Bản đồ tư duy (Mindmap) có lẽ là một phương pháp không quá là xa lạ đối với các bạn học sinh. Đây có thể được coi là một cách thức để ghi chép tổng hợp lại kiến thức, chi tiết bằng cách liên kết chúng với nhau bằng hình ảnh, màu sắc. Nhờ đó thông tin có thể được ghi nhớ và nhìn nhận một cách dễ dàng. Tuy nhiên để tận dụng “Mindmap” một cách hiệu quả nhất cần có một sự tập luyện nhất định. Hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về 7 bí quyết giúp các bạn áp dụng bản đồ tư duy dễ dàng hơn nhé.

Mind Map1. Sử dụng Mindmap để ghi chép bài.

Bản đồ tư duy là một cách tuyệt vời cho các bạn sắp xếp kiến thức được giảng ở trên lớp. Khi mà mỗi ngày phải tiếp thu hàng tá các thông tin, sự kiện hay là công thức việc ghi nhớ hết chúng là một điều rất khó. Việc viết chúng dưới dạng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta tập trung vào những kiến thức quan trọng nhất và từ đó liên kết nó với các thông tin bổ sung bằng hình ảnh. Nó sẽ giúp học sinh cô đọng được toàn bộ những gì mình học vào vài trang giấy. Và mỗi khi cần ôn luyện việc nhìn vào một trang giấy ắt hẳn sẽ dễ hơn việc tìm lại những gì mình đã gi trong một biển chữ.

2. Sử dụng Mindmap để lập dàn ý cho bài viết.

Ắt hẳn trước khi vào bài viết, giáo viên đều nhắc chúng ta rằng hãy lập trước một dàn ý. Vậy thay vì cách liệt kê thông thường, tại sao không áp dụng bản đồ tư duy vào việc lập dàn bài. Bạn sẽ không phải lo về việc viết các câu đầy đủ nữa mà chỉ đặt các ý chính vào với nhau. Từ đó liên kết chúng lại và lập ra cấu trúc và phân đoạn.

Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn tạo ra một bài viết trôi chảy và được sắp xếp logic. Nó giúp bạn tập trung vào ý chính mà bạn muốn truyền đạt, những thông tin cần thiết và tránh dài dòng và lạc đề

3. Mindmap giúp bạn chuẩn bị cho các bài kiểm tra.

Chắc hẳn học sinh nào cứ mỗi kỳ kiểm tra đều phải vùi đầu vào núi sách vở để ôn luyện kiến thức mà có lẽ chúng ta đã quên từ lâu. Tuy nhiên với sơ đồ tư duy mọi thứ có thể được đơn giản hoá đi rất nhiều. Hãy xem lại những ghi chép trên lớp và tạo bản đồ với các ý chính mà bạn cần nhớ.

Để kiểm tra xem mình đã thuộc những kiến thức đó chưa hay thử làm một bản đồ tư duy mới chỉ với các ý chính. Bạn sẽ thấy rằng mình bắt đầu nhớ kiến thức rõ hơn và có thể liên kết chúng với nhau dễ dàng.

4. Tạo cảm hứng sáng tạo từ Mindmap.

Khi bắt đầu bất cứ một việc sáng tạo nào đó, nhiều người thường kẹt tại phần lên ý tưởng. Vậy tại sao không sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đó. Cũng như não bộ của chúng ta, bạn sẽ có một suy nghĩ – có thể là một hình ảnh, một từ hay cảm xúc – dẫn tới vô vàn các ý tưởng.

Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp bạn hình tượng hoá các ý tưởng đó lên giấy. Vì thế đừng chần chờ mà hãy bắt đầu viết bất kỳ ý tưởng nào nảy lên trong đầu bạn dù nó có thế nào đi nữa. Đó chính là cách mà những tác phẩm tuyệt vời bắt đầu.

5. Mindmap giúp giải quyết vấn đề.

Nếu gặp phải một vấn đề khó, hãy dùng bản đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ. Thay vì cố gắng suy nghĩ “nát óc” để tìm ra giải pháp, hãy liệt kê toàn bộ những khả năng và cách giải quyết vấn đề ra một sơ đồ. Từ đó bạn có thể chỉnh sửa thông tin, tìm ra một lối giải quyết thực tiễn và hợp lý nhất. Nên nhớ rằng khả năng đối mặt với thử thách và giải quyết chúng là một kĩ năng đáng có và có giá trị trong mắt các trường đại học và các nhà tuyển dụng. 

5. Mindmap hỗ trợ làm thuyết trình.

Thay vì đọc vẹt từ những tờ note hay từ slide thuyết trình, việc trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy sẽ giúp kích thích trí nhớ của bạn. Giúp cho bạn thuyết trình một cách tự nhiên hơn, giúp bạn tương tác với người nghe và có ngôn ngữ cơ thể thoải mái. 

Khi thuyết trình bằng sơ đồ tư duy bạn sẽ chỉ giữ lại những thông tin thú vị nhất, và sắp xếp chúng theo cấu trúc rõ ràng nhất giúp cho người nghe không bị ngợp. 

7. Học nhóm thông qua Mindmap.

Học nhóm là cách hay để các bạn cùng nhau thảo luận và đưa ra ý tưởng và sơ đồ tư duy là một cách để chúng ta tổng kết lại tất cả kiến thức. Đầu tiên mỗi bạn hãy tự làm cho mình một sơ đồ tư duy riêng về chủ đề được thảo luận. Sau đó, hãy cùng nhau cóp nhặt nhưng ý tưởng hay nhất rồi tạo ra một bản đồ tư duy tổng hợp tất cả ý kiến của mọi người. Bằng cách này mọi người đều sẽ có sự đóng góp và giúp bạn hoàn thiện bài hiệu quả. 

 

Xem thêm: Âm nhạc cho học tập: 6 dòng nhạc giúp bạn tập trung tốt hơn

15 mẹo để tránh trì hoãn và tăng năng suất học tập và làm việc

 

Mong rằng qua bài viết này chúng ta đã có một cái nhìn khái quát hơn về bản đồ tư duy Mindmap và các cách bạn có thể áp dụng nó vào học tập. EFA Việt Nam xin chúc các bạn gặt hái nhiều thành quả bằng cách áp dụng phương pháp học độc đáo này. Nếu có thắc mắc về phương pháp học tập hay bạn đang tìm kiếm một lộ trình học tập phù hợp với bản thân, hãy trực tiếp liên hệ với EFA Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhé!