Không phải bảng điểm đẹp lung linh cùng thành tích ngoại khóa sáng ngời. Cũng không phải bài luận đầy tâm huyết mà bạn đổ biết bao công sức viết. Chính tấm Visa Mỹ mới là chìa khóa quan trọng hàng đầu và cũng là cửa ải khó khăn nhất đối với sinh viên muốn đặt chân tới miền đất hứa Hoa Kỳ.
Nội dung bài viết
1. Chính sách Visa Mỹ dành cho du học sinh
Trước khi bạn lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn visa, bạn cần hiểu rõ về chính sách visa Mỹ dành cho du học sinh.
Visa du học Mỹ loại F1: là visa phổ biến nhất dành cho du học sinh học các khóa học toàn thời và dài hạn.
Để được cấp visa loại này, học sinh cần có thư mời học từ trường. Bạn không được phép làm việc bên ngoài trường học hoặc làm việc không quá 20h/tuần trong trường. Sinh viên sẽ có cơ hội ở lại thực tập lên tới một năm sau khi hoàn thành khóa học.
Visa du học Mỹ loại M1: dành cho những bạn có dự định theo học một khoá đào tạo nghề hoặc theo học tại các cơ sở đào tạo khác đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận.
Visa M1 không cho phép sinh viên làm việc trong quá trình học. Những ứng viên xin cấp Visa M1 phải chứng minh tài chính đầy đủ để có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt cho quá trình học.
Visa du học Mỹ loại J1: dành cho du học sinh qua Mỹ du học theo diện trao đổi sinh viên, giao lưu, tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy trong một học kỳ hoặc một năm, hoặc do chính phủ Mỹ tài trợ.
Để được cấp visa loại J1 này, đối tác, trường học tại Mỹ cần cấp cho bạn mẫu DS-2019 – là thư xác nhận về việc bạn sẽ học tại tổ chức của họ. Chính sách làm thêm giống như đối với Visa F1.
2. Tấm vé thông hành khó nhất thế giới
Visa du học Mỹ luôn là một trong những visa khó xin nhất với những điều kiện rất khắt khe.
Yếu tố khiến việc làm thủ tục xin visa khó khăn xuất phát từ chuẩn bị hồ sơ. Không ít những du khách nghĩ rằng những lá thư mời hoặc thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ gửi về mới là “chìa khóa” giúp họ có thể mở cánh cửa nhập cảnh du lịch Mỹ. Tuy thế, điều đó lại hoàn toàn không hề tốt cho cuộc phỏng vấn của bạn. Bạn cần thuyết phục viên chức lãnh sự mình nhất định sẽ quay về khi hết hạn visa bằng những giấy tờ để chứng minh ràng buộc gia đình, công việc tại Việt Nam. Bạn cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình. Ví dụ: có sổ lương hưu, nhà có thuê, sổ tiết kiệm…
Cũng có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ do sơ suất. Ví dụ : trả lời không khớp với hồ sơ hay trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Bạn sẽ không được chấp nhận để cấp visa. Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu viên chức lãnh sự quán nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng. Đừng nên vội vàng trả lời ngay.
Phỏng vấn xin visa Mỹ hiện nay đã cởi mở thông thoáng hơn trước nhiều. Nhưng nó vẫn được coi là “rào cản” lớn nhất của du học sinh Việt khi muốn nhập cảnh Mỹ.
3. Làm thế nào để “trăm trận trăm thắng” khi xin visa Mỹ
Đầu tiên, sinh viên đó đã được một trường ĐH Mỹ chấp nhận thông qua form I-20 hoặc DS-2019. Thứ hai là thông qua thực lực học tập. Sinh viên thể hiện qua trình độ tiếng Anh, thể hiện qua bảng điểm học tập ở Việt Nam. Kể cả giấy khen, bằng khen học sinh giỏi… Thứ ba là khả năng tài chính của gia đình. Không chỉ có trường hợp du học tự túc. Kể cả bạn du học bằng học bổng, người ta cũng xét đến điều kiện kinh tế của gia đình.
Để vượt qua buổi phỏng vấn đầy cam go, chúng tôi có một số lời khuyên:
– Chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, 3 yếu tố: đầy đủ, dễ xác minh, trung thực. Hồ sơ bao gồm: hộ chiếu có thời hạn trên 6 tháng tính đến ngày dự định đi, đơn xin cấp visa cùng ảnh chụp theo đúng yêu cầu lãnh sự quán… Qua đó, bạn chứng minh được mục đích của chuyến đi đến Mỹ, khả năng tài chính của mình.
– Khi đi phỏng vấn, nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Nếu như tác phong tốt, bạn vẫn có cơ hội được “điểm” cao khi phỏng vấn.
– Trả lời chính xác, ngắn gọn bởi thời gian phỏng vấn rất ngắn (từ 1 đến 5 phút)
– Để thuyết phục viên chức phỏng vấn rằng bạn không có ý định lưu lại tại Mỹ vĩnh viễn. Hãy chứng minh sự trở về của mình bằng các mối quan hệ ràng buộc trong công việc, gia đình. Những tài sản có giá trị lớn như bất động sản, tài khoản ngân hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh. Mối quan hệ ruột thịt gia đình như con nhỏ, cha mẹ già… là những yếu tố sẽ được quan tâm khi xét duyệt visa.