Đối với những bạn đang có ý định đi du học Anh, chắc hẳn các bạn cũng đã tìm hiểu qua những chương trình học và bằng cấp ở đây rồi nhỉ. Vậy có bao giờ bạn không hiểu những thuật ngữ viết tắt của các trường không? Vấn đề này sẽ không còn nan giải nữa, vì EFA Việt Nam sẽ giúp bạn “giải mã” những thuật ngữ này nhé! 

Du học Anh

I. Du học Anh: Các thuật ngữ về các khóa học

1. GCSE (General Certificates of Secondary Education) 

Đây là bằng cấp học thuật đầu tiên trong hệ thống văn bằng của Anh Quốc, là chương trình tương đương Trung học cơ sở 2 năm được thiết kế cho học sinh lứa tuổi 14-15. Kiến thức của chương trình GCSE tương đương với lớp 10 THPT ở VIệt Nam. Chương trình này kéo dài 2 năm, bao gồm 12 môn học. 

Yêu cầu nhập học: 

  • 14 tuổi trở lên
  • Học xong lớp 9
  • IELTS 4.5, không kỹ năng nào < 4.0

IGCSE (GCSE Quốc tế)

Đây là chương trình GCSE thiết kế cho sinh viên quốc tế và có giá trị hoàn toàn tương đương với chương trình GCSE thông thường. 

2. A-Level 

Chương trình A-Level là một khoá học kéo dài 2 năm để chuẩn bị vào đại học Đại học tại Vương quốc Anh. Ở Anh, thay vì học 12 năm phổ thông và 4 năm đại học, các học sinh chỉ học 11 năm hệ phổ thông và 3 năm đại học. Tuy nhiên, ở giữa cấp phổ thông và Đại học, các học sinh sẽ theo học khoá A-Level. 

Yêu cầu nhập học:

  • 16 tuổi trở lên 
  • Học xong lớp 11 
  • IELTS 5.5, không kỹ năng nào < 5.0 

Chương trình A-Level khác biệt ở chỗ là thay vì học các môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn từ 3-5 môn học tuỳ theo ngành học và công việc mong muốn sau này. Chứng chỉ A-Level là tấm vé giúp bạn vào được các trường Đại học danh tiếng, do đó việc chọn môn học trong chương trình A-Level rất quan trọng. Bên cạnh ngành học mơ ước, việc chọn môn còn phụ thuộc vào điều kiện đầu vào của các trường Đại học mà bạn muốn theo học sau này. 

3. Foundation Program 

Đây là chương trình Dự bị đại học ở Anh, thường kéo dài 1 năm và sẽ đảm bảo cho học sinh được nhận vào Đại học. Hầu như các học sinh THPT đi du học đều phải học chương trình này, rồi mới được nhận vào các trường Đại học. 

4. BTEC First Diploma 

Đây là chương trình học theo 14 lĩnh vực nghề nghiệp trong 2 năm dành cho các bạn trong độ tuổi 14-16. 

5. IB (International Baccalaureate Programme) 

Chương trình Tú tài Quốc tế sẽ kéo dài trong 2 năm với 6 lĩnh vực chính (Văn học, Toán, Nghệ thuật, Khoa học…). Chươg trình được xây dựng nhằm phát triển toàn diện các kĩ năng, cung cấp kiến thức cho học sinh từ 16-19 tuổi. Từ đó, học sinh sẽ được tạo điều kiện theo học các chương trình quốc tế bậc Đại học và Sau Đại học. Bằng Tú tài Quốc tế được công nhận là chương trình chuẩn bị vào đại học tốt nhất ở khắp nơi trên thế giới. 

6. International Year 1 

Chương trình Đại học năm 1 – là chương trình học được thiết kế đặc biệt giúp sinh viên được chuyển tiếp thẳng vào năm 2 Đại học để hoàn thành các năm còn lại của bậc học cử nhân. Vì đây là chương trình học được thiết kế riêng cho sinh viên quốc tế, nên bên cạnh các môn học chuyên ngành, sinh viên sẽ phải học thêm các lớp về Kỹ năng mềm (thuyết trình, viết email, cách đọc các nghiên cứu) và Tiếng Anh. 

7. Pre-University English course 

Khoá học này còn được biết đến với cái tên “Pre-Sessional courses”. Đây là khoá học tiếng Anh cho Dự bị Đại học, bao gồm nâng cao trình độ tiếng Anh và các kĩ năng học tập cần thiết cho việc theo học tại một cở sở giáo dục Anh Quốc. Nếu không đạt được yêu cầu đầu vào của một chương trình nào đó, bạn nên đăng ký học khoá học này. 

8. Pre-Master course

Chương trình Dự bị Thạc sĩ hay Tiền Thạc Sĩ sẽ giúp chuẩn bị cho các sinh viên quốc tế về mặt học thuật, ngôn ngữ và đôi khi cả kiến thức chuyên ngành trước khi vào các khoá học Cao học chính thức. 

9. Russel 

Đây là nhóm gồm 24 trường Đại học công lập hàng đầu tại Anh Quốc, được thành lập vào năm 1994. Russel không chỉ quy tụ những trường top đầu ở Anh (Oxford, Cambridge), mà các trường thành viên trong nhóm cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến Kinh tế, Văn hoá, Xã hội ở cả Vương quốc Anh và trên thế giới. 

 

Xem thêm: Du học Anh: Phân biệt giữa 2 khóa International Year One và khoá Foundation

Du học Anh: Tổng hợp thông tin học bổng các cấp học tại Vương quốc Anh 2021

II. Các thuật ngữ bổ sung khác

1. CAS (Confirmation of Acceptance for Studies) 

Tạm dịch là “ Xác nhận nhập học”. Đây là một văn bản bằng điện tử xác nhận cho việc sinh viên được nhận vào và theo học tại trường từ các trường Cao đẳng, Đại học ở Anh. Mục này tương đương với 30 điểm trong việc xin Visa và người xin Visa cần phải điền các thông tin trên CAS vào hồ sơ đăng ký xin thị thực. 

2. PBS – Point Based System 

Tạm dịch là “Hệ thống tích điểm”. Đây là hệ thống của BKBA (Cục biên giới Anh quốc), được các cơ quan hành chính của Anh sử dụng để đánh giá hợp lệ của mỗi đơn đăng ký xin thị thực du học của sinh viên. Người nộp đơn khi hoàn thành mỗi yêu cầu sẽ được tích một số điểm nhất định. 

3. Tier 

Đây là loại thị thực (visa) bao gồm loại thị thực cho sinh viên (Tier 4), cho người đi làm (Tier 1 hoặc Tier 2). Mỗi loại visa sẽ được chia làm nhiều loại nhỏ hơn, với những yêu cầu riêng biệt. 

  • Tier 4 Student Visa 

Như đã nói ở trên, đây là diện visa cho học sinh đi du học Anh, được chia thành 2 nhóm phụ thuộc vào độ tuổi:

  • Tier 4 (General) Student Visa:
      • Từ 16 tuổi trở lên 
      • Tham gia các khoá học kéo dài hơn 6 tháng 
      • Có thể làm việc trong thời gian học tập tại Anh (theo quy định của UKBA)
      • Có thể gia hạn visa sau khi nhập cư vào Anh với điều kiện: trường mà sinh viên  theo học xác nhận khoá học mới của sinh viên đó là khoá học tiếp nối với khoá trước. 
  • Tier 4 (Child) Student Visa:
    • Từ 4-17 tuổi 
    • Tham gia các khoá học kéo dài hơn 6 tháng

Lưu ý: 

  • Học sinh từ 4-15 tuổi sẽ phải theo học tại một trường tư thục dưới hình thức du học tự túc. 
  • Đối với các khoá học chuyển tiếp như A-Level, IB, bạn có thể chọn Tier 4 (General) Student hoặc Tier 4 (Child) Student Visa 

4. Railcard 

Đây là thẻ tàu cho phép bạn được giảm giá tới 30% khi sử dụng dịch vụ đường sắt trên khắp nước Anh. Bạn có thể mua thẻ này với phí khoảng £28/năm. 

5. UCAS (Universities & College Admissions Service) 

Đây là một tổ chức tuyển sinh tại Anh Quốc. Họ có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ đăng ký vào Đại học của các thí sinh và chuyển chúng đến cho các trường Đại học và Cao đẳng. 

6. Oyster card

Đây là một thẻ điện tử cho những người sử dụng phương tiện giao thông ở London. Nạp tiền vào thẻ này sẽ rẻ hơn mua lẻ từng vé ở ngoài. 

 

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến bậc giáo dục tại Vương quốc Anh và có tự tin hơn trong việc đi du học. EFA Việt Nam luôn muốn được đồng hành cùng bạn trên mọi quyết định và hành trình học tập. Chúc bạn may mắn và thành công! 

 

1 comment on “Du học Anh: Tổng hợp các thuật ngữ du học sinh cần bỏ túi