Hoa Kỳ là một nước có nền giáo dục bậc nhất thế giới. Mỹ cũng là nơi thu hút du học sinh tới từ khắp mọi nơi trên thế giới. Bạn có niềm đam mê với nước Mỹ? Bạn mong muốn được du học tại Mỹ? Nhưng bạn lại chưa thực sự hiểu và cần thêm thông tin tham khảo về chương trình du học bậc Đại học tại Mỹ. Vậy hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về một số lưu ý đối với sinh viên Việt Nam khi du học bậc Đại học tại Mỹ nhé!

Lưu ý đối với du học sinh Việt Nam tại Mỹ

1. Các loại trường Đại học tại Mỹ

a. Các trường đại học công lập

Các trường đại học công lập của tiểu bang do chính quyền tiểu bang quản lý, tài trợ về tài chính và được đánh giá – kiểm tra chất lượng bởi hiệp hội các trường đại học – cao đẳng trong khu vực. Mỗi tiểu bang thường có ít nhất là một trường đại học lớn (state university) và các trường đại học cỡ nhỏ (state college). Một số tên trường đại học của tiểu bang có mang chữ “State” (Tiểu bang), còn một số thì mang tên “college”.

b. Các trường đại học tư thục

Thường do cá nhân và tổ chức riêng thành lập và điều hành, và cũng được kiểm tra chất lượng bởi hiệp hội các trường đại học – cao đẳng trong khu vực. Học phí các trường đại học tư thường cao hơn trường đại học công lập và đa số các trường có quy mô nhỏ hơn các trường công về khuôn viên lẫn quy mô đào tạo.

c. Trường đại học liên kết với các tổ chức tôn giáo

Nhiều đại học Hoa Kỳ do các tổ chức tôn giáo thành lập. Tuy thế, mối liên hệ giữa trường đại học và tổ chức tôn giáo có thể rất linh động hoặc thậm chí lỏng lẻo và đào tạo không chỉ sinh viên theo 1 tôn giáo cụ thể mà là từ tất cả các tôn giáo, quốc gia, dân tộc…. Các trường này đào tạo tương tự như các trường đại học khác.

d. Các trường đại học kỹ thuật/ học viện kỹ thuật (“Institute of technology” hay “technical institute”)

Đây là một loại trường đào tạo các chương trình có độ dài ít nhất là bốn năm về khoa học và công nghệ và cấp bằng cử nhân. Một số trường có các chương trình sau đại học, một số trường khác có những khóa học ngắn hơn. Đặc điểm chung của chương trình đào tạo tại đây là mang tính thực hành cao. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp có được các kỹ năng cần có cho thị trường lao động.

2. Chương trình đào tạo tại Mỹ

Tại Mỹ, các chương trình đào tạo rất đa dạng trong đó:

  • Cử nhân                        : 04 năm
  • Thạc sỹ                          : 02 năm
  • Tiến sỹ                           : >=3 năm

Đối với sinh viên Việt Nam có mong muốn du học tại Mỹ, bạn có thể lựa chọn theo các lộ trình học tập như sau:

  • Hết lớp 11                     : học cao đẳng cộng đồng 2 năm + cử nhân 2 năm;
  • Hết lớp 12                     : học thẳng vào năm 1 đại học
  • Hết cử nhân                  : học lên thạc sỹ
  • Hết cử nhân (xuất sắc) hoặc hết thạc sỹ : học lên tiến sỹ.

3. Yêu cầu đầu vào & Hồ sơ xin học

a. Yêu cầu đầu vào

Yêu cầu đầu vào chi tiết của mỗi trường sẽ khác nhau và có những điều kiện xét tuyển khác nhau đối với từng trường, từng ngành học. Nhưng yêu cầu chung là:

  • Học lực: khá giỏi trở lên – tùy ngành và tùy trường;
  • Tiếng Anh: 60- 64 PTE A hoặc 89- 95 TOEFL;
  • Kinh nghiệm làm việc nếu học một số ngành thuộc bậc học thạc sỹ, tiến sỹ.

b. Hồ sơ xin học

Cho dù là chọn đi du học tại nước nào, bạn cũng đều cần có Hồ sơ xin học. Tuy nhiên, mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau. Và đối với Mỹ, Hồ sơ xin học bao gồm:

  • Bằng và bảng điểm bậc học cao nhất
  • Chứng chỉ SAT/ACT/GMAT/ GRE
  • Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PTE A hoặc TOEFL đạt yêu cầu (hoặc sang Mỹ học thêm tiếng Anh)
  • Hộ chiếu còn hạn đủ thời gian học tại Mỹ.

4. Học phí

  • Học phí các trường thường từ 12,000 – 18,000 – 35,000 USD/ năm tùy trường. 
  • Một số ngành học phí khá cao, ví dụ như ngành Y: 47,000 – 67,000 USD/ năm. 
  • Học phí các trường tư đắt hơn, khoảng 20,000 – 50,000 USD/ năm.

5. Khai giảng

Các kỳ khai giảng chính ở các trường là tháng 9 và tháng 1 hàng năm. Thời gian xin học từ 4 – 12 tuần với hạn chót nộp hồ sơ xin học 5 – 6 tháng trước khi khóa học khai giảng.

6. Phỏng vấn xin Visa

Phỏng vấn xin Visa được coi là bước khó nhất trong các khâu chuẩn bị làm hồ sơ du học. Bởi việc phỏng vấn xin Visa sẽ do chính trực tiếp những người xét Visa phỏng vấn bạn. Nhiệm vụ của bạn sẽ phải làm là chuẩn bị thật tốt và đầy đủ các hồ sơ cần thuyết và luyện tập phỏng vấn. 

Đừng quá lo nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong bước này. EFA Việt Nam tự tin có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các thủ tục này. Hãy liên hệ với EFA Việt Nam để nhận tư vấn ngay nhé!

7. Học tập

a. Đánh giá điểm cấp 3 để nhận vào đại học.

Các trường đại học Mỹ thường yêu cầu sinh viên quốc tế có bảng đánh giá học lực- bằng cấp bậc phổ thông trung học trong hồ sơ xin học. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá độc lập như WES (world education service), học sinh cần gửi bằng và học bạ gốc đến đây, họ đánh giá tương đương với bằng cấp 3 của Mỹ/ học lực… căn cứ vào đây các trường quyết định nhận hay không nhận học sinh. Phí xét/ đánh giá từ 100- 150 USD, thời gian xét từ 4-8-12 tuần tùy nơi.

b. SAT/ ACT cho nhập học đại học, GMAT/ GRE cho học thạc sỹ

Ngoài yêu cầu về tiếng Anh, đa số các trường đại học Mỹ khi xét tuyển cử nhân, yêu cầu ứng viên có SAT hoặc ATC, trong khi một số trường chỉ yêu cầu khi ứng viên đăng kí xin học bổng; và khi xét tuyển thạc sỹ, yêu cầu GMAT với ứng viên học MBA hoặc các ngành liên quan đến kinh tế (kinh tế/ tài chính/ ngân hàng/ kế toán/ thương mại/ quản trị…) và GRE nếu học các ngành còn lại.

8. Đời sống

a. Ăn ở

Sinh viên có thể lựa chọn ở homestay, ký túc xá hoặc ở chung với sinh viên khác. 

Mức phí ăn ở sẽ dao động từ 6,000 – 12,000 – 15,000 USD/ năm.

Học sinh dưới 18 tuổi bắt buộc ở homestay hoặc ký túc xá hoặc nhà người thân được trường cho phép.

b. Làm thêm

Sinh viên được làm thêm 20h/ tuần trong thời gian học trong ký túc xá, và toàn thời gian vào dịp hè/ lễ. 

Các việc làm thêm với thu nhập từ 6 – 8 – 10USD/giờ, thường là các công việc ở khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán đồ, gia sư, nhà máy, các việc văn phòng phù hợp.

c. Ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp 

Sinh viên cao đẳng tại Mỹ được ở lại làm việc 1 năm, sau đó phải quay về nước. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết qua một số bài viết tổng hợp sau: 

Xem thêm: Du học Mỹ: Những lưu ý khi chuẩn bị thủ tục du học năm 2020

5 điều kiện du học Mỹ 2020

 Du học Mỹ: Tìm hiểu các chương trình thực tập dành cho du học sinh

 

Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về du học Bậc Đại học tại Mỹ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với EFA Việt Nam để nhận tư vấn trực tiếp. EFA Việt Nam sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ du học. EFA Việt Nam chúc bạn thành công!