Khi du học Mỹ, các bạn học sinh, sinh viên thường băn khoăn về cách thức thanh toán, quản lý và truy cập tài khoản của mình một cách dễ dàng. Tại Hoa Kỳ, việc mở một tài khoản ngân hàng là rất cần thiết, đặc biệt đối với các bạn du học sinh. Cũng giống như Việt Nam, khi mở thẻ ngân hàng tại Mỹ có 2 loại tài khoản: Checking Account (tài khoản thanh toán) và Saving Account (tài khoản tiết kiệm). Hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu về cách mở tài khoản ngân hàng khi du học Mỹ nhé!
-
Nội dung bài viết
Những giấy tờ cần thiết
- Một số ngân hàng có thể yêu cầu các giấy tờ bổ sung như Hộ chiếu, chi tiết visa, thư chấp nhận vào trường học, bằng chứng cư trú tại Mỹ. và giấy tờ I-20 từ trường học.
- Nếu bạn là người mới nhập cư thì có thể đem bằng lái xe Mỹ, Hộ chiếu Việt Nam hoặc thẻ xanh (không bắt buộc).
- Bạn cũng nên mang theo mẫu đơn I-20 và I-94
- Và tất nhiên một số tiền nhất định để cho vào tài khoản theo quy định của từng ngân hàng. Bạn có thể cho tiền vào tài khoản sau đó chứ không cần thiết phải đem hết tiền để đem đi cùng một lúc khi mở thẻ.
-
Chọn ngân hàng giao dịch
Mỹ là trung tâm tài chính của thế giới nên có vô số các ngân hàng từ địa phương loại nhỏ cho đến những ngân hàng lớn toàn quốc. Có nhiều lúc bạn học tập và sinh sống tại những thành phố nhỏ và xa trung tâm thì chỉ có những ngân hàng địa phương mà ngoài thành phố hoặc tiểu bang đó thì không có chi nhánh ở nơi khác. Phổ biến có 3 loại ngân hàng là ngân hàng toàn quốc, ngân hàng địa phương và ngân hàng online (chỉ giao dịch online chứ không có chi nhánh hay cây ATM).
- Ngân hàng toàn quốc (National Bank):
Bạn nên lựa chọn ngân hàng toàn quốc để mở tài khoản vì ngân hàng này có rất nhiều chi nhánh và ATM ở nhiều nơi, thuận tiện cho việc giao dịch, sinh hoạt: Có những ngân hàng toàn quốc lớn tại Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, Citibank và Chase.
- Ngân hàng địa phương (Local Bank):
Điểm mạnh của ngân hàng địa phương là có lãi suất tốt hơn những ngân hàng lớn khác nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể tìm thấy các chi nhánh cũng như cây ATM của ngân hàng này ở thành phố hay tiểu bang khác.
- Ngân hàng Online
Đây là ngân hàng khá phổ biến tại Mỹ. Do không tốn chi phí vào cơ sở hạ tầng cũng như độ bao phủ rộng, ngân hàng cung cấp lãi suất khá cao cho các tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, ngân hàng này không có chi nhánh cũng như các ATM.
3. Tài khoản nào là phù hợp?
Có 2 loại tài khoản chính ở Hoa Kỳ là Tài khoản tiết kiệm (kí quỹ) và Tài khoản Séc. Bạn có thể cả 2 loại tài khoản này ở cùng một ngân hàng và chuyển tiền chúng một cách trực tuyến.
- Tài khoản Séc ( a checking account)
Tài khoản séc chỉ là tài khoản cơ bản cho phép bạn truy cập qua số thẻ. Có một số tùy chọn để kiểm tra tài khoản. Mỗi tùy chọn có mức phí khác nhau và một số loại có thể trả cho bạn một mức lãi suất nếu như bạn duy trì mức số dư tối thiểu. Nhiều ngân hàng cũng cung cấp giao dịch cũng như gói tài khoản séc cho sinh viên. Một số ngân hàng tính phí qua mỗi lần giao dịch nhưng cũng có ngân hàng thu phí hàng tháng. Hầu hết sinh viên chỉ cần 1 tài khoản để kiểm tra và quản lý chi tiêu sinh hoạt của mình
- Tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm dành cho những bạn sinh viên có hạn mức tối thiểu với số tiền đã tiết kiệm (tài khoản không cần dùng hàng ngày).Những tài khoản này có số lãi cao hơn nhưng thường có yêu cầu số dư tối thiểu và thông thường bạn không thể tự truy cập vào số tiền của mình qua thẻ ngân hàng. Bạn có thể chuyển từ tài khoản tiết kiệm của mình sang tài khoản séc trực tuyến.
- Tài khoản Đô la quốc tế
Một số ngân hàng quốc tế như Barclays sẽ cho phép bạn mở một ‘tài khoản đô la Mỹ”, nghĩa là bạn sẽ có một tài khoản với ngân hàng “nhà” của bạn mà giao dịch là đô la Mỹ và các chức năng như một tài khoản séc cơ bản của Mỹ. Bạn có thể gửi tiền, quản lý và rút tiền bằng USD khi ở nước ngoài, bao gồm ngân hàng trực tiếp và rút tiền bằng thẻ ghi nợ. Những tài khoản này thường tính phí tài khoản và giao dịch cao hơn nhưng sẽ vô cùng tiện ích.
4. Hướng dẫn sử dụng thẻ
Không giống nhiều quốc gia khác, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ở Hoa Kỳ không sử dụng hệ thống “CHIP và mã PIN” để hoàn tất giao dịch mua. Mà thay vào đó thường sử dụng đầu đọc thẻ từ. Điều này có nghĩa là thay vì lắp thẻ vào máy và nhập số Nhận dạng cá nhân (mã PIN), bạn cần phải vuốt thẻ, thông qua đầu đọc thẻ sẽ nhận dạng bạn trên thông tin thẻ từ.
Hãy nhớ rằng bạn thường phải trả một khoản phí khi sử dụng máy ATM và chắc chắn phải trả thêm phí nếu bạn đang sử dụng một thẻ nước ngoài.
-
Nếu bạn có thắc mắc?
Hãy nhờ tới sự giúp đỡ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nghi ngại gì, thường Văn phòng Trợ cấp Tài chính (Financial Aid Office) hoặc Văn phòng Sinh viên quốc tế (International Student Office) của trường sẽ có những thông tin mà bạn cần.
Sau khi hết thủ tục, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một thẻ ngân hàng tạm thời Debit Card để bạn có thể giao dịch. Sau một tuần thẻ chính và thẻ Séc sẽ được gửi về theo đường bưu điện. Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp một số tờ séc tạm thời cho bạn trong thời gian chờ thẻ chính thức được gửi về.
Hy vọng rằng những thông tin mà EFA Việt Nam chia sẻ ngày hôm nay sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy đến với EFA Việt Nam để được tư vấn và giải đáp những vấn đề liên quan tới du học.