Khi nói đến IELTS Listening, chúng ta thường hay nghe những câu phàn nàn như “Sao khó nghe thế?”, “Họ đang nói gì vậy”,… Dường như IELTS Listening là một cái gì đấy rất “gian nan” với các bạn. Thấu hiểu được điều đấy, EFA Vietnam sẽ cung cấp cho các bạn một vài tips “nhỏ mà có võ” để chuẩn bị cho kỳ thi này nhé!
Tổng quan:
Bài test Listening dường như là một nỗi sợ hãi đối với phần lớn các bạn đi thi IELTS. Để giúp bản thân vượt qua được nỗi sợ này, hãy bắt đầu tập xem các chương trình TV, phim ảnh bằng tiếng Anh – nó sẽ hữu ích hơn là nghe radio, bởi vì bạn sẽ xem được các hình ảnh giúp bạn hiểu rõ hơn về những từ bạn nghe thấy.
Listening – là một kĩ năng, không phải là bẩm sinh
Trong tất cả các kĩ năng, Listening dường như là kĩ năng được phát triển kém nhất. Cho nên, nếu bạn yếu ở mảng này – hãy tập trung vào những tips sau đây, chúng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Listening của bản thân. Hãy nhớ rằng – không ai sinh ra với kĩ năng Listening hoàn hảo cả, mà bạn phải học được nó.
Tự học
Phương pháp duy nhất để cải thiện khả năng Listening đó là tập luyện “tai” để nghe rõ và hiểu được từng từ trong một câu bạn nghe được. Thông thường, bạn sẽ nghe được kiểu “Blablallabla”, khiến bạn không thể xác định rõ được từng từ đơn, và chính nó khiến cho bạn không thể hiểu được nghĩa của câu. Khi tập luyện, hãy ghi âm các tin tức, chương trình TV hoặc một bài IETLT Listening và bắt đầu tập luyện với những bản ghi âm. Hoàn toàn dễ dàng cho bạn để repeat lại những câu bạn không nghe hiểu được. Hơn nữa, chỉ với một chiếc điện thoại hoặc một máy nghe nhạc MP3 bạn có thể nghe được những bản ghi âm ở bất cứ đâu bạn muốn – lúc ngồi trên xe bus hoặc lúc đi bộ,…
Bắt đầu, hãy nghe và nhớ những từ bạn nghe được và bấm nút dừng sau mỗi một cụm dài. Thậm chí nếu bạn không hiểu được cụm dài đó, hãy nhắc đi nhắc lại câu đấy một vài lần trong đầu, giống như một chiếc máy ghi âm bị lỗi vậy – “Tonight we have a special guest”, “Tonight we have a special guest”, “Tonight we have a special guest”,….
Và sau đấy hãy nói to câu đấy lên. Nếu bạn hiểu cụm đấy ngay tại lần đầu, bài tập luyện này có thể giúp ích cho bạn trong phát âm. Và nếu bạn không thể hiểu cụm đấy ngay tại lần đầu, bài tập luyện “nhắc lại” này sẽ cho bạn nhiều thời gian hơn để luyện nghe.
Có một sự khác biệt to lớn giữa thấy một từ được in trên sách hay trên báo và nghe được từ đấy. Nếu bạn thấy một từ, điều đấy không có nghĩa là bạn sẽ nhận ra được nó nếu bạn nghe được từ đó. Cho nên, tất cả những từ bạn thấy được, hãy nghe chúng ít nhất một lần.
Nhiệm vụ “spelling”
“Spelling” (đánh vần) thật sự không dễ chút nào, cho nên nó cần sự tập luyện thực hành. Hãy bắt đầu bằng cách nhờ những người khác đánh vần tên của một thành phố nào đấy ở Anh, Úc hoặc Mỹ cho bạn nghe và bạn tập đoán tên. Hoặc nếu bạn học một mình, bạn có thể tự đánh vần rồi ghi âm lại cho bản thân mình nghe. Đây là một bài thực hành rất hữu dụng cho các bạn để chuẩn bị cho bài test Listening.
Những tips trên mong rằng sẽ hữu dụng với các bạn!