New Zealand là một đất nước với những dãy núi kỳ vĩ xanh mát trải dài, những bãi biển nên thơ. New Zealand còn là một quốc có nền giáo dục chất lượng quốc tế. Nơi đây mang tới nhiều cơ hội học tập và dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế. Chính vì vậy, New Zealand là nơi yêu thích của học sinh trên khắp thế giới và mong muốn lựa chọn tới du học. Qua bài viết sau, hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về du học New Zealand và những thủ tục khi du học nhé!

New Zealand

1. Điều kiện đi du học New Zealand 

Để có thể đi du học New Zealand, bạn cần đạt đủ 2 điều kiện, đó là trình độ học vấn và khả năng tài chính. Tiếng Anh không phải là điều kiện bắt buộc như một số nước khác tuy nhiên đây là yếu tố giúp bạn thuận lợi hơn trong việc xin Visa. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sang học khoá Tiếng Anh tại New Zealand trước khi vào học chương trình chính khoá.

2. Thủ tục xin cấp Visa du học New Zealand

Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật. Hồ sơ xin visa về cơ bản gồm có:

  • Kết quả học tập
  • Thư chấp nhận việc học tập
  • Thư chấp nhận chỗ ở của học sinh tại New Zealand
  • Chứng minh tài chính
  • Giấy khai sinh
  • Sơ yếu lý lịch
  • Chứng minh nhân dân
  • Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của tỉnh/thành phố nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú cấp (đối với học sinh trên 17 tuổi).

EFA Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bạn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ, hồ sơ cho bạn. Vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề giấy tờ.

3. Thủ tục chứng minh tài chính

Để du học tại New Zealand, tùy theo tình hình tài chính của gia đình bạn mà sử dụng các loại giấy tờ chứng minh tài chính khác nhau. Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật. Thủ tục chứng minh tài chính căn cứ theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ nhà, đất hợp lệ
  • Tài khoản ngân hàng
  • Giấy phép kinh doanh (đối với chủ doanh nghiệp)
  • Biên lai thuế trong vòng 12 tháng gần nhất
  • Giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng
  • Hợp đồng lao động…

4. Học dự bị đại học

New Zealand có tất cả 8 trường Đại Học và 21 Viện công nghệ công lập đào tạo đa ngành nghề, đa bằng cấp. Chương trình Dự bị ĐH được giảng dạy ở rất nhiều trường. Mọi học sinh PTTH đã tốt nghiệp lớp 11 – 12 đều có thể tham gia. Điều kiện Tiếng Anh IELTS 5.5 tuy nhiên điều kiện này không bắt buộc bởi học sinh có thể sang học khóa tiếng Anh tại New Zealand trước khi vào học khóa chính.

Học khóa Dự bị sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giảm áp lực thi cử. Bên cạnh đó, đây còn cơ cơ hội đảm bảo cho bạn được nhận vào các trường đại học hàng đầu tại New Zealand và thế giới. Bổ sung các kiến thức và kĩ năng cần thiết sẽ giúp bạn hòa nhập môi trường học tập mới và bắt kịp chương trình đào tạo tại New Zealand nhanh hơn và dễ dàng hơn. Học bổng cho các khóa dự bị đại học cũng rất phong phú, khoảng từ 25-50% học phí toàn khóa.

5. Các hình thức học bổng tại New Zealand

Tại New Zealand, có nhiều hình thức học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Bao gồm:

  • Học bổng được xét cấp trực tiếp bởi các trường đại học của New Zealand. Bạn liên lạc với các trường để biết được điều kiện cụ thể.
  • Học bổng Chính phủ New Zealand, xét cấp thông qua Tổ chức giáo dục New Zealand dành cho bậc ĐH (số lượng rất hạn chế) và sau ĐH.
  • Chính phủ New Zealand cũng cung cấp các suất học bổng sau ĐH theo chương trình NZAID, chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Chương trình này dành cho khối công chức và mở rộng cho tất cả các đối tượng.

Điều kiện apply học bổng: Ứng viên đã tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sĩ loại khá, giỏi, trình độ Anh văn IELTS từ 6.5 trở lên. Bạn có thể sẽ được yêu cầu viết một đề tài nghiên cứu theo chủ đề nhất định.

6. Nhà ở và ăn uống

Tại New Zealand, chi phí sinh hoạt, đi lại và nhà ở tại New Zealand không quá đắt đỏ so với Úc và các nước châu Âu khác như Anh, Thụy Sỹ… Sinh viên có thể ở tại nhà người dân bản xứ (homestay), ở trong khu ký túc xá của trường, khu nhà trọ…

Mức chi phí sinh hoạt phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình Việt Nam. Trung bình mức chi phí sinh hoạt (đi lại, ăn ở, giải trí…) trung bình là 10.000 NZD/năm. Cụ thể:

  • Ở chung nhà gia đình New Zealand: 150 – 180 NZD/tuần gồm cả ăn và ở.
  • Thuê chung nhà với bạn: 97 – 250NZD/tuần/phòng.
  • Ở KTX: 145 – 200 NZD/tuần
  • Tiền vé máy bay: khoảng 650 USD/1 chiều (Phụ thuộc vào hãng hàng không bạn chọn)
  • Phí khám sức khỏe: 75 – 100 NZD tùy phòng khám.

7. Làm ngoài giờ

Sinh viên được phép làm thêm 20 giờ/tuần. Đối với sinh viên theo học các khóa học từ 12 tháng trở lên, bạn có thể nộp đơn xin đi làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ hè. Sinh viên quốc tế có thể tìm cơ hội việc làm thông qua nhiều kênh khác nhau. Ngay tại trường học, Phòng Việc làm sinh viên sẽ đưa ra các công việc trong kì nghỉ cũng như việc làm tạm thời, đặc biệt là các công việc ngay trong khuôn viên khu học xá. Ngoài ra, báo địa phương, internet cũng là một nguồn tìm kiếm thông tin việc làm hữu dụng. Bạn có thể nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi, cả offline lẫn online.

Công việc dành cho sinh viên rất đa dạng. Các công việc chủ yếu là trong các quán bar, nhà hàng, quán café hoặc một vài công việc liên quan đến chuyên môn với mức thu nhập trung bình khoảng 13 – 14$/h. Mức thu nhập này cũng có thể cao hơn khi bạn có trình độ chuyên môn phù hợp hoặc đạt được thỏa thuận với người quản lí. Bên cạnh đó với đặc thù nông nghiệp trồng trọt, du học sinh có thể lựa chọn tới các nông trại đang cần nhân lực trong kì nghỉ giữa kì học để xin làm các công việc như thu hoạch trái cây với mức lương không tệ. Cụ thể:

  • Bồi bàn, phục vụ: 14 NZD/h
  • Trông trẻ: 9 – 10 NZD/h
  • Làm ở trạm xăng: 15 – 18 NZD/h
  • Nhân viên siêu thị: 13 NZD/h
  • Thu hoạch hoa quả: 12 – 15 NZD/h

8. Ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên quốc tế có thể đăng ký giấy phép ở lại làm việc trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc các khóa học mà có thể đạt điểm trong Chương trình di trú theo khả năng (Skilled migrant category). 

Xem thêm: Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp tại New Zealand

 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về du học New Zealand và những thủ tục khi đi du học. Hãy liên hệ ngay với EFA Việt Nam để được nhận tư vấn chi tiết. Chúc bạn có những lựa chọn phù hợp trên con đường du học!