Cuộc sống tại một đất nước xa lạ chắc chắn là không dễ dàng, tất cả các bạn sinh viên đều sẽ có rất nhiều những băn khoăn về việc làm sao để có thể hoà nhập với cuộc sống và người dân bản địa nơi đây. Trong đó phải để đến những vấn đề như nhà ở, đi lại,….
1. Nhà cửa
Một mái ấm để nghỉ chân, những người bạn để cùng chia sẻ là những điều quan trọng khi bạn đi du học. Trong bà viết này, EFA Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn những hình thức chỗ ở phổ biến khi du học Anh. Đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam.
Nội dung bài viết
Chỗ ở trong năm học đầu tiên khi du học Anh
Gần như tất cả sinh viên du học Anh học năm nhất đều được đảm bảo chỗ ở tại một trong những ký túc xá của trường.
- Ký túc xá (Residence hall) là gì?
Đây là một toà nhà gồm các phòng đơn. Thỉnh thoảng được tách thành những căn hộ. Trong đó có khu bếp chung và không gian sinh hoạt giữa 4 – 10 sinh viên. Bạn có thể đề xuất một số kiểu người bạn thích sống cùng. Nhà trường sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu và sắp xếp các sinh viên thành 1 nhóm.
- Làm thế nào để chọn chỗ ở?
Một khi chấp nhận thư nhập học của trường, ban tuyển sinh sẽ gửi bạn thông tin về các lựa chọn chỗ ở. Thường sẽ là các hướng dẫn với hình ảnh. Một số tours ảo có thể có trên website. Bạn hãy tham khảo ngay khi còn ở Việt Nam.
Hãy xem xét khả năng tài chính. Từ đó, tham khảo mức giá thuê nhà. Chi phí sinh hoạt vì giá thuê sẽ thay đổi tùy vào điện kiện. Như các tiện ích trong phòng (ví dụ thức ăn, các khoản tự túc) và cơ sở vật chất khu nhà. Sau khi quyết định, bạn sẽ thông báo lại với nhà trường lựa chọn của mình bằng cách đăng ký online.
- Vấn đề đồ đạc đi kèm với chỗ ở
Bạn sẽ được cung cấp bàn, ghế, giường, tủ quần áo, tủ kéo… Bạn phải mua thêm 1 số thứ khác như: đèn học, đồ dùng nhà bếp, chăn đệm, và đồ cá nhân.
Những năm học tiếp theo khi đi du học anh
Sau năm đầu, bạn thường sẽ phải chuyển ra ngoài khu học xá. Hầu hết lựa chọn lúc này sẽ là tìm căn hộ, nhà cho thuê. Thông tin về các loại nhà ở này có thể tìm được các trang web như Gumtree, hoặc thông tin trên báo. Văn phòng nhà ở trường đại học cũng có thể giúp bạn liên lạc với một vài đại lý hoặc chủ nhà cho thuê uy tín, những người đã cho sinh viên thuê thành công trước đó.
- Những điều cần cân nhắc khi tìm chỗ ở ngoài kí túc xá
Ngân sách – Bạn có thể chi trả bao nhiêu phí thuê nhà/ phí tiện ích trong 1 tháng?
Việc đến lớp – Có cách nào đến lớp từ chỗ ở mới (bạn có thể đi bộ/ đạp xe đến đó hoặc phương tiện giao thông công cộng có thuận tiện?)
Lựa chọn địa điểm – Bạn có ở gần bạn bè mình, các khu mua sắm và các điểm đến khác? An toàn – Bạn có thấy khu vực xung quanh ngôi nhà cho thuê an toàn?
2. Phương tiện đi lại
Dĩ nhiên một hệ thống giao thông dù có tốt đến mấy cũng không thể tránh khỏi những ác tắc, ức chế nhất là với những quốc gia phát triển như Anh. Song đừng vội nản lòng, bởi nếu chỉ chú ý kỹ một chút và áp dụng những tip sau đây, bạn sẽ sử dụng phương tiện đi lại khi du học Anh không hề phức tạp và đắt đỏ như đồn đại.
Tàu hỏa
Với hệ thống ga tàu rất phát triển, tàu hỏa là phương tiện đi lại khi du học Anh phổ biến với mọi sinh viên. Du học sinh full-time quốc tế đều có quyền sở hữu cho mình một thẻ 16-25 Railcard. Giống vé tháng xe bus ở Việt Nam, với £30/năm Railcard giúp tiết kiệm 30% chi phí đi tàu cho 1 năm sử dụng. Không những thế nếu tinh ý hơn, bạn thậm chí có thể săn được vé sale rất rẻ , Railcard còn chỉ £26/năm tại các web deal cho sinh viên như studentbean.com.
Nếu không thích đặt vé online, bạn luôn có thể đến sớm tại các ga tàu để hỏi mua vé. “First comes first serve” hãy đảm bảo mình đến đủ sớm để tránh hết vé và tiết kiệm cho mình £1/lượt tàu bằng cách đăng ký trực tiếp.
Xe bus
Di chuyển bằng xe bus luôn là phương tiện đi lại hàng đầu của du học sinh Anh bởi tiêu chí “ngon-bổ-rẻ”. Là sinh viên là bạn sẽ được discount rất nhiều khi sử dụng thẻ xe bus tuần, tháng, quý và năm. Nếu ở London, đừng quên trang bị cho mình một tấm thẻ Oyster card hoặc thẻ thông minh không tiếp xúc (Contactless bankcard) để thanh toán phí xe bus. Do thẻ chỉ dùng ở London nên nếu sang vùng khác bạn vẫn cần mua vé trên xe như bình thường.
Hãy tải về điện thoại những ứng dụng như UK Bus Checker, CityMapper để nhận được những thông tin lộ trình cập nhật và được hỗ trợ thanh toán một cách nhanh nhất.
Xe khách
Xe khách sẽ là phương tiện đi lại không tồi nếu bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch đường dài. Hai nhà cung cấp dịch vụ xe khách lớn nhất nước Anh là bao gồm: National Express – cao cấp, free wifi, chỗ ngồi rộng thoải mái và Megabus – dịch vụ phổ thông. Với National Expressbạn được offer deal giảm giá hàng năm Young Persons Coachcard trị giá £12, discount 30% giá vé thông thường. Mặt khác Megabus đem đến dịch vụ NUS card giảm giá 10% và NUS Extra card là 20% cho tất cả các chuyến.
Lưu ý, nếu bạn ở Scotland, nhà cung cấp xe chính sẽ là Citylink và ở Bắc Ireland là Translink.
Máy bay
Hiện tại ở Anh có 24 hãng hàng không thương mại đang cung cấp các dịch vụ bay trong nước và quốc tế. Tuy chi phí di chuyển bằng máy bay có phần đắt đỏ, song thử tưởng tượng với những hành trình xa như từ London đến Edinburgh, bạn có chắc là mình muốn dành ra 5 tiếng đi tàu, nửa ngày đi xe khách trong khi máy bay chỉ mất 40 phút hay không? Chưa kể giá bay nội địa và trong EU của Anh rất phải chăng. Truy cập vào website Skyscanner để săn cho mình deal vé giá rẻ nhất.
Taxi
Phương tiện đi lại khi du học Anh thuận lợi hàng đầu phải kể đến taxi. Tiện là vậy, nhưng bởi giá dịch vụ khá cao và phụ thuộc nhiều vào tình trạng giao thông nên việc sử dụng taxi làm phương tiện đi lại đối với sinh viên Việt tại Anh đôi khi là khá đắt đỏ. Tuy không bắt buộc nhưng trong văn hóa Âu-Mỹ, bạn thường phải chi một khoản tip cho lái xe, khoảng 10% giá trị bill. Mẹo nhỏ khi xài taxi là hãy rủ một vài bạn bè đi chung để share chuyến và luôn lưu sẵn số điện thoại của hãng taxi địa phương nơi bạn ở. Bởi nếu chẳng may phải đi đâu đó lúc nửa đêm, bạn sẽ không muốn mình bị “chém đẹp” bởi những kẻ cơ hội.
Cuối cùng nếu bạn thường xuyên phải sử dụng taxi, bạn sẽ muốn cài ứng dụng Uber vào điện thoại. Bởi Uber cung cấp dịch vụ taxi với giá rất mềm và gần như có thể gọi mọi lúc mọi nơi.
Tự lái xe
Muốn lái xe ở Anh bạn phải nắm vững Highway Code, đỗ bài kiểm tra lái xe và đóng đầy đủ các loại thuế bảo hiểm xe cộ. Ba năm một lần, bạn cần đưa xe tới Bộ giao thông vận tải (MOT) để đánh giá độ an toàn.
Dù được tao rất nhiều điều kiện để tự lái xe nhưng bởi chi phí bảo hiểm và các chi phí liên quan đắt đỏ, nên ngay cả sinh viên bản xứ ở Anh cũng ngần ngại sắm cho mình một chiếc xe. Tuy vây, nếu vẫn muốn tự lái, Zipcar account sẽ là ứng dụng bạn cần. Zipcar cung cấp dịch vụ cho thuê xe tự lái (xe đã được đổ đầy xăng)
Xe đạp
Thích thú với thời tiết mát mẻ dễ chịu của Anh? Ngại gì mà không tậu ngay cho mình môt chiếc xe đạp và đi loanh quanh thành phố! Cycle UK Greenwich, Nip Nip… là những chuỗi cửa hàng xe đạp lớn ở nước Anh. Nơi cung cấp các dịch vụ cho thuê và sửa chữa với giá rất phải chăng. Ngoài ra hiện nay, nhiều trường đại học cũng liên kết với các công ty địa phương giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận loại hình phương tiện đi lại này . Khi tham gia giao thông, lưu ý lái xe trong khu vực cho phép, chú ý đến các biển báo và tín hiệu giao thông.
Với những thông tin cơ bản những lưu ý với từng phương tiện đi lại ở Anh chắc chắn bạn sẽ có những lựa chọn và lưu tâm riêng cho mình. Việc sử dụng các phương tiện trở nên linh động và dễ dàng hơn nhiều khi sở hữu những thông tin bổ ích này
3. Chi phí ăn ở tại Anh
Chi phí sinh hoạt tại Vương quốc Anh rất đa dạng, tùy thuộc vào thành phố nơi bạn du học. Do đó, trong bài viết này EFA chỉ xin nêu chi phí trung bình bạn sẽ phải chi. Mọi con số dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
- Chỗ ở
Nếu bạn chọn sống ở kí túc xá của trường đại học thì thường giá dao động từ 50 – 80 bảng Anh/ tuần. Một số trường có căng tin phục vụ đồ ăn thức uống cho bạn, cũng có những trường chỉ có gian bếp để bạn tự nấu đồ ăn cho mình.
Trong trường hợp bạn không thích sống ở kí túc xá, bạn có thể thuê nhà ở riêng. Cách tiết kiệm nhất là sống chung với một nhóm du học sinh khác. Giá tiền thuê nhà có thể từ 35 bảng Anh/ tuần tùy thuộc cơ sở vật chất của chỗ đó.
Nếu bạn đến Anh để học tiếng Anh hoặc các khóa học ngắn hạn, bạn có thể chọn phương án ở nhà dân (homestay). Chi phí để ở homestay thường vào ~ 100 bảng Anh/ tuần tại Luân Đôn và có xu hướng giảm khi nhà dân ở càng xa Luân Đôn.
- Sinh hoạt phí
Thức ăn: Nếu bạn cần phải tự mua thức ăn cho mình thì hãy cố gắng chi vào khoảng 25-30 bảng Anh/ tuần.
Điện thoại: ~5 bảng Anh/ tuần
Internet: ~5 bảng Anh/ tuần
Tiền điện, nước, máy sưởi,…..: ~10 bảng Anh/ tuần (chi phí này sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm trong năm)
Đi lại: Nếu bạn ở xa trường đại học của mình, bạn phải tính đến chi phí đi lại. Thường chi phí này rơi vào ~ 10 bảng Anh/ tuần hoặc thậm chí hơn.
Dụng cụ học tập: Bạn sẽ chi tiền cho sách vở, in ấn các thứ ~ 7 bảng Anh/ tuần
Vui chơi giải trí: Vé xem phim ở Vương quốc Anh có giá ~ 8 bảng Anh, một cốc bia ~3 bảng Anh, thuê một DVD ~ 3 bảng Anh. Bạn có thể tự tính toán chi phí vui chơi dựa vào khả năng tài chính của bản thân.
Tại EFA, nhiều học viên du học Anh đã có những trải nghiệm thú vị. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn chuẩn bị thật tốt trước khi lên đường