Thành phố cổ Coventry tại vương quốc Anh hiện đã và đang là một điểm đến du học hấp dẫn đối với nhiều sinh viên, trong đó có Việt Nam. Và đối với các bạn du học sinh, trong thực tế, bên cạnh học tập thì việc tìm được một nơi ở tốt và phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng mà còn tác động nhiều đến chất lượng học tập. Hiểu được tình trạng chung của các bạn khi học tập và làm việc tại Conventry, EFA Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn cách thức tìm nhà sao cho phù hợp nhất qua kinh nghiệm của các bạn đã từng sinh sống và học tập tại Conventry truyền lại qua bài viết sau nhé!
Quá trình để tìm được nhà trọ ưng ý và phù hợp sẽ diễn ra trong 6 bước dưới đây:
Nội dung bài viết
BƯỚC 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, NHÀ CỬA, GIÁ NHÀ CỦA THÀNH PHỐ COVENTRY
-
Postcode – Mã vùng tại Conventry
Đây là một điều mà bạn phải biết và khá quan trọng khi học tập và sinh sống tại Anh, đặc biệt là Conventry. Các postcode thông thường sẽ trông như thế này: CV1 5FB là postcode của Conventry University. CV1 là Outward Code, 5FB là Inward Code. Phần chữ là mã thành phố, phần số là mã khu vực trong thành phố.
Hơn nữa để thuận tiện hơn trong việc sử dụng Google Map và các mã vùng khác tại Conventry thì bạn có thể truy cập vào link tại đây hoặc tại đây để biết thêm thông tin nhé.
-
Đặc điểm tại khu vực Conventry
Vì sinh viên luôn muốn lựa chọn nhà ở ở gần trường để thuận tiện cho việc di chuyển do đó khu vực đông dân nhất là CV1 và Earlsdon. Người dân cư thường sinh sống ở ngoại ô thành phố.
Để kiểm tra xem nơi đó có an toàn hay không, tỉ lệ tội phạm là bao nhiêu, thành phần dân cư như thế nào, ngành nghề ở đây thì bạn có thể vào trang tại đây để kiểm tra thông tin mà bạn tìm kiếm.
Kinh nghiệm tìm nhà của Vũ Trà My (2019/2020). Bạn đó đăng câu hỏi của mình trên Reddit nhưng cũng phải lọc thông tin và có kết luận như: Không nên ở hoặc nên tránh khu Hillfields, cụ thể Payne Pane, nên sinh sống ở Earlson. Để gợi ý cho bạn thông tin thì người ta dùng tên quận hơn là postcode. Qua quá trình tìm hiểu thì bạn đó cũng quen được khá nhiều người bạn khác cũng tìm kiếm thông tin như mình.
-
Địa điểm trường học, trung tâm thành phố, bến xe bus/tàu, siêu thị, chợ
Google Map là một phương tiện hữu hiệu để bạn tìm kiếm các địa điểm. Bạn nên làm quen với các biểu tượng siêu thị, trường học, ga tàu,…Siêu thị, cửa hàng ăn, mua sắm, ngân hàng sẽ tập trung nhiều ở trung tâm thành phố.
-
Cách thức di chuyển từ nhà trọ đến các địa điểm khác
Nếu bạn chỉ muốn đi bộ đến CU: Thuê ở CV1 là gần nhất, hoặc có thể từ CV2-CV6, giáp ranh với CV1. Vì CV1 lớn mà CU lại chỉ có 1 góc thì để tránh đi lạc bạn nên tra Google cho chắc chắn.
Nếu các bạn không ngại ở xa hơn: Bạn có thể lựa chọn phương án đi xe bus hoặc đi xe đạp. Bạn nên tìm hiểu kỹ luật giao thông ở đây để không bị mất tiền phạt vô lý.
-
Các loại nhà ở, phòng ở, housemate và giá cả tương ứng
Các loại nhà: Studio (Nhà chung cư), House (Nhà đất)
Các loại phòng:
Ensuite: phòng ngủ có cả nhà vệ sinh và phòng tắm riêng
Fully Furnished: đủ đồ cơ bản bao gồm tủ quần áo, bàn học, giường và đệm
Partly furnished: cần hỏi rõ bao gồm những gì
No furnished: phòng không có gì cả
CÁC LỰA CHỌN NƠI Ở
Student Hall của trường/tư nhân |
Nhà riêng không ở chung chủ (live out landlord) |
Nhà riêng ở chung chủ (Live in landlord) |
|
Định nghĩa |
Thường là Studio. Có thể share phòng giường twin hoặc phòng riêng |
Có thể là nhà mặt đất (House) hoặc nhà chung cư (Studio) |
|
Đồ dùng trong nhà |
Chủ nhà có mức độ phản ứng khác nhau khi đồ đạc trong nhà hỏng hóc |
Nếu người cũ không để lại cái gì thì phải mua lại toàn bộ. Nếu đồ đạc có hỏng thì chủ nhà có mức độ xử lý khác nhau. |
Hầu như không phải mua gì thêm đồ đạc. Nhà có đồ đạc hỏng thì cũng được sửa kịp thời. |
Bếp |
Xem tình hình phòng có bếp chưa để mua hoặc không mua |
Dùng chung với housemate |
Dùng chung với chủ nhà |
Phòng tắm |
Nếu phòng không
ensuite thì share phòng tắm với cả tầng. |
Nhà có từ 1-2 phòng tắm dùng chung. | |
Giặt đồ | Nếu phòng không có máy giặt riêng thì sẽ phải trả thêm tiền để giặt/ sấy ở khu vực
chung (£1-2/lần) |
Không tốn chi phí giặt | |
Hóa đơn điện nước, Internet, gas | Thường bao gồm hóa đơn trong tiền thuê. | – Nếu không bao gồm trong tiền
thuê thì share đều với housemate. Có thể tự đứng tên bills tự chuyển khoản hoặc chủ nhà đứng tên thì chuyển khoản cho chủ nhà. |
Share đều với chủ nhà và
housemate. Chủ nhà đứng tên bills. Nếu không bao gồm trong tiền thuê thì chuyển khoản cho chủ nhà, giá có thể cố định hoặc theo mức tiêu dùng thực tế. |
Housemates | Bạn bè quốc tế, không biết trước. | Có thể không hoặc biết trước/
chọn người ở cùng bằng cách rủ người quen thuê cùng; thỏa thuận với chủ nhà. |
Vì sống chung nên chủ nhà thường sẽ lựa
housemate khá kỹ lưỡng, thái độ tốt, có thể hòa hợp được với chủ nhà. |
Lưu ý giá nhà:
- Thông thường giá của student hall sẽ cao hơn giá nhà riêng. Tuy nhiên tùy theo địa điểm, chất lượng nhà nói chung và phòng nói riêng mà sẽ có giá khác nhau. Nếu nhà riêng chất lượng cao thì giá cũng sẽ có thể cao hơn 1 số student halls.
- Inc bills/ excl bills: Ý muốn nói đến việc tiền thuê nhà đã bao gồm hóa đơn điện nước… chưa; cần hỏi rõ bills được bao gồm trong tiền nhà bao gồm những chi phí gì (Điện, nước, ga, Internet, TV)
- Giá phổ biến ở thời điểm Handbook V1: Phòng nhà đất không ensuite, fully furnished khoảng 300-400/ tháng, ensuite 400-500/ tháng, studio đầy đủ bếp và nhà tắm: 600-700/ tháng.
- Nếu chọn các nhà của các anh chị Việt Nam chủ nhà hoặc được thuê qua các đời sinh viên VN thì được giá phải chăng hơn: 200-300/tháng.
- Thường thuê nhà riêng theo nhóm sẽ có giá thấp hơn/ có khả năng thương lượng giá hơn là thuê riêng lẻ.
BƯỚC 2: ĐẶT CÁC TIÊU CHÍ CHỌN NHÀ
Tùy với mối người sẽ có một tiêu chí chọn nhà riêng cho mình. Dưới đây mình có thể gợi ý cho bạn một vài vị trí như:
- Giá nhà
- Địa điểm nhà – Trong đó một số yếu tố cân nhắc: gần/xa trường, gần/xa các khu vực tiện lợi (hàng ăn, siêu thị, mua sắm…), an ninh/ tỉ lệ tội phạm, khu dân cư/ khu sinh viên, gần ga tàu/ bến xe bus,…
- Người thuê chung nhà – quốc tịch, văn hóa, giới tính,…
- Đặc điểm nhà: Phòng đôi, phòng đơn, no smoking, sạch sẽ,…
BƯỚC 3: TÌM KIẾM NHÀ TẠI CÁC KÊNH ĐÁNG TIN CẬY VÀ CHỌN NHÀ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHÍ CỦA BẠN
Những kênh tìm nhà:
- Trung tâm tư vấn du học
- Futurelets : chủ yếu về Student Halls, nhà riêng
- Vietsoc Conventry: Thường sẽ có các bạn Việt Nam đang tìm người thuê chung, hoặc là đã đang có nhà thuê và còn phòng trống, hoặc là chưa có nhà thuê và gom nhóm thuê. Ngoài ra nhà có chủ là người Việt Nam đến Coventry sinh sống lâu năm cũng được tìm thấy chủ yếu trên kênh này với giá hữu nghị hơn giá thị trường kha khá nhiều.
- Website và ứng dụng nhà tổng hợp: Spareroom, Zoopla, Rightmove, Gumtree
- Website trực tiếp của các tòa nhà cho thuê, các công ty mô giới nhà: Study Inn, Trinity View, Apollo House, Liberty Park, Liberty Point,…
Một số lưu ý khi đọc mô tả nhà:
- Inc bills/ excl bills.
- PCM: per calendar month; PW: per week.
- Sinh viên không phải đóng Council Tax.
- Một số các từ về quy định trong nhà (House Rules): No pet, No smoking, No boyfriend/girlfriend, all males/females, genders: mixed…
BƯỚC 4: XEM VÀ KIỂM TRA ĐỘ PHÙ HỢP CỦA NHÀ
- Đi xem trực tiếp: nên đi xem cùng với 2-3 người để cho an toàn. Nên kiểm tra các thiết bị trong phòng.
- Nhờ người đi xem giúp: Hãy nhờ người quen, thành viên Vietsoc Coventry xem nhà giúp và quay video/ chụp ảnh lại; Bạn cần trao đổi rõ tiêu chí chọn nhà của mình để người đi xem giúp lưu ý.
- Qua mạng: Xem ảnh trước qua mạng sau đó gọi video call cho chủ nhà để thấy được mặt chủ nhà và nhà ở của mình.
BƯỚC 5: KÝ HỢP ĐỒNG VÀ ĐẶT CỌC
Các luật liên quan tiền đặt cọc và chi phí liên quan thuê nhà bạn nên biết:
- Không cần phải trả phí mô giới, thủ tục và gia hạn hợp đồng thuê nhà: Thông tin tại đây(1)
- Tiền đặt cọc được bảo vệ bởi Deposit Protection Scheme, không sở hữu bởi chủ nhà/ môi giới: Tham khảo tại đây(2) tuy nhiên sẽ áp dụng khác dành cho những trường hợp ở chung với chủ nhà (live-in landlord): Tham khảo tại đây (3) và Tham khảo tại đây (4)
Về tiền đặt cọc:
- Với các Student Halls của trường và các thương hiệu có tên tuổi, mức độ đáng tin cậy cao hơn nên có thể chuyển tiền cọc để giữ phòng sau khi đã đối chiếu với các tiêu chí tìm kiếm nhà và kiểm tra chất lượng phòng và dịch vụ bằng cách tham khảo 1 số review của người quen hoặc trên mạng, những người đã từng sử dụng.
- Với nhà riêng, tuyệt đối không nên chuyển khoản tiền đặt cọc cho chủ nhà khi:
Chưa xem nhà bằng 1 trong những phương pháp đề cập ở Bước 4
Chưa xem thông tin chứng tỏ quyền sở hữu nhà/ cho thuê nhà (4)
Và chưa rõ về những quyền lợi của bạn
- Có những chủ nhà khá dễ tính. Họ không yêu cầu đặt cọc trước khi đến nhưng vẫn giữ phòng cho bạn.
- Tùy từng trường hợp mà có thể ký hợp đồng rồi mới đặt cọc hoặc ngược lại. Tuy nhiên, luôn đảm bảo có ghi nhận rõ ràng giữa cả 2 bên (qua email, ủy nhiệm chi ngân hàng) về số tiền và mục đích số tiền.
Nội dung hợp đồng:
- Các bạn có thể tham khảo Check list các điều khoản Hợp đồng thuê nhà tại đây
- Các loại hợp đồng: Hợp đồng ký trực tiếp với chủ nhà và Hợp đồng ký thông qua bên thứ 3. Lưu ý, bạn không cần trả phí môi giới, thủ tục, và phí gia hạn hợp đồng thuê nhà (1).
- Kỳ hạn thuê: Thông thường sẽ là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng (theo kỳ học) hoặc 12 tháng. Các bạn cân nhắc dự định cá nhân để có kỳ hạn thuê phù hợp.
BƯỚC 6: NHẬN NHÀ
- Bạn nên kiểm tra lại nhà lại 1 lần nữa (Xem lại Những lưu ý khi xem nhà trong Bước 4) để đảm bảo điều kiện nhà vẫn như bạn mong đợi.
- Bàn giao chìa khóa nhà. Trong đó, hỏi rõ những ai có chìa khóa nhà, chìa khóa phòng. Nếu hỏng/ mất khóa thì sẽ cần làm gì/ chi phí như thế nào?
Trên đây là những thông tin kinh nghiệm tìm nhà mà EFA Việt Nam tổng hợp lại từ chia sẻ của các bạn đã từng sinh sống và học tập tại Conventry. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ giúp bạn có thể tìm được một ngôi nhà phù hợp với mình khi đi du học tại thành phố Conventry, Anh. EFA Việt Nam chúc các bạn may mắn!