Chuẩn bị hành trang lên đường du học được coi là một hành trình vô cùng quan trọng. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và nghiêm túc để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục như: tìm hiểu các thông tin về trường, về khoá học; chuẩn bị giấy tờ xin nhập học; hồ sơ xin visa; tìm thuê nhà; tìm hiểu cách mở tài khoản ngân hàng, mua bảo hiểm Y tế, … Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu công tác chuẩn bị những hành trang cần thiết cho chuyến đi “chinh phục giấc mơ du học Anh” của bạn. Thông qua bài viết này, EFA Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin, sẵn sàng “bay” tới Anh nha!

  1. CHECKLIST NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI SANG ANH DU HỌC.

  • Khi tiến hành làm thủ tục nhập cảnh, hãy nhớ mang theo Visa và tất cả các giấy tờ cần thiết để việc nhập cảnh của bạn diễn ra thật thuận lợi nhất. 
  • Bạn cũng cần phải đi khám sức khoẻ, tiến hành các bài kiểm tra Y tế như: chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và tiêm phòng để hoàn thành các thủ tục xin nhập cảnh. Theo yêu cầu của một số quốc gia, bạn cần khám sức khoẻ ít nhất 8 tuần trước khi bay và mang theo kết quả khi làm thủ tục nhập cảnh.
  • Hãy tìm hiểu và lựa chọn sẵn cho mình nơi ở trước khi sang Du học tại Anh. Bạn có thể lựa chọn ở tại Ký túc xá của trường hoặc thuê nhà ở riêng.
  • Chuẩn bị và mang theo những loại quần áo phù hợp.

     2. DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU CẦN MANG THEO.

  • Hộ chiếu hợp lệ hoặc chứng minh thư nhân dân của bạn nếu bạn đến từ EU
  • Visa du học Anh
  • Tất cả thư của trường đại học, bao gồm thư mời nhập học vô điều kiện và hợp đồng thuê ký túc xá ở trường (nếu có)
  • Bằng chứng các khoản hỗ trợ cho học phí và chi phí sinh hoạt của bạn, bao gồm thư tài trợ nếu có.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe, bao gồm hồ sơ tiêm chủng, ảnh chụp X-quang và các loại thuốc mà bạn sử dụng kèm theo đơn thuốc được kê bởi bác sĩ (nếu có).
  • Bất kỳ tài liệu quan trọng nào khác như bảo hiểm và giấy phép lái xe quốc tế.

      3. HÀNH LÝ

Những đồ nên mang theo

  • Tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã chuẩn bị đủ tiền để tiêu (quy đổi ra đồng bảng Anh) cho những ngày đầu mới sang.
  • Quần áo: Thời tiết ở Anh không thể đoán trước vì vậy bạn nên mang theo cả trang phục mùa hè và mùa đông.
  • Để vơi đi nỗi nhớ nhà, bạn có thể mang theo những đồ vật có giá trị tình cảm, ví dụ như những tấm ảnh của gia đình bạn.

Những đồ KHÔNG nên mang theo

  • Không mang theo chất lỏng (hơn 100ml).
  • Chất lỏng dưới 100ml phải được đựng trong túi trong suốt và có khóa.
  • Các mặt hàng thực phẩm như ngũ cốc, gạo, dưa chua và trái cây.
  • Thực phẩm đông lạnh hoặc nấu chín
  • Bạn có thể tham khảo Danh sách một số hành lý xách tay bị cấm không mang lên máy bay tại đây: https://www.gov.uk/hand-luggage-restrictions/overview.

      4. NƠI Ở

  • Hãy chắc chắn rằng, bạn đã tìm được chỗ ở trước khi đến Anh.
  • Đọc kỹ hợp đồng của bạn, lưu ý ngày bắt đầu và ngày kết thúc

      5. NHẬP CẢNH Ở SÂN BAY

  • Khi làm thủ tục nhập cảnh, hãy thật bình tĩnh trả lời các câu hỏi một cách trung thực nhất.
  • Nếu được phép chính thức nhập cảnh, Cán bộ Xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu để visa Tier 4 của bạn chính thức có hiệu lực. Nếu bỏ qua bước này, trường Đại học sẽ không thể tiến hành kiểm tra ID của bạn.
  • Sau đó, bạn hãy đi lấy hành lý.
  • Đi vào theo làn có biển chỉ dẫn (exit) màu xanh lá cây nếu bạn đã nhận đủ hành lý và hoàn thành các thủ tục nhập cảnh.
  • Đừng ngần ngại hỏi đường hay tìm sự giúp đỡ nếu bạn không biết chắc chắn.

      6. CÁCH DI CHUYỂN TỚI TRƯỜNG.

       Bạn sẽ có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển sau:

  • Đối với giao thông công cộng, tìm hiểu chi tiết tại đây: www.tfl.gov.uk
  • Bạn có thể bắt taxi màu đen có đỗ sẵn ở mọi sân bay London, tuy nhiên lựa chọn này có thể khá tốn kém.
  • Trước khi bay, bạn có thể đặt trước Minicabs và xe sẽ chờ bạn tại sân bay. Hãy tìm hiểu và chọn cho mình chiếc xe có giá cả hợp lý nhất.
  • Mỗi sân bay cũng có dịch vụ xe buýt đưa bạn tới trung tâm London.
  1. SAU KHI HOÀN TẤT CÁC THỦ TỤC NHẬP CẢNH.

Hãy gọi điện thoại hoặc gửi email cho gia đình / bạn bè của bạn và thông báo cho họ rằng bạn đã đến nơi an toàn. Wi-Fi có sẵn miễn phí trong một giờ tại sân bay Heathrow.

  • Thẻ SIM được cung cấp miễn phí cho sinh viên đã đăng ký dịch vụ đưa đón tại sân bay.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ tham dự Chương trình định hướng tại trường của bạn.
  • Tìm hiểu và khám phá  trường Đại học, cửa hàng và các điểm du lịch.
  1. THẺ LƯU TRÚ (BRP – Biometric Residence Permit)

  • Tới gặp Cán bộ Xuất nhập cảnh, đóng dấu để visa Tier 4 của bạn có hiệu lực. Nếu bỏ qua bước này, trường Đại học sẽ không thể tiến hành kiểm tra ID của bạn.
  • Nếu bạn đã được cấp Visa Tier 4 , bạn sẽ cần xin cấp thẻ BRP trong vòng 10 ngày kể từ khi bạn đến Anh.
  • Địa điểm nhận BRP chính là địa điểm bạn đã khai trong đơn xin visa UK.
  • Bạn có thể lấy BRP và hoàn thành kiểm tra ID tại Phòng trợ giúp của trường. Bạn phải mang hộ chiếu để hoàn thành các thủ tục cần thiết.
  • Nếu bạn chọn nhận thẻ tại Bưu điện địa phương, bạn sẽ cần đến đó để nhận thẻ BRP của bạn
  • Nếu bạn dưới 18 tuổi, bạn cần báo cho nhân viên tại Bưu điện biết vì họ có thể cần phải kiểm tra thêm.
  1. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VÀ KHÁM SỨC KHOẺ 

Mở tài khoản ngân hàng

  • Bạn nên mở tài khoản ngân hàng càng sớm càng tốt sau khi đến Anh. 
  • Giấy tờ cần có: hộ chiếu, BRP card, thư mời của trường và giấy chứng nhận cư trú.

Khám sức khoẻ

  • Đăng ký sử dụng Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại nơi bạn sinh sống là vô cùng quan trọng và cần thiết
  • Chúng tôi khuyên bạn nên tiêm phòng Meningococcal ACWY (Viêm màng não) trước khi bạn đến Anh.
  • Miễn phí dịch vụ cấp cứu tai nạn
  • Điều trị nhãn khoa và điều trị nha khoa không nằm trong hệ thống dịch vụ NHS và bạn sẽ phải chịu phí 100% cho mỗi lần khám mắt hoặc răng.
  1. ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ VÀ MÃ BẢO HIỂM QUỐC GIA

    Đăng ký cư trú với cơ quan chức năng

  • Nếu Visa của bạn yêu cầu phải đăng ký cư trú với cảnh sát, bạn phải đăng ký tại Văn phòng hồ sơ du khách nước ngoài (OVRO) ở London. Bạn phải đăng ký nếu Visa trong hộ chiếu của bạn ghi “Đăng ký cư trú với cảnh sát trong vòng 7 ngày kể từ khi đến Anh”
  • Để tìm đồn cảnh sát gần khu vực bạn sinh sống nhất, tra cứu tại đây: www.met.police.uk/local.

Mã bảo hiểm Quốc gia

  • Mã số bảo hiểm quốc gia (NI – National Insurance) của bạn được sử dụng làm số tham chiếu cho hệ thống tín dụng thuế. Bạn bắt buộc phải có số NI trước khi bạn tìm được một công việc ở Anh. Để đăng ký, vui lòng gọi 0845 6000 643. Để biết thêm thông tin về Bảo hiểm Quốc gia, hãy truy cập www.gov.uk.
  1. ĂN, UỐNG & MUA SẮM

  • Có rất nhiều cửa hàng ăn, uống nằm tại khắp khuôn viên của các trường bao gồm: quán salad, đa dạng các món ăn đến từ các nước khác nhau, quán cà phê, quán pizza,…
  • Hầu hết các nhà hàng thường phục vụ các loại đồ ăn chay và đồ ăn cho người theo Đạo, tuy nhiên vẫn nên tìm hiểu và tham khảo kỹ trước khi tới ăn.
  • London có vô vàn các chuỗi nhà hàng và quán bar để bạn có thể khám phá và thưởng thức nền ẩm thực phong phú của Anh.
  1. HỘI CỰU SINH VIÊN

Hội cựu sinh viên giúp bạn duy trì liên lạc với trường đại học sau khi bạn tốt nghiệp.

Lợi ích của thành viên:

  • Được hỗ trợ tìm việc làm và thiết lập các mối quan hệ trong công việc cũng như trong đời sống.
  • Nhận được những quyền lợi độc quyền để bạn có thể tiếp tục phát triển kỹ năng của mình và duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Nâng cao giá trị hồ sơ của các dự án kinh doanh hoặc thành tích của bạn.
  1. VISA SINH VIÊN

  • Các điều luật về xin việc làm tại Anh khi bạn vẫn đang học rất phức tạp và sẽ phụ thuộc vào một số điều kiện kèm theo Visa của bạn.
  • Để biết thêm thông tin mới nhất, hãy truy cập trang web Visa và Di trú  Anh: https://www.gov.uk/government/organisations/uk-visas-and-immigration.
  • Trước khi tìm việc, hãy kiểm tra xem bạn có được phép làm việc không vì nếu bạn làm việc mà không được cấp phép, việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Nếu bạn được phép làm việc, bạn phải xin mã số Bảo hiểm Quốc gia theo số 0845 6000 643.
  • Sinh viên phải nộp thuế thu nhập (tuỳ thuộc vào thu nhập của từng người), khoản này có thể được hoàn lại vào cuối năm tính thuế (thường rơi vào tháng Tư).
  • Nhóm Hỗ trợ sinh viên quốc tế có thể giúp bạn với các truy vấn về thị thực và nhập cư. 
  1. CUỘC SỐNG TẠI LONDON

London là một thành phố hội nhập và đa dạng văn hóa với nhiều nhà hàng, quán rượu, quán bar, bảo tàng và khu vực mua sắm.

  • Dễ dàng du lịch, khám phá vì London có một mạng lưới giao thông công cộng nổi tiếng thế giới.
  • Đa dạng văn hóa, công viên rộng lớn, cơ sở vật chất tuyệt vời phục vụ cho các bộ môn thể thao, đa dạng các lễ hội thú vị.
  • Great British Mag www.greatbritishmag.co.uk là một tạp chí online dành cho sinh viên nước ngoài đến du học tại Anh. Hàng tuần, tạp chí sẽ cập nhật các bài viết theo các chủ đề khác nhau để giúp bạn ổn định và tận hưởng thời gian của bạn ở Vương quốc Anh.
  1. HỆ THỐNG GIAO THÔNG TẠI LONDON

  • Khi bạn đến London, bạn có thể sẽ di chuyển bằng xe buýt, tàu hỏa hoặc tàu điện ngầm. Tất cả các phương thức vận chuyển này đều sử dụng hệ thống thẻ Oyster.
  • Để mua thẻ này, bạn có thể đặt trực tuyến trước khi đến hoặc mua thẻ từ nhà ga gần nhất.
  • Bạn có thể đặt mua thẻ Oyster dành cho sinh viên để được giảm giá hàng tháng và hàng tuần tại đây:

https://tfl.gov.uk/fares-and-payments/adult-discounts-and-concessions/18-student.

  • Tiền mặt không được chấp nhận trên xe buýt hoặc tàu hỏa.
  • Contactless bank card (Thẻ không cần quẹt) và thanh toán trên di động được chấp nhận trên phương tiện giao thông công cộng tại London.
  1. SỨC KHỎE VÀ SỰ AN TOÀN.

  • Số liên lạc cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe là 111, liên lạc với Cảnh sát theo số 101.
  • Khi bạn nghe thấy chuông báo cháy, bạn phải sơ tán ngay lập tức.
  • Bạn nên mua bảo hiểm cho tài sản cá nhân của mình.
  • Bảo quản tài liệu cá nhân của bạn thật cẩn thận.
  • Nếu đi taxi, hãy chắc chắn rằng nó được cấp phép và bạn đã đặt trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.