Bạn biết gì về việc ghi danh vào một trường đại học tại Úc theo đúng cách và đúng nghĩa? Hãy cùng EFA Việt Nam lướt qua những chỉ dẫn cụ thể dưới đây về con đường du học Úc, nơi bạn sẽ đăng ký, cách thức bắt đầu viết một bài tự luận cá nhân, quá trình chuẩn bị giấy tờ và nhiều lời khuyên hữu ích khác…
Nội dung bài viết
BÀI LUẬN CÁ NHÂN
Trong bài luận cá nhân, bạn được yêu cầu trình bày thật thuyết phục và làm rõ đam mê, mong muốn đi du học. Sử dụng càng nhiều câu chuyện thật trong cuộc sống của bạn như những mẩu chuyện về nỗ lực bản thân, kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm tình nguyện… là điều nên làm.
Tuy nhiên, bài luận không nên chỉ đơn thuần nói về tình yêu dành cho giấc mơ du học, mà cũng nên lý giải thêm tại sao bạn mong muốn học chương trình dự định đăng ký. Điều này yêu cầu sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về lĩnh vực
học tập, thông tin về khóa học và trường đại học trong tầm ngắm của bạn.
THÀNH TÍCH HỌC TẬP
Khi đăng ký vào một khóa học ở Úc nói riêng, cũng như du học nói chung, nhà trường sẽ đánh giá liệu bạn có đạt yêu cầu nhập học thông qua kết quả học tập bạn gửi. Vì vậy những giấy tờ cần thiết như bảng điểm, học bạ… sẽ phải đem dịch và công chứng trước khi nộp.
Vì thế hãy đảm bảo mình cung cấp đầy đủ mọi thông tin trong đơn đăng ký. Nếu bạn có câu hỏi, hãy chủ động liên hệ với nhà trường đừng đợi câu trả lời tự đến.
BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO
Sinh viên nhóm ngành y và dược cần chú ý về hệ thống bài kiểm tra đầu tại Úc. Hai kỳ kiểm tra bao gồm UMAT (dành cho hệ cử nhân) và GAMSAT (dành cho hệ cao học).
BÀI KIỂM TRA NGÔN NGỮ
Khả năng tiếng Anh là một tiêu chuẩn khi du học. Điều này được đánh giá qua các bài kiểm tra ngoại ngữ trong kỳ thi quốc tế, mà hai kỳ thi phổ biến nhất là IELTS và TOEFL.
Vì vậy, luôn check lại với trường bạn dự định theo học trước khi đăng ký thi lấy chứng chỉ để biết mình cần lựa chọn kỳ thi loại nào. Nếu bạn có thể lựa chọn giữa nhiều bài thi, hãy cân nhắc kỳ thi nào phù hợp với điểm mạnh của mình nhất
DANH SÁCH CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ TRONG HỒ SƠ
Đảm bảo bạn luôn có đủ những giấy tờ trong danh sách dưới đây (Bản gốc hoặc bản dịch công chứng)
• Hộ chiếu còn hiệu lực (Có thời hạn ít nhất 6 tháng sau khi khoá học hết thúc)
• Các giấy tờ chứng minh tài chính như thư trao tặng học học bổng, chứng nhận từ ngân hàng (của bạn hoặc bố mẹ, người bảo hộ)…
• Ảnh chụp chân dung cỡ hộ chiếu (nên chuẩn bị sẵn một vài ảnh loại này khi đi du học, bởi bạn sẽ không biết khi nào thì mình cần dùng đến chúng)
• Bảng điểm.
• Bảng điểm từ ban tuyển sinh trường và điểm tiếng Anh.
• Sơ yếu lí lịch hoặc CV.
• 2 thư giới thiệu (ít nhất 1 trong số đó là thư giới thiệu học thuật).
PHỎNG VẤN
Trước khi đưa ra quyết định nhận học cuối cùng, thỉnh thoảng đại diện trường sẽ yêu cầu phỏng vấn. Đừng lo lắng bởi điều này rất bình thường và chỉ đơn giản là ban tuyển sinh trường muốn biết thêm về bạn. Cuộc phỏng vấn có thể được diễn ra trực tiếp giữa bạn với một đại diện của trường tại Việt Nam, người này sẽ thuật lại với ban tuyển sinh trường tại Úc. Cuộc phỏng vấn cũng có thể diễn ra qua điện thoại, Google Hangout.
Những cuộc phỏng vấn này khá ngắn. Bạn có thể kỳ vọng rằng mình sẽ trả lời các câu hỏi đại loại như tại sao bạn muốn học khoá học này, hoặc một số câu hỏi về sở thích cá nhân và mục tiêu trong cuộc sống.
TIP: Tập trung vào khía cạnh học tập hơn là hứng thú khi được du học tại Úc. Nếu bạn tập trung vào việc sống ở Úc hơn là mục đích học tập tại đây, đó không phải là một thông điệp tốt gửi tới các nhà tuyển sinh.