Tin tức về đại dịch toàn cầu COVID-19 được thông báo mỗi ngày đã dần trở nên quen thuộc với không chỉ người dân Việt Nam mà có lẽ là trên toàn thế giới. Vậy đến khi nào dịch bệnh mới chấm dứt? Khi nào thì nhịp sống bình thường mới ổn định trở lại? Cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian sắp tới tại Úc qua bài viết này để hiểu hơn về tình hình khả quan trong việc phòng chống cũng như những biện pháp mà chính phủ đã áp dụng hiệu quả nhằm đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này nhé!
Nội dung bài viết
DTheo thông báo của Đại học Sydney, Úc, ngôi trường này đã thực hiện mô hình dữ liệu mô phỏng theo 90% sự chấp hành lệnh giãn cách xã hội. Kết quả của mô hình cho thấy, tỷ lệ hiện hành của COVID-19 tại Úc sẽ đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 4 và các ca nhiễm mới sẽ giảm gần như xuống 0 vào tháng 7/2020. Đây chắc hẳn là một tin đáng mừng cho người dân trên toàn thế giới!
Mô hình này được tạo ra bởi một mô phỏng được thiết kế như “a digital twin of Australia” (một cặp song sinh kỹ thuật số của Úc), qua 24 triệu tác nhân riêng lẻ với các đặc điểm đa dạng dựa trên dữ liệu điều tra về dân số, phân phối địa lý và các yếu tố nhân khẩu học khác, cũng như dựa trên các đặc điểm dịch tễ học của COVID-19.
Tuy nhiên, viễn cảnh mà mô hình của Đại học Sydney được thực hiện dựa trên 90% sự tuân thủ lệnh giãn cách xã hội. Điều đó cho thấy, các ca bệnh sẽ lại tăng lên nếu như không có xét nghiệm diện rộng để phát hiện những ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng và không có biện pháp giãn cách xã hội một cách nhất quán và cứng rắn.
Đại học Sydney giải thích rằng mô hình giả định số lượng các ca nhiễm mới được báo cáo hàng ngày đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 3. Số lượng các ca nhiễm cùng lúc diễn ra đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 4. Trong trường hợp này, tổng số ca nhiễm ở Úc sẽ từ 8.000 đến 10.000 ca. Thời gian mới đây, số liệu thực tế được công bố là 5.744 ca.
Ông Prokopenko, chuyên gia nghiên cứu dịch tễ, Giám đốc Trung tâm Hệ thống liên hợp của Đại học Sydney, đồng thời là người đứng đầu nhóm nghiên cứu mô hình này, cho biết: “Số lượng ca nhiễm mới đang giảm xuống và nếu không có gì nghiêm trọng xảy ra thì con số sẽ tiếp tục giảm.” Chia sẻ của Prokopenko được đưa ra khi chính phủ Úc chuẩn bị công bố chi tiết về mô hình này. Thủ tướng Úc – ông Scott Morrison sẽ trao đổi thêm với các nhà lãnh đạo tại cuộc họp nội các tiếp theo.
dMô hình đã giả định rằng chỉ có 67% tất cả người trưởng thành bị nhiễm virus và 13% trẻ em bị nhiễm virus có biểu hiện triệu chứng. Đây chính là chi tiết mà Prokopenko cho rằng là một trong những phần quan trọng nhất của mô hình. Dữ liệu của mô hình được mô phỏng theo nhiều cấp độ tuân thủ chính sách tự cách ly và giãn cách xã hội khác nhau. Sau đó, số liệu được so sánh với các báo cáo thực tế ở Australia. “Qua đó, từ ngày 24/3, mô hình chính xác nhất là mô hình giả định 90% sự tuân thủ.” Prokopenko chia sẻ. Ta có thể thấy, Đại học Sydney cũng đã mô phỏng tình huống lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng.
“Dù người dân ở yên trong nhà suốt 90 ngày với tỉ lệ 90% chấp hành lệnh, nhưng nếu nới lỏng tất cả cùng lúc, các ca nhiễm sẽ lại tăng lên,” ông Prokopenko cho biết. “Nhiệm vụ cấp thiết giai đoạn này là giảm các ca nhiễm xuống còn 0. Không phải 5 hay 1, mà là 0. Vì nếu vẫn còn 1 ca nhiễm, thì sang hôm sau số ca sẽ tăng lên 2, rồi con số sẽ là 4 vào ngày sau nữa, và cứ thế tăng lên tiếp.”
dChính phủ Úc cũng đã đưa ra một loạt các biện pháp chi tiêu để thúc đẩy nền kinh tế trong khi các doanh nghiệp dần bước vào chế độ “ngủ đông”. Nhà nước đã chi 130 tỷ đô la để trợ cấp lương trong 6 tháng tới và 1,6 tỷ đô la cho việc chăm sóc trẻ em miễn phí trong 3 tháng. Cùng với đó, Chính phủ Úc cũng nhấn mạnh rằng chi tiêu sẽ phải được kiểm soát thắt chặt và theo dõi.
Giáo sư Prokopenko đã đề xuất lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt cần được duy trì trong 4 tuần sau khi ca nhiễm cuối cùng được phát hiện để ngăn chặn nguy cơ lây lan qua các ca bệnh không biểu hiện triệu chứng. Và khi các biện pháp được dần dần nới lỏng, Úc cần học hỏi Trung Quốc để tiến hành xét nghiệm diện rộng và điều tra các trường hợp tiếp xúc để đảm bảo các ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng sẽ được phát hiện và kiểm soát.
“Dịch bệnh có thể chấm dứt.” – Ông nói, “Nhưng để đạt được kết quả như vậy thì tất cả người dân đều phải nâng cao cảnh giác một cách tối đa.”
(Theo tạp chí The Guardian)
Xem thêm: Hệ thống điểm số cấp visa nhập cư Anh mới có gì khác sau Brexit?
Trinity College: Cơ hội học tập khóa dự bị liên thông lên trường Đại học Melbourne
Giờ đây, niềm tin mong dịch bệnh mau chóng qua đi ấy đã được củng cố và chứng minh qua nghiên cứu khoa học hiện đại với số liệu chính xác. Chắc chắn rằng, COVID-19 sẽ sớm bị đẩy lùi nhanh chóng và cuộc sống của mọi người sẽ dần ổn định lại trong tương lại không xa. Song, lạc quan chứ không chủ quan, mỗi người đều cần phải tự nâng cao ý thức của chính mình và tuân theo chỉ dẫn phòng chống dịch bệnh của Nhà nước thì mới có thể đẩy lùi được COVID-19, bạn nhé. EFA Việt Nam xin chúc bạn sức khỏe và bình an!