Chương trình cố vấn CMP (Collegiate Mentorship Program) là dịch vụ giáo dục tư vấn chuyên sâu, cung cấp bởi tổ chức uy tín CMP Academy và công ty tư vấn du học EFA Việt Nam vinh dự là đối tác chiến lược của chương trình. Thông qua sự kết hợp giữa các chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới cùng công nghệ giáo dục hàng đầu, CMP Academy và EFA Việt Nam mong muốn đem lại cho học sinh nhiều cơ hội học tập tiên tiến dựa trên nền tảng giao tiếp có tính tương tác cao. Để chứng thực cho chất lượng của chương trình, hãy cùng tham khảo case study của một số học sinh tiêu biểu đã tham gia dịch vụ của CMP Academy để hiểu thêm về thông tin và những lợi thế mà chương trình mang lại nhé!

COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM

Nội dung bài viết

I. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | JANE HO CASE STUDY 

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Jane Ho

  • Nơi ở: Thượng Hải
  • Trường: Shanghai Jianping High School
  • Ngành dự kiến: Truyền thông & Quảng cáo
  • Tuổi: Lớp 11

Jane Ho là trưởng bộ phận Marketing của tổ chức Girl’s Power Organization tại ngôi trường em đang theo học và em có đam mê tạo ra các quảng cáo video hấp dẫn trên nền tảng MXH. Em từng tham gia Summer Program của Columbia chuyên về lĩnh vực quảng cáo và nhiếp ảnh. Nhờ cố vấn Chris Roberson từ NYU, em đã vượt xa mục tiêu ban đầu của mình.

Nhận xét của người cố vấn về Jane: “Jane có nhiều ý tưởng thú vị cùng gu thẩm mỹ tuyệt vời. Đoạn kết trong bộ phim của em có một bước ngoặt hay và tôi nhận thấy đây là một bộ phim hấp dẫn. Tôi thích lắng nghe em ấy kể về kế hoạch của mình và giải thích tầm quan trọng của từng khoảnh khắc trong câu chuyện, cũng như quá trình em lên kế hoạch để chụp ảnh.”

1.2. Người cố vấn

Chris Roberson là một biên tập viên, chiến lược gia về nội dung số, đạo diễn hình ảnh, giáo sư đại học và nhà quản lý dự án kỳ cựu với 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Ông đã giảng dạy bộ môn quay dựng phim tại Tisch School of the Arts từ năm 1999 và đã làm Giám đốc Điều hành Sản xuất Hậu kỳ của NYU được hơn hai năm.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Jane có niềm đam mê đối với tạo quảng cáo video nhưng lại chưa có kinh nghiệm thực tiễn để triển khai ý tưởng một cách hiệu quả.
  • Ý tưởng nội dung kịch bản của Jane rất hấp dẫn nhưng cấu trúc câu, ngữ pháp và tính liên kết tổng thể lại khá yếu.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Chương trình đã thiết lập cho Jane một chương trình cố vấn chuyên sâu 1:1 kéo dài hai tháng với Chris Roberson, một giảng viên ưu tú tại NYU Tisch School of the Arts để hỗ trợ em viết kịch bản cho một quảng cáo video.
  • Ngoài ra, Jane đã tìm hiểu được sâu hơn về chiến lược quảng cáo và phương pháp thu hút thị trường mục tiêu của mình theo hướng hiệu quả hơn.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Mục tiêu & nội dung chương trình

“Nửa đầu của chương trình tập trung vào việc khai thác ý tưởng của Jane và đưa ý tưởng đó lên phim. Mục tiêu của chúng tôi là biến ý tưởng của em ấy thành một bộ phim và có thể giúp em đạt được thành công. Jane đã gửi cho tôi nội dung câu chuyện kèm các bản phác thảo, qua đó vẽ nên bức tranh tổng thể tuyệt vời về ý tưởng mà em ấy muốn hiện thực hóa. Bước tiếp theo chính là chuyển đổi câu chuyện của em ấy sang định dạng kịch bản thích hợp. Như vậy, em ấy sẽ nắm được số lượng nhân vật và địa điểm mà mình cần cùng với mức ngân sách phù hợp.”

3.2. Một số đóng góp để giúp học sinh tiến bộ

“Như tôi đã đề cập trước đó, ý tưởng chưa phải là phim, do đó việc chuyển đổi câu chuyện thành một kịch bản theo đúng quy chuẩn là vô cùng quan trọng. Có nhiều lúc, em ấy vẫn viết kịch bản như viết truyện. Ví dụ: trong câu chuyện có cảnh hai nhân vật bị bắt, nhưng trong một bộ phim, em ấy phải nói rõ liệu nhân vật cảnh sát có xuất hiện hay không, hay cảnh đó sẽ xảy ra ngoài khung hình. Cách này sẽ giúp xác định trang phục, ngân sách, lịch trình, thời gian biểu… Hiện giờ, tôi vẫn đang cố gắng giúp em ấy nhận ra mình đang viết truyện thay vì viết kịch bản.”

3.3. Các tài liệu tham khảo

Tài liệu nghiên cứu đã được cố vấn Roberson trau chuốt lại:

“Cảm ơn em đã gửi tài liệu! Tôi đã tổng hợp các bản phác thảo của em vào thư mục […]

Ngoài ra, trong thư mục trên cũng có ví dụ về một kịch bản và bản phân cảnh đúng định dạng. Các bản phác thảo của em đã rất ổn rồi và bước tiếp theo tôi muốn em biến các bức phác thảo đó thành các phân cảnh trong phim. Ví dụ: anh trai của Asa sẽ không mặc áo có tên mình trên đó nữa, mà chúng ta nên tư duy dưới góc nhìn của máy ảnh, bao gồm những cảnh quay cận cảnh, trung cảnh và toàn cảnh.

Nếu em không dùng được celtx thì tôi đã gửi kèm ví dụ về một kịch bản đúng định dạng. Hãy cố gắng sửa đổi đúng quy cách nhất có thể và nếu em gặp khó khăn thì tôi có thể sửa và gửi lại cho em.

Tôi cũng đã nhận hai tài liệu em đã gửi cho tôi, tôi nghĩ vậy là đủ để hoàn thành bộ phim của em rồi nhưng nếu có thiếu gì thì hãy báo cho tôi biết nhé!”

4. Kết quả

Jane đã được nhận vào các trường đại học sau:

  • UIUC (University of Illinois Urbana-Champaign)
  • UC Santa Cruz (University of California Santa Cruz)
  • PSU (Pennsylvania State University)
  • UF (University of Florida)
  • FSU (Florida State University)
  • UC Merced (University of California – Merced)
  • UC Riverside (University of California, Riverside)
  • UC Davis (University of California, Davis)

II. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | RUBY WOO CASE STUDY

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Ruby Woo

  • Nơi ở: Thượng Hải, Trung Quốc
  • Trường: SAS Puxi
  • Ngành dự kiến: Kinh tế/Tài chính
  • Tuổi: Lớp 11

Ruby là đội trưởng CLB Jacaranda Club và SAS Eggschange tại ngôi trường em đang theo học. Em cũng chơi bộ môn đấu kiếm trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ mối quan tâm sâu sắc đối với tài chính và phân tích, em đã giúp gia đình mình đưa ra nhiều quyết định đầu tư Bất động sản có giá trị.

Ấn tượng của người cố vấn về Ruby: “Ruby rất chủ động khi tiến hành nghiên cứu. Em đã tổng hợp được dữ liệu bất động sản để phân tích và xác định được các câu hỏi nghiên cứu tương thích với bộ dữ liệu đó. Tôi khuyến khích Ruby theo đuổi các môn học đòi hỏi khả năng định lượng và phân tích. Có rất nhiều lĩnh vực mà em ấy có thể học tốt (VD: tài chính, sinh học, kỹ thuật, toán học).”

1.2. Người cố vấn

Peter Kempthorne là giáo sư giảng dạy môn Thống kê và Toán tài chính. Ông đã cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và phân tích dữ liệu thống kê cho nhiều tổ chức hợp tác với công ty của ông, Kempthorne Analytics, Inc. Một số khách hàng trước đây của ông bao gồm Citibank, Colonial/Liberty Funds, American Express và Canon. Tiến sĩ Kempthorne đã làm giám đốc đầu tư kể từ năm 1995, tập trung khai thác các phân tích thống kê tiên tiến để quản lý nhiều chương trình đầu tư.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Ruby muốn học phân tích dữ liệu nâng cao, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhưng những kỹ năng đó không được dạy ở trường học.
  • Ruby cần có hồ sơ ngoại khóa ấn tượng để có được lợi thế cạnh tranh khi nộp đơn xét tuyển đại học.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Ruby đã học ngôn ngữ R bằng cách sử dụng R Studio để phân tích dữ liệu bất động sản.
  • Tiến sĩ Kempthorne đã dạy cho em các khái niệm cơ bản về phân tích chuỗi thời gian và cách áp dụng các phương pháp thống kê phức tạp (VD: phương pháp LOESS) để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian.
  • Tiến sĩ Kempthorne đã đồng ý viết thư giới thiệu cho Ruby nếu em ấy cần để nộp đơn xét tuyển đại học.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Tóm tắt nội dung chương trình

  • Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình R/ chương trình Rstudio
  • Xác định dữ liệu BĐS phù hợp để phân tích thống kê
  • Phân tích khám phá dữ liệu BĐS về các căn nhà đang được rao bán tại San Francisco
  • Tạo mô hình thời lượng (thời gian-thị trường) về các BĐS đang được rao bán tại San Francisco

3.2. Mục tiêu khóa học

  • Áp dụng công cụ phân tích thống kê khám phá để giải quyết các vấn đề thực tiễn
  • Hiểu các khái niệm cơ bản về phân tích chuỗi thời gian
  • Áp dụng các phương pháp thống kê phức tạp (VD, phương pháp LOESS) để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian

3.3. Một số phản hồi của người cố vấn về buổi học và giao BTVN

  • Phản hồi 1:

“Gửi Ruby,

Rất hân hạnh được gặp mặt em hôm nay. Thật đáng mừng khi chúng ta đã cài đặt được R và Rstudio trên máy tính của em. Trước buổi học tiếp theo, hãy:

  • Đọc tài liệu trong file Rproject1.zip và Rtutorial1.zip
  • Đọc những chương đầu trong sách Intro Stats (Giới thiệu về Thống kê)
  • Thực hành xác định dữ liệu mẫu về tiêu chí đánh giá/giá trị bất động sản qua Zillow hoặc các nguồn thông tin phân theo cấp thành phố.

Tôi rất mong chờ tới buổi học tiếp theo […]”

  • Phản hồi 2:

“Gửi Ruby,

Buổi học hôm nay rất hiệu quả. Chúng ta đã nghiên cứu chi tiết số ngẫu nhiên trong R, viết/soạn chuỗi lệnh R scripts và làm việc với dữ liệu đa chiều (sử dụng để hiển thị dữ liệu). Tôi rất mong tới buổi học về dữ liệu bất động sản. Nguồn thông tin em đã xác định […] rất tốt. Tôi đã đính kèm hai bộ dữ liệu tải từ website trên. Trong buổi học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhập bộ dữ liệu như trên vào R/Rstudio.

Có rất nhiều phương pháp phân tích cần nghiên cứu. Trước buổi học tiếp theo, hãy:

  • Tạo danh sách các bộ dữ liệu và biến mà chúng ta có thể thu thập từ website Zillow.
  • Xác định những biến thú vị nhất và có liên quan tới chủ đề dự án.

Tôi rất mong chờ tới buổi học tiếp theo.”

4. Kết quả

TS Kempthorne thể hiện sự hài lòng khi viết thư giới thiệu cho Ruby: “Tôi rất sẵn lòng đề xuất Ruby cho các trường ĐH tuyển chọn. Tôi đã đưa ra những nhận xét trên để cho thấy rằng tôi đánh giá rất cao năng lực và tiềm năng của em ấy.”

III. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | ACILIA RONG CASE STUDY (1ST)

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Alicia Rong

  • Nơi ở: Easthampton, Massachusetts
  • Trường: The Williston Northampton School
  • Ngành dự kiến: Quan hệ Quốc tế/ Kinh doanh
  • Tuổi: Lớp 10

Alicia rất thông minh, chững chạc và có óc sáng tạo. Em luôn ham học hỏi và không ngừng nỗ lực khi làm bài tập và thảo luận.

Ấn tượng của người cố vấn về Alicia: “Nhiệm vụ cuối khóa học của Alicia là viết một bài thơ để nêu cảm nghĩ về một bức tranh hoặc tác phẩm mỹ thuật tùy chọn. Mối quan tâm ban đầu cũng như vùng an toàn của Alicia đã hoàn toàn vượt ra khỏi lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ 19… Tinh thần sẵn sàng thử nghiệm và nắm bắt cơ hội trong công việc sáng tạo là một trong những phẩm chất tốt nhất của Alicia với tư cách là một sinh viên và nghệ sĩ.”

1.2. Người cố vấn

Cố vấn Marotta là Nhà nghiên cứu & Giảng viên Hội thảo tại Oxford University. Ông có bằng Cử nhân về Nghiên cứu Cá nhân hóa từ Gallatin School of Individualized Studies thuộc New York University và một bằng Thạc sĩ và một bằng Thạc sĩ Giáo dục về Tư vấn Tâm lý và Tư vấn Học đường từ Teachers College thuộc Columbia University.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Alicia đã phải chật vật với lỗi phát âm từ và ngữ pháp tiếng Anh.
  • Alicia muốn viết một bài luận tiếng Anh ở cấp độ cao hơn và cải thiện kỹ năng viết theo phong cách học thuật.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Cố vấn Marotta đã giới thiệu cho Alicia một số nhà văn, chủ đề viết sáng tạo và phong cách viết mới trong mỗi buổi học.
  • Chương trình tập trung vào các tác phẩm văn học, bài luận và bài thơ để củng cố kỹ năng tiếng Anh tổng thể của Alicia.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Mục tiêu khóa học

  • Hoàn thành các bài đọc và bài tập viết
  • Viết nháp một bài thơ
  • Nộp tác phẩm cho các cuộc thi sáng tác thơ

3.2. Nội dung chương trình

  • Cải thiện kỹ năng sáng tác cũng như viết/ tư duy phản biện
  • Trau dồi kiến thức về nghệ thuật và nhân văn học
  • Phát triển khả năng viết để có tác phẩm được xuất bản
  • Cung cấp sự hỗ trợ về mặt xã hội và tinh thần

Nhận xét của người cố vấn về khóa học: “Xuyên suốt khóa học, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu các tác phẩm văn học, bài luận và tác phẩm thơ. Alicia được giao các bài đọc và chủ đề viết sáng tạo, sau đó chúng tôi sẽ thảo luận trong các buổi học tiếp theo. Trong mỗi buổi học, tôi đều giới thiệu cho Alicia các nhà văn, chủ đề viết sáng tạo và phong cách viết mới. Mục đích là để trau dồi hiểu biết của em ấy về nghệ thuật và nhân văn học, đồng thời giúp em làm quen với nhiều cách tư duy khi viết nhất có thể.”

3.3. Một số phản hồi của người cố vấn về buổi học

Phản hồi 1

“Trong buổi học thứ 5, chúng tôi đã thảo luận về bức thư của Alicia gửi cho Monet (BTVN). Em đã bày tỏ sự trân trọng đối với các tác phẩm của Monet, cũng như chia sẻ rằng việc viết bức thư đã giúp em nhìn nhận suy nghĩ và cảm xúc của mình ra sao. Chúng tôi cũng đã thảo luận về việc bổ sung các chi tiết/ mô tả cụ thể trong bài thơ của em để thể hiện sự tương phản giữa hình ảnh và biểu tượng em thường sử dụng.

Sau đó chúng tôi đã đọc bài luận “Politics and the English Language” của George Orwell để thảo luận cách viết phân tích rõ ràng và hiệu quả. Chúng tôi đã dành thời gian còn lại của buổi học để thảo luận quá trình nộp bài và xuất bản thơ. Tôi đã giới thiệu một tạp chí văn học nhỏ cho Alicia và chúng tôi đã cùng xem website.

Em ấy đã quyết định sẽ nộp tác phẩm thơ của mình để tham gia cuộc thi dành cho các thi sĩ nghiệp dư và dành ra ngày Chủ Nhật để hoàn thiện bài thơ và hồ sơ. Tôi đã giúp em ấy chỉnh sửa tác phẩm và hồ sơ sau buổi học cuối tuần để kịp hạn chót.”

Phản hồi 2

“Trong buổi học thứ 6, chúng tôi đã thảo luận kinh nghiệm của Alicia sau khi nộp tác phẩm thơ đầu tay để tham gia một cuộc thi văn học, cũng như thảo luận tác phẩm thơ em đã viết về ý nghĩa của việc sáng tác. Chúng tôi cũng nói về tính trừu tượng và cảm xúc của văn thơ và việc sáng tác. Sau đó, chúng tôi đọc bài luận “Self-Respect” của Joan Didion. Chúng tôi đã bàn về phong cách sáng tác văn xuôi của Joan Didion và định nghĩa của tác giả về lòng tự trọng, cũng như liên hệ chủ đề này với trải nghiệm của Alicia.

Chúng tôi đã kết thúc buổi học sau khi đọc bài thơ “Having a Coke with You” của Frank O’Hara, một ví dụ điển hình khác về phong cách sáng tác thơ tươi vui và hiện đại. Alicia sẽ thử sáng tác theo phong cách này trong bài tập tiếp theo.”

4. Kết quả

Cố vấn Marotta sẵn sàng viết thư giới thiệu cho Alicia: “Tôi sẵn sàng giới thiệu Alicia cho các trường đại học đã được tuyển chọn và tôi nghĩ em ấy sẽ là một học sinh xuất sắc của trường Gallatin School of Individualized Study thuộc New York University. Chúc em may mắn trong cuộc thi Viết Học thuật!”

IV. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | ALICIA RONG CASE STUDY (2ND)

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Alicia Rong

  • Nơi ở: Easthampton, Massachusetts
  • Trường: The Williston Northampton School
  • Ngành dự kiến: Quan hệ Quốc tế/ Kinh doanh
  • Tuổi: Lớp 11

Sau khi hoàn thành chương trình Viết Sáng tạo, Alicia và gia đình em ấy đã quyết định tiếp tục hợp tác cùng chúng tôi để thực hiện một bài luận nghiên cứu cho năm tiếp theo. Nhờ việc trình độ viết được nâng cao cùng niềm yêu thích đối với lĩnh vực kinh doanh, Alicia đã có thêm động lực để tiếp tục quá trình nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Ấn tượng của người cố vấn về Alicia: “Chúng tôi thường xuyên gặp nhau và các cuộc thảo luận đều rất tuyệt. Alicia là một học sinh rất thông minh, chăm chỉ và tận tâm. Em ấy có khả năng học hỏi nhanh cùng thái độ và tinh thần làm việc xuất sắc.”

1.2. Người cố vấn

Ông hiện là PGS Tài chính của Wharton School of Business, University of Pennsylvania và cũng là Phó Hiệu trưởng của College of Business and Public Policy thuộc California State University tại Dominguez Hills. Trước đây, ông từng là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, UNDP và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Alicia có ý tưởng về chủ đề nghiên cứu nhưng lại gặp khó khăn khi tư duy để viết một bài luận nghiên cứu nâng cao.
  • Alicia đã được hướng dẫn cách trích dẫn cho bài luận và em ấy muốn trau dồi kỹ năng đó.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Giáo sư đã thảo luận chuyên sâu về chủ đề nghiên cứu của Alicia và kích thích tư duy phản biện của em.
  • Alicia đã được hướng dẫn xuyên suốt toàn bộ quá trình, từ khi viết bài cho tới cung cấp nguồn thông tin để củng cố lập luận.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Mục tiêu khóa học

Cố vấn cho học sinh về quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài luận nghiên cứu về chủ đề học sinh quan tâm và có nằm trong phạm vi hiểu biết của người cố vấn. Cụ thể:

  • Phương pháp tư duy nghiên cứu
  • Học cách nhận thức về quá trình nghiên cứu – các bước thử nghiệm và sự kiên nhần cần có khi tìm kiếm ý tưởng và nguồn thông tin
  • Học cách tư duy phản biện
  • Học cách hoàn thiện quá trình

3.2. Nội dung bài luận nghiên cứu 

Tên bài luận nghiên cứu: Tác động của COVID-19 đối với người lao động có thu nhập thấp ở Trung Quốc.

Mục lục

  1. Giới thiệu
  2. Sự lây lan và chính sách ngăn chặn COVID-19 tại Trung Quốc

III. Tác động đối với nền kinh tế toàn cầu và Trung Quốc

  1. Nhóm người lao động thu nhập thấp tại Trung Quốc
  2. Tác động của COVID-19 đối với nhóm người lao động thu nhập thấp
  3. Chính sách giúp đỡ nhóm người lao động thu nhập thấp của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch COVID-19

VII. Nhu cầu tồn đọng của nhóm người lao động thu nhập thấp và các chính sách khả thi

VIII. Kết luận

3.3. Tài liệu tham khảo

Alicia và người cố vấn đã thảo luận về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Trung Quốc với nhiều nguồn tin để củng cố lập luận. Quan trọng hơn, hai người cũng thảo luận và phân tích thị trường chứng khoán thế giới.

Cố vấn Shabbir đã cùng thảo luận và hướng dẫn Alicia giải quyết các vấn đề tài chính, cũng như cách trích dẫn tài liệu tham khảo.

4. Kết quả

TS Shabbir bày tỏ rằng mình rất sẵn lòng viết thư giới thiệu cho Alicia: “Tôi sẵn sàng giới thiệu Alicia vì những phẩm chất tốt đẹp trên. Ủy ban Xét tuyển luôn tìm kiếm những phẩm chất mà Alicia đã thể hiện được xuyên suốt chương trình cố vấn nghiên cứu.”

Phản hồi tích cực về học sinh: “Học sinh có thái độ và khả năng nghiên cứu tốt – trong tương lai, đặc biệt trong cấp ĐH, em ấy có thể học cách đọc các bài báo bình duyệt và tiến xa hơn nữa trong công tác nghiên cứu và viết luận.”

V. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | AUDREY CHIN CASE STUDY

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Audrey Chin

  • Nơi ở: Thượng Hải
  • Trường: Shanghai American School
  • Ngành dự kiến: Tâm lý học
  • Tuổi: Lớp 11

Theo đánh giá của chương trình IB tại trường Audrey đang theo học, em là một học sinh năng động, nhiệt tình và đã vượt xa mọi kỳ vọng mà Chương trình Cố vấn đặt ra. Audrey cũng đã quen với phương pháp học từ xa do từng học một khóa học trực tuyến độc lập chuyên về Tâm lý học tại trường BYU ở Mỹ.

Nhận xét của người cố vấn về Audrey: “Audrey rất kỹ tính và giỏi phân tích, em luôn trả lời các câu hỏi và làm BTVN một cách tích cực. Em là một học sinh vô cùng tận tụy. Audrey rất có trách nhiệm, không bao giờ nghỉ học, luôn có sự chuẩn bị và làm trước bài tập. Em đã thể hiện được óc sáng tạo và sự chủ động khi làm BTVN và tự tìm tài liệu.”

1.2. Người cố vấn

Tiến sĩ Bianca Serwinski có bằng Tiến sĩ Tâm lý học tại UCL và hiện là giảng viên có bằng ThS Tâm lý Sức khỏe tại NU London. Đồng thời, TS Serwinski cũng là giảng viên Tâm lý sức khỏe và Tâm lý học tại Burrell College of Osteopathic Medicine (BCOM) và là thành viên hội đồng của International Educational Exchange (CIEE).

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Audrey đam mê tâm lý học nhưng cần người dạy cách phân tích thống kê để viết một bài luận nghiên cứu đáng tin cậy.
  • Trước đây Audrey từng viết nhiều bài luận, tuy nhiên em vẫn cần người hướng dẫn cách viết một bài luận nghiên cứu theo đúng quy chuẩn.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Chương trình cung cấp kiến thức về quá trình nghiên cứu và cách viết toàn bộ bài nghiên cứu theo định dạng ấn phẩm (phong cách APA).
  • Chương trình giúp Audrey nghiên cứu bảng câu hỏi/ hệ thống dữ liệu để đánh giá các biến số, đồng thời giúp em thu thập và phân tích dữ liệu.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Kế hoạch và bài tập dành cho học sinh

BTVN: Viết đoạn mở đầu (700 từ):

  • Stress là gì? Thực trạng trong xã hội nói chung và trong học đường nói riêng?
  • Sự nhạy cảm là gì và mối liên hệ với stress?
  • Vì sao sự hỗ trợ của xã hội lại quan trọng đối với việc giảm thiểu stress?

(Hãy đi vào chi tiết thay vì chỉ viết tổng quát)

Hướng dẫn phân tích dữ liệu bằng SPSS và Tiến sỹ Serwinski hướng dẫn Audrey cách xuất dữ liệu.

3.2. Thành quả cuối cùng

Trích dẫn bài luận nghiên cứu của Audrey về Sự nhạy cảm, Sự hỗ trợ từ xã hội, và Căng thẳng trong học tập. Audrey đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và kiểm định thống kê.

4. Kết quả

Tiến sỹ Serwinski sẵn sàng viết Thư giới thiệu cho Audrey: “Học sinh có tinh thần trách nhiệm, rất tận tụy và tài năng – đây đều là những phẩm chất mà tôi luôn tìm kiếm ở một học sinh xuất sắc. Tôi sẵn sàng giới thiệu em cho các trường Đại học.”

VI. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | SAMVEL KULKARNI CASE STUDY

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Samvel Kulkarni

  • Nơi ở: Bengaluru, Ấn Độ
  • Trường: Greenwood High ICSE Campus Sarjapur Road
  • Ngành dự kiến: Khoa học Máy tính
  • Tuổi: Lớp 10

Samvel cực kỳ đam mê Khoa học Máy tính. Em đã tham gia nhiều cuộc thi khác nhau như Hackathons và Cuộc thi Robot Robocup 2018. Samvel cũng thích tạo các website cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có một website đã quyên góp được tổng cộng 32.000 Rupee cho mục đích từ thiện

Nhận xét của người cố vấn về Samvel: “Samvel và tôi đã tận dụng sự cách biệt thế hệ và văn hóa để biến sự đa dạng trở thành một thế mạnh. Tôi thực sự rất vui khi được trải nghiệm mối quan hệ hợp tác này. Em là một học sinh thông minh với tinh thần chân thành và sự tận tụy với công việc của mình.”

1.2. Người cố vấn

Tiến sĩ Bruce Campbell là Trợ lý Giáo sư Nghiên cứu Khoa học Máy tính tại Brown University và là giám đốc dự án khoa học máy tính và thông tin. Ông từng giành được nhiều giải thưởng khoa học và tập trung nghiên cứu về khoa học thông tin, khoa học máy tính và các công cụ trực quan hiệu quả để hỗ trợ các quy trình hợp tác trong khoa học và công nghiệp.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

  • Samvel đã có nền tảng cơ bản về khoa học máy tính và muốn nghiên cứu sâu hơn về học máy và học các kỹ năng viết mã nâng cao.
  • Samvel đã phải khắc phục nhiều hạn chế khi mới tiếp xúc với việc phát triển ứng dụng BCI (Brain-Computer Interface).

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Chương trình đã cung cấp một nền tảng học tập mới cho Samvel, qua đó giúp em học cách sử dụng công cụ Python và Jupyter notebook để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình, đồng thời hiểu được các yếu tố trong lĩnh vực trực quan hóa dữ liệu và áp dụng cho bộ dữ liệu của mình.
  • Chương trình đã thử sức Samvel và giúp em được làm việc với một giáo sư có thực lực để thực hiện một nghiên cứu mà em đã quan tâm trong một thời gian dài.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Nội dung tổng quan của khóa học

Samvel đã được giao nhiệm vụ tạo một Python notebook có thể đọc và phân tích các tệp dữ liệu đầu ra về sóng não EEG thô và tìm các sự kiện, đặc điểm và xu hướng dữ liệu, nhằm hỗ trợ sử dụng hệ thống BCI. Samvel đã tạo ra một trình mô phỏng dịch vụ BCI có thể tạo các chữ cái riêng lẻ từ sóng não để dùng trong ứng dụng. Sau đó, em đã tìm ra phương pháp học máy để tiến hành phân tích.

3.2. Mục tiêu tổng quan của khóa học

Chuyên gia cố vấn khuyến khích Samvel nghiên cứu nhiều nhất có thể về công nghệ BCI và cùng ông thảo luận hằng tuần về việc phát triển dịch vụ liên quan tới ứng dụng BCI. Những dịch vụ này sau đó đã được thiết kế và triển khai trong notebook Python và lặp lại trong suốt 7 tuần cố vấn.

3.3. Mục tiêu cụ thể

  • Xác định một dự án thích hợp để nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu về lập trình và viết mã.
  • Đưa ra quyết định về việc xây dựng trình mô phỏng giao diện kết hợp giữa trí tuệ con người và máy tính (BCI) bằng Python notebook.
  • Tìm ví dụ thích hợp về dữ liệu EEG để làm dữ liệu đầu vào cho logic điều khiển não bộ.
  • Thống nhất chọn kết quả đầu ra của não phù hợp nhất cho mã tạo ký tự đã tạo trước đây cùng với mô-đun thiết bị găng tay xử lý dữ liệu của Samarth.
  • Chia sẻ đầu công việc, kết quả và số lần lặp lại trên notebook để cùng học hỏi.

3.4. Lịch trình hàng tuần

Lịch trình này do Tiến sĩ Campbell vạch ra để đảm bảo Samvel đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình trong chương trình, cụ thể như sau:

  • Bruce sẽ cung cấp dữ liệu giảm và dữ liệu chuẩn hóa cho kiểu dữ liệu thô hiện tại (để so sánh với nghiên cứu của Samvel trên các tệp dữ liệu CSV).
  • Bruce sẽ sửa đổi biểu đồ cảm ứng để thấy được các tiêu đề rõ hơn.
  • Samvel sẽ bắt đầu đo lường sóng não đa cảm ứng để kết hợp sử dụng khi tìm đặc điểm.
  • Samvel sẽ cân nhắc viết mã linh hoạt hơn để phù hợp với từng người dùng.
  • Bruce và Samvel sẽ cùng nghiên cứu mã nhận diện sự kiện mà Bruce đã giới thiệu để theo dõi khuynh hướng của các sự kiện.
  • Samvel có thể đặt ra bất cứ câu hỏi nào cho Bruce qua email.

4. Kết quả

4.1. Lời nhận xét của Tiến sĩ Campbell

“Tôi rất thích làm việc với Samvel và tôi muốn công nhận tác động của chương trình cố vấn ngắn hạn đối với một học sinh nhỏ tuổi (mãi tới năm 3 ĐH tôi mới có người cố vấn đầu tiên và sau khi nhận ra giá trị của chương trình, tôi đã giữ liên lạc với nhiều người cố vấn của mình). Tôi tin rằng chương trình cố vấn có thể vươn ra toàn thế giới và các kỹ năng được phát triển qua chương trình này sẽ rất có giá trị đối với các dự án hợp tác trong sự nghiệp của bất cứ ai.”

4.2. Chia sẻ của Samvel

“Chương trình cố vấn này là một trải nghiệm học hỏi vô giá đối với em. Từ việc hiểu rõ logic đằng sau trực quan hóa dữ liệu, thảo luận về những logic mới với TS Campbell để áp dụng trong bộ dữ liệu, cho tới học cách sử dụng Python và Jupyter notebook để đạt được mục tiêu, tất cả đều những trải nghiệm giúp em học hỏi được rất nhiều.

Em muốn gửi lời cảm ơn tới TS Campbell vì đã cho em cơ hội được học hỏi, qua đó đem lại cho em nhiều kiến thức mới và giúp em thực hiện một dự án về lĩnh vực mà em đã quan tâm từ lâu.”

VII. COLLEGIATE MENTORSHIP PROGRAM | KEY YANG CASE STUDY

1. Giới thiệu về học sinh & người cố vấn

1.1. Học sinh Kiley Yang

  • Nơi ở: Boston
  • Trường: St. Mark’s School
  • Ngành dự kiến: Âm nhạc học
  • Tuổi: Lớp 9

Kiley có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc và chuyên ngành Âm nhạc học. Em đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa liên quan đến âm nhạc như Chương trình Mùa hè của Stanford về Tầm quan trọng của âm nhạc, Hợp xướng kết hợp, A Capella, và Hội đồng học sinh tại Trường YK Pao Shanghai. Kiley đứng trong top 5% trong lớp và đạt điểm A* cho môn Lý thuyết Âm nhạc và Ngôn ngữ Đức.

Nhận xét của người cố vấn về Kiley: “Kiley là một học sinh lý tưởng: rất tò mò, có hoài bão và có nhiều sở thích đa dạng. Mọi thứ về âm nhạc học đều hấp dẫn em ấy. Tôi nhận thấy Kiley là một học sinh trung học năng động, nhưng em ấy có sở thích âm nhạc lớn hơn mọi sinh viên đại học tôi từng dạy.”

1.2. Người cố vấn

Tiến sĩ Joanna Demers là Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc và Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Học thuật tại Thornton School of Music thuộc USC. Cô từng xuất bản nhiều cuốn sách, tiểu thuyết và tiểu luận về âm nhạc, cũng như viết nhiều bài phê bình sách.

2. Chương trình CMP giúp được gì cho học sinh?

2.1. Những khó khăn học sinh gặp phải

Kiley muốn viết một bài luận nghiên cứu về âm nhạc cổ đại và cần người hướng dẫn để theo đuổi mục tiêu của mình.

2.2. Chương trình đã giúp gì cho học sinh?

  • Kiley đã học được nhiều kiến thức cụ thể và kỹ thuật nghiên cứu để phục vụ sở thích của em đối với lý thuyết âm nhạc cổ đại.
  • Kiley đã được làm việc với một vị giáo sư từ một trường Đại học tuyển chọn và được học thêm kiến thức thực tiễn để phát triển sự nghiệp trong ngành âm nhạc học. Ví dụ: thời gian và địa điểm thích hợp để học chương trình đại học và sau đại học.

3. Nội dung chương trình (dựa trên ghi chép của cố vấn)

3.1. Mục tiêu tổng quan của chương trình

Theo lịch của chương trình cố vấn, nửa đầu chương trình sẽ tập trung vào:

  • Giới thiệu về Âm nhạc học
  • Âm nhạc Hy Lạp cổ đại
  • Âm nhạc Trung Quốc cổ đại
  • Giai điệu và hệ thống nốt nhạc

3.2. Nội dung khóa học

Khóa học bao gồm 8 buổi học, mỗi buổi kéo dài 1 giờ. Kiley được giao BTVN hằng tuần và các buổi học của chúng tôi sẽ xoay quanh việc thảo luận các tài liệu đọc, cũng như các bản ghi âm và ghi hình. Ngoài ra, Kiley đã quyết định dự án dài hạn của em ấy sẽ là so sánh lý thuyết âm nhạc Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại.

3.3. Mục tiêu khóa học

  • Kiley có hai mục tiêu: Học kiến thức tổng quan về âm nhạc học, và học kiến thức cụ thể cùng kỹ thuật nghiên cứu để phục vụ niềm đam mê đối với lý thuyết âm nhạc cổ đại.
  • Mục tiêu của chuyên gia cố vấn là giúp Kiley làm quen với kiến thức thực tiễn về âm nhạc học. Ngoài ra, tôi muốn giới thiệu cho Kiley một vài lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực cùng quá trình hình thành và phát triển của các lý thuyết đó để giúp em hình dung được cách theo đuổi mục tiêu nghiên cứu của bản thân.

3.4. Bản tóm tắt mỗi buổi học

Bản tóm tắt 1

“Gửi Kiley,

Cảm ơn em đã gặp tôi hai ngày trước. Thật vinh dự khi được gặp một học sinh thông minh và quyết tâm như em.

Tôi đã đăng tài liệu cho 7 tuần tới. Tôi muốn chia sẻ thêm rằng các bài viết từ Oxford Music Online đều lấy từ từ điển Grove Dictionary of Music. Đây là nguồn tham khảo chính thống dành cho các quốc gia nói tiếng Anh nên các bài viết khá dài. Em không bắt buộc phải đọc hết đâu, nhưng tôi nghĩ em có thể sẽ cần tới nguồn tham khảo trong tương lai. Hãy chọn ra một mục từ các bài viết trên để làm nghiên cứu nhé. Hay nói cách khác là phạm vi nghiên cứu của em rất rộng.”

Bản tóm tắt 2

“Gửi Kiley,

Cảm ơn em vì buổi gặp mặt tuyệt vời vừa rồi. Tôi đã đăng và đính kèm tài liệu OneNote để em có thể xem lại những gì chúng ta đã thảo luận.

Hẹn gặp lại em tuần sau nhé!”

4. Kết quả

Đánh giá của TS Demers: “Tôi rất sẵn lòng giới thiệu Kiley cho các trường Đại học top đầu, tôi cũng đã chia sẻ với em ấy về những trường (Harvard, Stanford, Princeton) phù hợp nhất để giúp em theo đuổi lĩnh vực Âm nhạc học. Tôi đã giao thêm nhiều bài báo và tiểu luận vốn dành cho các học sinh đại học nâng cao. Em ấy luôn chuẩn bị trước mỗi buổi học, tự đặt câu hỏi riêng và trả lời được mọi câu hỏi tôi đặt ra. Kiley thật sự rất chăm chỉ và chắc chắn em ấy sẽ trở thành một nhà âm nhạc học trong tương lai nếu em ấy muốn!”

 

Bài viết trên đây hy vọng rằng đã đem tới cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về Chương trình cố vấn CMP của tổ chức AMP Academy. Nếu bạn có khao khát chinh phục giấc mơ du học tại những ngôi trường danh tiếng trên thế giới mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ ngay với team EFA Việt Nam để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ tận tâm bạn nhé.