người hành hương. Họ thường mang cải trang, mang đèn lồng đến từng nhà mong được cho bánh trái. Lễ này còn được biết đến với nhiều cái tên khác như “galoshans”.
Ở một vài lãnh thổ của Canada, trẻ em nói “Halloween Apples” thay vì “Trick or Treat”. Điều này có lẽ do sự phổ biến của kẹo táo bơ cứng tại khu vực này.
Ở Pháp, thay vì “Trick or Treat?”, họ sẽ chỉ đơn giản nói “Halloween”. Theo truyền thống, người Pháp sẽ dùng La Charité s’il-vous-Plait ( “Charity, please”). Nhưng có lẽ, vì sự hội nhập mà người ta sử dụng tiếng Anh phổ biến hơn.