Bạn yêu thích đất nước Mỹ? Bạn muốn đến Mỹ để du học? Vậy bạn đã biết những gì về quốc gia này? Trong bài viết này, EFA Việt Nam sẽ đưa đến cho bạn những nét tổng quát nhất về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Một trong những điểm đến du học lý tưởng của nhiều bạn trẻ.
Nội dung bài viết
I. Các thông tin cơ bản về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
- Official Name (Tên chính thức): United States of America
- Common Name (Tên thường gọi): United States, America
- Capital City (Thủ đô): Washington D.C
- Popular Cities (Các thành phố lớn): Washington D.C, New York, California, New Jersey, Tennessee…
- Official Language (Ngôn ngữ chính thức): English
- Total Area (Tổng diện tích): 9,833,520 km2
- Estimated Population (Dân số ước tính): 324,611,000
- Currency (Tiền tệ): United States dollar ($, USD)
II. Thông tin chi tiết
1. Climate – Nature (Khí hậu – Tự nhiên)
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba thế giới (tính tổng diện tích đất liền và biển). Biên giới phía Bắc nước Mỹ là Canada. Phía Nam là Mexico. Hai bờ Đông, Tây lần lượt là hai đại dương lớn, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Địa hình ở đây được phân hóa tương đố rõ rệt. Phần phí Đông là đồng bằng và bình nguyên. Trong khi phần phía Tây chủ yếu là đối núi, cao nguyên.
Do có diện tích trải dài trên nhiều vĩ độ, lãnh thổ Mỹ gần như có toàn bộ các kiểu khí hậu trên thế giới. Nếu bạn thích khí hậu ôn đới, hãy đến các thành phố như Illinois, Indiana… Những bạn thích nắng gió của thời tiết nhiệt đới nên đến những thành phố ven biển miền Tây như Florida… Vùng Trung Tây nước Mỹ thường hay chịu thiên tai. Các bạn du học sinh cần chú ý khi chọn trường cho mình.
Nhìn chung, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là sự tổng hòa của nhiều khía cạnh đối lập. Vừa có những vùng thảo nguyên yên bình, vừa có những thành phố hiện đại.
2. Economy – Society (Kinh tế – Xã hội)
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sở hữu một nền kinh tế tư bản hỗn hợp. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Hoa Kỳ chiếm 24% của sản phẩm thế giới t. Đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Đây cũng là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và xuất khẩu lớn thứ hai, mặc dù kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tương đối thấp. Năm 2010, dầu là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trong khi đó, thiết bị giao thông vận tải là hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này. Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế năm 2008 như Mỹ đang dần hồi phục một cách nhanh chóng. Đây vẫn luôn là nơi lí tưởng để hỏi hỏi về Kinh tế, Tài chính, Kinh doanh, Chứng khoán, Marketing…
Ngoài ra, Mỹ còn là một quốc gia đa văn hóa. Các bạn quốc tế khi đến đây chắc chắn sẽ ấn tượng với sự cởi mở, tự do, sáng tạo của người Mỹ. Tiếp xúc với nền văn hóa cùng con người đến từ nhiều quốc gia khác nhau đang sinh sống tại Mỹ chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều trải nghiệm đáng quý. Dù tổng thống hiện thời Donald Trump đang và sẽ tiến hành nhiều chính sách thắt chặt visa và nhập cư, nhưng chỉ cần bạn có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ thể cùng sự hướng dẫn tận tình, thì việc học tập và sinh sống ở Mỹ không phải là chuyện không thể.
3. Education and Training (Giáo dục và đào tạo)
Các cơ sở giáo dục ở Mỹ được điều hành bởi chính quyền tiểu bang và địa phương. Đây cũng là quốc gia rất chú trọng nền giáo dục. Mỹ chi khoảng $ 11.000 cho mỗi học sinh tiểu học trong (năm 2010) và hơn 12.000 $ cho mỗi học sinh trung học. Khoảng 80% sinh viên đại học ở Hoa Kỳ theo học tại các trường đại học công lập. Đa số các trường đại học hàng đầu thế giới đều nằm tại Mỹ. Ngoài ra còn có các trường cao đẳng cộng đồng. Đây có thể là một cánh cửa mở với các học sinh quốc tê với những chính sách mở hơn, chương trình học ngắn hơn, học phí thấp hơn và nhiều cơ hội chuyển tiếp hấp dẫn.
Dù là trường công hay tư thì các cơ sở giáo dục tại Mỹ vẫn luôn được trang bị nhiều cơ sở vật chất tiên tiến. Không chỉ thế, nền giáo dục Mỹ rất coi trọng sự phát triển toàn diện của học sinh sinh viên. Vì thế, các trường học thường có nhiều hội sinh viên, câu lạc bộ… để học sinh phát triển kĩ năng mềm. Điều này giúp cho các bạn học sinh tại Mỹ trưởng thành, tự lập nhưng cũng không mất đi sự sáng tạo, quyết đoán.
4. Cuộc sống của sinh viên du học tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Chỗ ở
Sinh viên quốc tế có thể chọn 1 trong 3 loại hình nhà ở. Đó là ký túc xá, ở cùng người bản xứ (homestay) hoặc thuê phòng/nhà riêng. Homestay thường được lựa chọn cho các bạn dưới 16 tuổi. Điều này giúp các em vừa nhận được sự chăm sóc cần thiết, vừa có cơ hội làm quen với văn hóa Mỹ.
Nếu thuê phòng bên ngoài, bạn có thể lựa chọn thuê phòng đơn hay đôi, hay thuê căn hộ. Giá thuê sẽ thay đổi tùy vào địa điểm, diện tích và tiện nghi. Chi phí cho chỗ ở tại Mỹ rơi vào khoảng 3500-7000USD/năm
Chi phí sinh hoạt
Là một quốc gia rất phát triển nên chi phí sinh hoạt ở Mỹ cũng tương đối cao. Sinh viên Việt Nam thường dành khoảng 8000 – 12000 USD cho việc sinh sống, vui chơi tại Mỹ. Để tiết kiệm, bạn nên lập bảng chi tiêu dự kiến và dành một khoản dự phòng (tiết kiệm) cho việc chi tiêu những điều không dự kiến được.
Học bổng
Vì số lượng trường học ở Mỹ rất lớn nên số lượng học bổng cũng rất nhiều, hình thức đa dạng. Học bổng có giá trị nhất có lẽ là học bổng toàn phần của chính phủ hoặc của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoài ra, còn có học bổng toàn phần, bán phần của các trường, của các tổ chức giáo dục… Để nắm rõ hơn các chương trình học bổng, bạn nên liên lạc trực tiếp với trường hoặc tìm đến một cơ sở liên kết với nhiều trường đại học Mỹ tại Việt Nam. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn cụ thể nhất.
Việc làm thêm
Không giống như Anh hay New Zealand, chính phủ Mỹ CẤM sinh viên quốc tế làm việc bên ngoài trường trong quá trình học tập. Điều này là vì họ cho rằng, các bạn đến Mỹ là để đi học. Họ muốn bạn dành thời gian cho việc học. Nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập, hãy cố gắng tìm các công việc trong khuôn viên trường. Như làm trợ giảng, hỗ trợ thư viện hoặc các phòng ban trong trường.