Bạn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình ôn luyện IELTS Listening? Thậm chí cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhắc đến phần này? Khá dễ hiểu vì Listening có thể coi là một trong những phần khó nhằn khi thi IELTS. Thí sinh sẽ chỉ được nghe 1 lần duy nhất, nên nếu chọn đáp án sai thì khó có thể sửa lại cho đúng. Vì vậy, tìm ra phương pháp học và cách làm bài đúng đắn là việc rất quan trọng. Đồng hành với các bạn trên con đường chinh phục IELTS, EFA Việt Nam sẽ bật mí 15 Tips quan trọng giúp bạn tự tin ăn điểm trong IELTS Listening. Còn chần chừ gì mà không tìm hiểu bài viết này ngay thôi!

1. Before the test.

Tip thứ nhất: Biết rõ model của IELTS Listening và các mẫu đề trong Listening.

  • Model của IELTS Listening:

Section 1: Hội thoại thường ngày. (Nghe ngày, tháng, tên, số điện thoại, địa điểm,…).

Section 2: Một người hướng dẫn nói. (Nghe địa điểm, hoạt động,…).

Section 3: Hội thoại nhiều người (Thiên về tiếng Anh học thuật hơn).

Section 4: Lecture của giáo sư hay chuyên gia (Đây cũng là phần khó nhất).

  • Các mẫu đề trong IELTS Listening:

+ Form completion: điền đơn.

+ Note completion: điền ghi chú.

+ Summary completion: điền tóm tắt.

+ Multiple choice: trắc nghiệm.

+ Diagram labelling: điền nhãn cho biểu đồ.

+ Map labelling: điền bản đồ.

+ Table completion: hoàn thành bảng biểu.

+ Form chart: biểu đồ khuôn.

Tip thứ 2: Học từ vựng theo chủ đề.

Chủ đề của Section 3 hầu như thiên về học thuật. Ví dụ, nội dung là đoạn hội thoại giữa sinh viên và giảng viên trao đổi về một bài tập nào đó. Bằng tip học từ vựng theo chủ đề, bạn có thể nắm chắc nhóm từ vựng chủ đề học tập ở trường Đại học. Vậy thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua Section này một cách dễ dàng đúng không nào?

Tip thứ 3: Luyện nghe thường xuyên để làm quen với accent.

Mục tiêu của IELTS Listening là kiểm tra kỹ năng Nghe của bạn. Đừng chỉ mải mê làm các bài luyện nghe IELTS Listening trên các nguồn online để cải thiện điểm số. Những bài practice đó chỉ giúp bạn làm quen với bài thi thật mà thôi. Nó không đủ để cải thiện vượt trội kỹ năng Nghe của bạn. Sẽ hiệu quả hơn nhiều khi bạn thực hành và vận dụng trong thực tế. Đó là nghe nhiều các tài liệu tiếng Anh nói chung (chương trình trên radio, các TV show, phim tài liệu,…), sau đó mới kết hợp làm các bài IELTS Listening practice.

Luyện nghe nhiều những chương trình đa dạng như vậy còn giúp bạn làm quen với các accent khác nhau trong tiếng Anh. Trong IELTS Listening Test, hầu hết accent là giọng Anh. Nhưng vẫn có thể xuất hiện nhiều accent khác như: Úc, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand,… Đôi khi có cả giọng Ấn hay châu Âu. Không có gì quá khó nếu như bạn luyện tập đủ nhiều và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Vì bạn là người hiểu rõ thế mạnh hay điểm yếu của mình nhất. Hơn nữa, khi nghe nhiều, tất yếu bạn sẽ được bổ sung thêm cả vốn từ vựng phong phú. Việc trau dồi, mở rộng vốn từ không chỉ hỗ trợ bạn trong Listening, mà còn rất quan trọng với các kỹ năng khác của IELTS nữa đấy!

Tip thứ 4: Trang bị đủ dụng cụ cần thiết và kiểm tra thiết bị trước khi thi.

Trước khi bắt đầu tính giờ thi, bạn cần kiểm tra kỹ thiết bị tai nghe của mình. Nếu thấy tai nghe có bất cứ trục trặc kỹ thuật gì, bạn cần báo cho giám thị ngay lập tức để được hỗ trợ. Bút chì, gôm đều phải sẵn sàng cho việc làm bài nhé. Đừng để những yếu tố nhỏ nhặt này ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả thi IELTS Listening của bạn nha.

2. On the test.

Tip thứ nhất: Tập trung cao độ để viết, nghe, và đọc cùng 1 lúc.

Get your head in the game! Listening Test  là phần thi khá khó. Thí sinh chỉ được nghe đề bài đúng một lần duy nhất, còn phải vừa nghe, vừa đọc vừa ghi lại đáp án. Multitasking thường hơi khó khăn nên nếu bị mất tập trung thì sẽ không làm được gì cả. Vậy nên dù chỉ mất tập trung một chút thôi cũng rất nguy hiểm rồi. Luôn nhắc bản thân phải thật tỉnh táo và giữ vững tinh thần tập trung cao độ nha.

Tip thứ 2: Phân chia thời gian hợp lý.

Chia thời gian khi làm bài luôn là tip thứ 2 cần nhớ trong IELTS Listening. Sau mỗi section, băng sẽ cho thí sinh 1 phút để kiểm tra câu trả lời và đọc section tiếp theo. Bạn nên đọc sang section tiếp theo luôn, không cần kiểm tra lại. Vì băng nghe đã chạy hết, nên cũng rất khó để sửa lại câu trả lời  cho đúng. Hơn nữa, thí sinh luôn có thời gian để chuyển câu trả lời chưa chính thức vào answer sheet. Đây mới chính là lúc nên soát lại câu trả lời. EFA Việt Nam bật mí thêm 1 mẹo nhỏ: Khi bạn đã điền xong câu cau trả lời cuối cùng của section thì nhiều khi băng vẫn còn đang chạy, sau đoạn đó bạn sẽ không cần nghe nữa, hãy tranh thủ kiểm tra những câu đã điền hay lật và đọc section tiếp theo ngay luôn, tương từ khi hết Section 4 thì kiểm tra câu trả lời và bắt đầu ngay chuyển đáp án vào answer sheet.

Tip thứ 3: Đặt mình vào ngữ cảnh.

Hãy cố gắng đặt mình vào tình huống trong băng ghi âm để hiểu. Trước mỗi Section, bạn sẽ được nghe một đoạn giới thiệu ngắn gọn: “Now, you will hear a dialogue between…” (“Bây giờ, bạn sẽ nghe thấy một cuộc đối thoại giữa…”) hoặc “You will hear a lecture on…” (“Bạn sẽ nghe một bài thuyết giảng về…”). Những thông tin này không được viết trên đề bài, vì vậy hãy chú ý. Lưu ý: ai là người nói, tại sao họ nói và nói trong hoàn cảnh nào. Điều này sẽ làm cho việc hiểu phần còn lại của băng ghi âm dễ dàng hơn nhiều.

Tip thứ 4: Đoán chủ đề của bài nghe.

Không chỉ với IELTS Listening mà cả trong IELTS Reading, bạn cũng nên áp dụng tip này. Những giác quan của bạn có thể làm quen với những hình ảnh, âm thanh liên quan đến chủ đề để “dung nạp” đoạn hội thoại dễ dàng hơn, giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi nghe. Chú ý nghe các words-indicators, chẳng hạn như: “however”, “but”, “then”, “finally”,… Những từ này góp phần giúp bạn dự đoán nội dung tác giả sẽ nói ở phần tiếp theo.

Tip thứ 5: Chú ý những chỗ trống gần nhau.

Trong IELTS Listening, có nhiều trường hợp 1 câu trong đề có đến 2 chỗ trống cần điền. Bạn phải để ý và bảo đảm rằng mình đã nghe và điền đủ 2 vị trí trống ấy. Chúng có liên quan đến nhau, nên không thể chỉ nghe một câu rồi bỏ lại câu kia. Phần lớn chúng sẽ nằm ở trong 1 câu thoại của người nói. Các bạn cần nghe hết cả câu và chú ý cả 2 chỗ trống để điền đúng.

Tip thứ 6: Không hoảng loạn khi bị nghe sót.

Nhớ rằng khi thi IELTS Listening, thí sinh chỉ được nghe đề bài đúng một lần duy nhất. Nếu có nghe sót vài từ hay bỏ lỡ câu hỏi nào đó, bạn cũng không nên quá lo lắng! Hãy tạm thời bỏ qua phần đó và tập trung vào những câu tiếp theo. Sau khi hoàn thành toàn bộ phần còn lại, hãy quay về câu mà lúc trước đã để trống, suy nghĩ kỹ để lựa chọn đáp án đúng. Bỏ lỡ một câu mà tinh thần đã hoảng loạn, rất có thể bạn sẽ “tiễn đưa” cả section luôn thì tiếc lắm đấy. Bạn có thể sử dụng những phần sau mình nghe được để đoán câu để trống đó. Dựa vào đề và ngữ cảnh xung quanh để đoán xem câu trả lời sẽ ở dạng nào: từ/số, tính từ/danh từ/động từ, đồng nghĩa/trái nghĩa…

Tip thứ 7: Paraphrasing.

Không phải lúc nào câu hỏi cũng y chang với nội dung trong băng. Do vậy, không thể chỉ dùng mỗi keywords để đối chiếu với đoạn hội thoại được. Bạn phải tập trung nghe hết để hiểu kĩ nội dung người ta muốn truyền đạt là gì. Đặc biệt với những câu multiple choice, nếu thí sinh nghe mang máng thì câu trả lời nào cũng xuất hiện trong băng. Vậy cái nào mới đúng đây? Chính vì bạn không thể “search” keywords trong bài nghe được, nên bạn cần phải nghe để thực sự hiểu và chọn câu trả lời đúng.

Tip thứ 8: “Bẫy” ở mọi nơi, đừng trả lời quá vội!

IELTS Listening thường sử dụng các “bẫy” để phân biệt điểm các band khác nhau. Dấu hiệu để nhận biết những trap này thường là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no”… Khi gặp những tình huống này thì không nên vội gạch hết câu trả lời cũ đi, mà nên tập trung nghe lại xem sửa như thế nào rồi ghi chú bên cạnh để tránh bị xao nhãng.

Ví dụ:

Smith: – Thanks! I’ve received your email. So it is jennie-crus@gmail.com.

Jennie: – No-no! You have mistaken. It is jennie-cruz@gmail.com, spelled with Z.

Smith: – Oh, I’m sorry…

Tip thứ 9: Đừng bỏ trống câu trả lời.

Nếu câu hỏi quá khó mà bạn nghĩ mãi cũng không thể đưa ra câu trả lời, thời gian lại sắp hết thì nên làm gì? Đọc kĩ lại câu hỏi một lần nữa và đoán! Hãy thử đoán câu trả lời hoặc điền 1 từ nào đó thấy hợp lý. Nhất là đối với multiple choice, cứ đoán xem đáp án nào là logic nhất. Câu trả lời đó có khả năng đúng, còn nếu bạn bỏ trống thì chắc chắn sẽ chẳng được điểm nào. Nhỡ có trả lời sai đi nữa, thì bạn chỉ không được điểm phần đó chứ không ai trừ điểm vì trả lời bừa cả. Vậy nên mất gì đâu mà không thử nè!

Tip thứ 10: Lưu ý khi chuyển đáp án vào answer sheet.

Đề chỉ để dùng để nghe thôi, answer sheet mới là quan trọng. Kết thúc Listening thì chuyển đáp án vào answer sheet là công việc cần cẩn thận nhất. Vào cuối bài kiểm tra nghe, bạn sẽ có 10 phút để chuyển câu trả lời của mình vào phiếu trả lời. Có khá nhiều trường hợp thí sinh bị lẫn lộn đáp án của câu này với câu kia khi điền chúng vào answer sheet. Vậy nên hãy kiểm tra xem chúng có chính xác là đáp án của câu đó hay không.

Tip thứ 11: Kiểm tra chính tả và ngữ pháp.

Sau mỗi Section, bạn cần dành ra 30 giây để kiểm tra lại câu trả lời của mình. Rà soát lại lần cuối về chính tả, số nhiều và dạng từ là việc không được bỏ qua. Đã bao nhiêu lần bạn tiếc nuối khi bị mất điểm chỉ vì một chữ “s” nhỏ xíu rồi? Chưa kể đến những lỗi chính tả ít ai để ý như double chữ sau khi thêm “ing” hay “ed” như: “beginning”, “stopping”, “stopped”, “spotted”, “cramming”, “crammed”,… Phải thêm “s” vào sau động từ khi chủ ngữ là danh từ số ít. Những danh từ lúc nào cũng ở dạng số nhiều là: “pants”, “glasses”, “clothes”, “goods”,…  Chú ý cả yêu cầu số từ, ngữ pháp,… Từ nối có gạch ngang được tính là 1 từ, số là 1 từ. Multiple choice cần điền chữ cái ABCD, không phải cụm từ hay từ. Nhớ rằng chỉ câu trả lời chính xác đến từng chữ mới được tính điểm bạn nhé!

Trên đây là 15 Tips vàng giúp bạn tự tin ăn điểm trong IELTS Listening. Dù là bí quyết gì đi nữa, thì sự nỗ lực và chăm chỉ vẫn là yếu tố tiên quyết giúp bạn chinh phục IELTS nói chung và IELTS Listening nói riêng. Hãy nhớ thực hành thường xuyên những phương pháp trên để trau dồi kỹ năng Nghe của bản thân mỗi ngày bạn nhé. EFA Việt Nam xin chúc bạn thành công và đạt được kết quả như ý!