Cũng giống như những ngôn ngữ khác, đặc biệt để thành thạo trong việc sử dụng và giao tiếp, phần Speaking trong tiếng Anh là một kĩ năng cần phải được rèn luyện thường xuyên và theo đúng phương pháp. Trong IELTS Speaking, giám khảo sẽ không chỉ đòi hỏi bạn giao tiếp tốt mà còn phải có khả năng tư duy đưa ra những lập luận, lý lẽ để bảo vệ và chứng minh quan điểm của mình. Thông qua bài viết dưới đây, EFA Việt Nam xin gửi tới bạn một vài mẹo nhỏ để bạn thêm tự tin vượt qua phần thi Speaking Part 1 một cách dễ dàng nhé!

1. Giới thiệu về phần IELTS Speaking Part 1.

Trong IELTS Speaking, Part 1 đóng vai trò như một phần thi khởi động (Warm up), do đó yêu cầu của phần này cũng khá đơn giản. Giám khảo sẽ đưa ra những câu hỏi chủ yếu liên quan đến bạn như sở thích, hoạt động hàng ngày hay công việc của bạn. Tuy phần này khá dễ nhưng phần trả lời của bạn phải đủ ý và các ý phải nhấn mạnh vào nội dung chính, không nói lan man dài dòng không đúng trọng tâm. Hơn nữa, bạn cũng phải cố gắng nói chậm nhưng thật trôi chảy và không ấp úng.

2. Một vài Tips đạt điểm cao trong IELTS Speaking Part 1.

  • Cần phải có lời mở đầu:

Part 1 là phần đầu tiên mà bạn có thể tạo ra một ấn tượng mạnh đối với giám khảo. Muốn đạt điểm cao và ghi điểm tuyệt đối trong mắt người chấm điểm thì khi bắt đầu trả lời Part 1, bạn nên có phần mở đầu. Bạn không nên trả lời một cách trực tiếp hay bắt đầu luôn bài nói của mình mà nên có những câu dẫn dắt từ đó sẽ gây được thiện cảm lớn đối với giám khảo.

Một số cụm từ bạn có thể dùng để giúp câu trả lời của mình trở nên tự nhiên và đúng với văn phòng Anh ngữ như: As you can probably guess, alright, actually, ok then, well,… Những cụm diễn đặt này vừa giúp bạn ghi thêm điểm và có thêm thời gian suy nghĩ, sắp xếp lại những ý tiếp theo.

  • Cần phải sử dụng “Pointing phrase” (cụm dẫn dắt ý):

Sẽ thật dễ hiểu và rõ ràng hơn khi chia bài nói của bạn thành các ý đầu dòng. Hơn nữa, điều này giúp bài nói của bạn không bị bỏ sót ý, diễn đạt tự tin và trôi chảy trước giám khảo. Bạn nên chia bài nói của mình thành 3 ý chính:

– Ý chính thứ nhất: bạn có thể sử dụng các “pointing phrase” như I could start off by saying that…, The first thing I should mention is that…, The point I’ll like to begin with is that…,…

– Ý chính thứ hai: một số”pointing phrase”pointing phrase bạn có thể sử dụng như As well as that, I could say that…,Another point I could add is that …,A second feature which I should mention is that…

–  Ý chính thứ ba với các “pointing phrase” như: Something else I need to comment on is that…, And I shoudn’t forget to mention that …, In addition to what I ‘ve just said, I can add that…

Trên đây với nhiều loại “pointing phrase”, bạn nên chọn cho mình một vài pointing phrase mà bạn cảm thấy dễ nhớ và học thuộc chứ không nên học hết tất cả để tránh quên và nhầm lẫn trong khi thi.

  • Diễn giả các ý chính một cách hợp lý và rõ ràng:

Muốn giám khảo chấm điểm phần thi của bạn cao thì trước tiên bạn phải diễn đạt nội dung sao cho họ hiểu ý của bạn. Đồng thời, đưa thêm các ví dụ minh họa trực quan và sinh động để giám khảo có thể dễ dàng đánh giá trình độ của bạn. Hơn nữa, việc diễn giải chi tiết các ý giúp bạn phô ra được vốn từ vựng của mình từ đó tạo được một ấn tượng cực kì tốt đối với giám khảo.

3. Những cách phát triển ý khi bạn rơi vào tình trạng “bí” từ.

  • Nêu cảm nghĩ và quan điểm cá nhân của bạn: Đây là một cách thêm vào câu trả lời của bạn khá hiệu quả và thú vị.
  • Đưa ra thông tin đối lập: Sử dụng từ “but” để nối hai ý đối lập với nhau.
  • Thêm thông tin: bạn có thể thêm thông tin liên quan đến câu hỏi thay vì chỉ trả lời mỗi ý chính mà câu hỏi đưa ra.
  • So sánh với quá khứ: Bạn có thể nói những điều ở quá khứ để so sánh với hiện tại
  • Nêu lý do: Đưa ra thật nhiều lý do sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên có chiều sâu và thuyết phục được giám khảo.
  • Nói về tương lai: Sử dụng những thì tương lai gần, tương lai đơn để nói về câu trả lời của bạn.
  • Đưa ra quan điểm trái chiều: Bạn có thể sử dụng những từ như “Even so”, “Although” để đưa ra quan điểm của bạn cũng như của mọi người
  • Nêu ví dụ: Đưa ra ví dụ thực tế là cách hiệu quả nhất để nói về một chủ đề mà không sợ lạc đề. Đây là một sự thật hiển nhiên nên có sức thuyết phục cao đối với giám khảo.
  • Nêu lên tuần suất của hoạt động: Bạn có thể sử dụng những trạng từ tần suất như Always, Usually, Often, Sometimes,…trong phần trả lời của mình.

Trên đây là những tips mà EFA Việt Nam đã tổng hợp để giúp bạn vượt qua Part 1 trong IELTS Speaking một cách dễ dàng. Thông qua những thông tin trên, EFA Việt Nam hy vọng bạn đã thêm tự tin xử lý những câu hỏi có trong phần thi và có quá trình ôn luyện kĩ càng để đạt được điểm số như mong đợi. Chúc các bạn thành công!

  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.