Được mệnh danh là “đất nước nhỏ với nhiều thành tựu lớn”, Hà Lan hiện đã và đang là lựa chọn “hot” của các bạn du học sinh Việt Nam. Quốc gia nằm ở phía tây bắc châu Âu này không chỉ có nền giáo dục top đầu thế giới với nhiều chương trình hỗ trợ học tập và tài chính cho sinh viên, môi trường sống an toàn, luật pháp nghiêm minh, phúc lợi xã hội tốt, con người thân thiện mà còn mang lại cơ hội được du lịch 26 nước thành viên Schengen trong khối Cộng đồng chung châu Âu. Qua bài viết sau, hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu thêm về các thông tin mới nhất về việc du học Hà Lan để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nền giáo dục tại đây nhé.

Du học Hà Lan

1. Thủ tục làm hồ sơ du học Hà Lan.

a. Các loại visa du học Hà Lan.

Visa Schengen được cấp cho sinh viên Việt Nam du học Hà Lan có thời hạn tối đa 03 tháng. Trường đại học tại Hà Lan sẽ hướng dẫn cho bạn thủ tục nhận giấy phép cư trú trong vòng một năm và gia hạn visa cho những năm tiếp theo. Trường sẽ hỗ trợ cho sinh viên hoàn tất các thủ tục này. Khi có giấy phép cư trú, sinh viên có quyền đi lại trong toàn khối châu EU (Schengen) mà không cần thêm bất kỳ thủ tục nào khác. Phân loại visa Hà Lan cụ thể như sau: 

  • Visa ngắn hạn ( Short stay visa) (C):

Có giá trị trong 03 tháng. Người có visa này được đi lại tự do trong khối Schengen và ra vào Hà Lan nhiều lần trong thời hạn 03 tháng.

  • MVV(Machtiging tot Voorlopig Verblijf) – tiếng Anh ATR (Authorization for Temporary Residence) (D):

Dành cho những người sống ở Hà Lan trên 03 tháng, bao gồm du học sinh. Bạn có thể dùng visa này để vào Hà Lan một lần (single entry visa). Sau khi đến Hà Lan bạn phải đăng ký tạm trú (resident permit). ATR/MVV cần khoảng 02 tháng để hoàn tất (Nếu có học bổng NFP/Huygens thủ tục này sẽ nhanh hơn) – thông thường WUR sẽ xin MVV cho DHS.

  • Visa D+C (combined visa):

Kết hợp thuận lợi của cả 2 loại visa trên. Về cơ bản, đây là loại MVV nhưng bạn sẽ được đi lại tự do trong khối Schegen và ra vào Hà Lan nhiều lần trong 3 tháng đầu, dù chưa có thẻ tạm trú (resident permit).

b. Hồ sơ xin visa du học Hà Lan. 

 

 THÔNG TIN HỒ SƠ VISA HÀ LAN

Giấy tờ học tập 

  • Bằng tốt nghiệp THPT và THCS (Gốc + bản sao công chứng);
  • Học bạ/Bảng điểm (tương ứng với bằng cấp). Nếu học sinh đang học lớp 12 thì sẽ nộp học bạ lớp 10, lớp 11, bẳng điểm học kì 1 lớp 12 + Giấy xác nhận đang học tại trường;
  • Chứng chỉ IELTS (Tối thiểu 5.0 không band nào dưới 4.5);
  • Chứng nhận học tập khác (các khóa học ngắn hạn, tại chức…);
  • Giấy khen, bằng khen thành tích học tập.
Giấy tờ nhân thân
  • Hộ chiếu học sinh (gốc);
  • Giấy khai sinh (bản sao công chứng);
  • CMND (học sinh và bố mẹ) – (bản sao công chứng);
  • Hộ khẩu (bản sao công chứng);
  • 4 ảnh 3,5 x 4,5 (nền trắng);
  • Sổ tiết kiệm khoảng 12.000 EUR.
Hồ sơ tài chính
  • Hà Lan KHÔNG YÊU CẦU chứng minh tài chính cho toàn bộ thời gian năm đầu tiên khi sinh viên theo học tại đây. Bởi vậy, việc chuẩn bị các thủ tục tài chính khá đơn giản. (Xin liên hệ với EFA Việt Nam để biết thêm chi tiết.)
Sổ tiết kiệm
  • Biên lai đã đóng tiền học và tiền đặt cọc tại trường;
  • Hồ sơ cần được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan và có dấu dịch thuật hợp lệ, khai báo đầy đủ và đúng các form theo yêu cầu của văn phòng visa.

c. Trình tự các bước hồ sơ du học Hà Lan:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (học bạ hoặc bảng điểm, bằng Tốt Nghiệp (nếu có), hộ chiếu, Motivation letter, thư giới thiệu và CV) đã được dịch và công chứng; (mục a.)

Bước 2: Đăng kí Studielink (tạo tài khoản trên hệ thống online của bộ giáo dục Hà Lan để chọn nguyện vọng);

Bước 3: Nộp hồ sơ vào trường đã chọn (theo quy trình của từng trường trên website);

Bước 4: Tham dự phỏng vấn trên Skype (trường ứng dụng) hoặc thi tuyển (trường nghiên cứu);

Bước 5: Nhận thư mời từ trường – kèm theo hoá đơn tiền học và ăn ở (nếu có). Đóng học phí và các chi phí khác theo yêu cầu của trường nhập học. Các ngân hàng ở Việt Nam đều thực hiện được việc chuyển tiền quốc tế với điều kiện kèm hóa đơn của trường Đại học Hà Lan.

Bước 6: Đóng tiền và điền đơn MVV (đơn Visa) để trường xin visa cho bạn tại Hà Lan. Trường Đại học Hà Lan sẽ đăng ký visa MVV cho sinh viên quốc tế. Thông thường thời gian đăng ký visa 2-6 tuần. Visa được cấp bởi cơ quan nhập cảnh IND. Visa cho sinh viên quốc tế có thời hạn 1 năm. Trước khi hết hạn 2 tháng, sinh viên phải xin gia hạn visa mới. Trường Đại học Hà Lan sẽ thông báo visa được cấp cho sinh viên.

Bước 7: Chờ 3-4 tuần (trung bình) tìm nhà với trường không có ký túc;

Bước 8: Dán Visa vào hộ chiếu gốc (sau khi nhận được kết quả Visa từ Trường và bộ di trú Hà Lan. Sinh viên nộp đơn xin visa tạm thời tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự Hà Lan tại Việt Nam. Thời gian cấp visa: 1-2 tuần. Sinh viên nhận visa tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự Hà Lan Visa (có thời hạn 3 tháng).

2. Hạn nộp hồ sơ du học và học bổng du học Hà Lan.

Ở Hà Lan có hai kỳ nhập học là tháng 2 và tháng 9 (kỳ chính). Với trường Nghiên cứu hạn nộp có thể là 15/1, 15/2 hoặc 15/3, với trường Ứng dụng hạn nộp có thể là 15/3, 15/4 hoặc 15/5.

Các bạn hãy cố gắng có IELTS trước ngày 15/1 hoặc chậm nhất là 15/3 nhé để có cơ hội xin các xuất học bổng giá trị của Chính phủ hoặc các trường. Sau 15/3 bạn có thể sẽ mất cơ hội được học bổng và sẽ phải du học tự túc. Vì vậy, hãy cố gắng chuẩn bị hồ sơ apply sớm nhất có thể nhé.

3. Các loại học bổng ở Hà Lan.

Hà Lan là quốc gia có chi phí học tập, sinh hoạt vừa phải và có rất nhiều các suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Trong đó, có các loại phổ biến cho sinh viên Việt Nam như sau:

a. Holland Scholarship:

Đây là học bổng của Bộ giáo dục, văn hoá và khoa học Hà Lan, có giá trị 5000 EUR. Dành cho các bạn lần đầu nộp hồ sơ du học Hà Lan và được nhận vào trường có học bổng Holland. Học bổng chỉ cho năm nhất và cho 1 lần, cần tìm hiểu kĩ về tiến trình, yêu cầu và hạn nộp hồ sơ của mỗi trường.

List các trường Nghiên cứu có Holland Scholarship

List các trường Ứng dụng có Holland Schollarship

b. Học bổng Orange Tulip Scholarship – OTS:

Đây là học bổng của Bộ giáo dục Hà Lan, được điều phối bới Nuffic Neso. Học bổng này giống Holland Scholarship, đó là được dành cho các bạn lần đầu đi học tại Hà Lan, năm nhất và chỉ cấp 1 lần trị giá khoảng 3000 EUR. 

List các trường có học bổng OTS

c. Học bổng Orange Knowledge Programme – OKP:

Học bổng này dành cho các khoá học ngắn hạn (2 tuần – 12 tháng) và các khoá học Thạc sỹ (1 năm – 2 năm) dành cho một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Học bổng này do Bộ Ngoại Giao Hà Lan cấp, và là học bổng cao nhất chi trả toàn bộ học phí, chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian học. Tuy nhiên, đây cũng là học bổng có cạnh tranh nhiều và giới hạn số trường và ngành học. Hồ sơ của ứng viên sẽ được thẩm định bằng cấp ở Nuffic Neso và lý do lựa chọn ngành nghề, năng lực sẽ được thẩm định bởi Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam. 

Thông tin chi tiết về học bổng tại đây.

d. Học bổng Talent Scholarship, Excellence Scholarship:

Học bổng này do các trường cấp, và cũng là học bổng dễ đạt nhất vì sự cạnh tranh không quá lớn và điều kiện cũng không quá khắt khe. Số lượng học bổng cũng đa dạng hơn từ 2,000 EUR đến 10,000 EUR (tuỳ trường và tuỳ ngành). Bạn có thể tìm hiểu kĩ trên website của trường về cách apply cũng như hạn nộp hồ sơ hoặc liên hệ với EFA Việt Nam để được tư vấn cụ thể về cách thức đăng ký đạt hiệu quả nhất. 

3. Thông tin về học phí và chi phí du học Hà Lan.

a. Học phí:

Đại học Nghiên cứu:

  • Bậc cử nhân: 6,500 Euro – 17,000 Euro/ năm (học 3-5 năm);
  • Bậc thạc sĩ: 7,325 Euro – 28,800 Euro/ năm (học 1-2 năm).

Đại học Ứng dụng:

  • Bậc cử nhân: 7,325 Euro – 18,200 Euro/ năm (học 2-4 năm);
  • Bậc thạc sĩ: 7,000 Euro – 20,400 Euro/ năm (học 1-2 năm).

b. Chi phí sinh hoạt:

 CHI PHÍ SINH HOẠT DU HỌC HÀ LAN

Các khoản phí Mức phí
Ăn ở 800 – 1,100 Euro/ tháng
Bảo hiểm 300 – 700 Euro/ năm
Sách vở 200 Euro/ năm
Đi lại 100 Euro/ năm
Tổng (gồm học phí) 19,000 – 26,000 Euro/ năm

 *Lưu ý: Đây là mức phí tham khảo và thay đổi tuỳ vào thành phố bạn sinh sống. 

5. Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp:

Chính phủ Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế Châu Âu ở lại làm việc một năm với tư cách di dân có tay nghề cao và được gọi là năm định hướng. Đây là năm mà bạn được phép ở lại Hà Lan tìm việc mà không phải xin giấy phép lao động. No được tính từ thời điểm bạn được cấp bằng tốt nghiệp. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép năm định tại thời điểm gần kết thúc khoá học ở trường được công nhận của Hà Lan.Bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND).

Lưu ý chung: 

  • Nếu đang ở ngoài Hà Lan bạn phải nộp xin visa nhập cảnh Hà Lan tại Sứ quán.
  • Nếu bạn đang định cư ở nước ngoài và k cần visa để đến Hà Lan bạn vẫn phải nộp đơn tại IND. Để có thể tiếp tục ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng bạn cần tìm được việc làm và được công ty công nhận bởi IND tài trợ visa làm việc dưới dạng di dân tay nghề cao và xin giấy phép làm việc cho bạn.

Xem thêm: Giới thiệu các khóa học luyện thi IELTS chất lượng cao hàng đầu tại EFA Việt Nam

Lí do lựa chọn tư vấn du học tại EFA Việt Nam

 

Qua bài viết trên, EFA Việt Nam mong rằng các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về việc du học Hà Lan – Điểm đến môi trường học tập hàng đầu thế giới với nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên quốc tế và cơ hội ở lại và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ ngay với EFA Việt Nam để được hỗ trợ bởi đội ngũ tư vấn chuyên môn sâu và đầy tâm huyết nhé.  Chúc các bạn may mắn và thành công!