Vương quốc Anh không chỉ là một điểm đến học tập lý tưởng mà đây còn là địa điểm du lịch rất được các du khách quan tâm. Hàng năm, có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ được tổ chức trên các vùng của xứ sở sương mù, trong đó, có những lễ hội đã được biết đến trên toàn thế giới. Nếu bạn là du học sinh đang học tập, làm việc ở Anh, bạn không nên bỏ qua các lễ hội này nhé!
Nội dung bài viết
Các lễ hội truyền thống ở Vương quốc Anh
Bonfire Night (5 tháng Mười một):
Lễ này là để tưởng niệm sự thất bại của một nhóm người theo đạo cơ đốc có âm mưu đốt kho thuốc súng để lật đổ Quốc hội ở London nhưng bất thành vào đêm ngày 5/11/1605, lúc đó vua là James 1 là người theo đạo Tin lành.
Lễ hội Giáng sinh:
Nước Anh nói riêng, cũng như nhiều nước phương Tây nói chung, xem lễ Giáng sinh là một dịp lễ lớn và được trông đợi nhiều. Giáng sinh tại Anh thường có các hình ảnh sau: Nhánh thường xuân, nhóm lửa, tổ chức tiệc tùng, thưởng thức những món ăn, hình ảnh một chú chim cổ đỏ và việc quan trọng không thể thiếu là trang trí nhà cửa và cây thông thật rực rỡ. Ý nghĩa của lễ Giáng sinh đối với mỗi gia đình khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn gắn liền với việc sum họp, tặng quà, và tạo niềm vui cho những đứa trẻ tin rằng đó là quà của ông già Noel tặng.
Ngày lễ mở hộp (boxing day):
Ở Anh, ngày hội mở hộp được tổ chức vào ngày hôm sau của ngàylễ Giáng sinh, tức là ngày 26/12. Giống ngày lễ Giáng sinh, lễ mở hộp là một ngày lễ quốc gia. Có nghĩa là ngày đó tất cả mọi người đều được nghỉ làm trên toàn bộ lãnh thổ của Anh. Ngày lễ mở hộp với ý nghĩa chia sẻ những thứ được đóng gói trong đó với những người nghèo.
Lễ hội đón năm mới:
Người ta thường tổ chức ăn mừng năm mới từ chiều tối ngày 31 tháng 12 cho đến đúng nữa đêm sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới khi đồng hồ Big Ben, chuông tại Tháp Đồng hồ ngân lên, và tất cả mọi người cùng hát bài hát Auld Lang Syne, hàng trăm ngàn người tụ tập để xem trình diễn pháo hoa tại điểm nổi tiếng như London Eye. Đó là những dấu hiệu báo rằng đã bước sang năm mới.
Tại Anh, cũng có những truyền thống tương tự như xông đất đầu năm của Việt Nam, tin rằng vị khách nam bước vào nhà ngày đầu năm sẽ mang đến may mắn và ngược lại, phụ nữ tóc vàng, tóc đỏ không nên là người đầu tiên đến nhà người khác bởi họ sẽ đem đến xui xẻo. Vị khách đầu tiên thường mang theo tiền, bánh mì hay than củi bởi đây được coi là những món quà đem lại thịnh vượng cho người nhận.
Ngày Straw Bear (Strawboer):
Được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm tại vùng Fenland nhỏ bé, ngày Straw Bear được xem là ngày lễ truyền thống quan trọng của nước này. Vào ngày này, mọi người ra đường sẽ mặc những chiếc áo rơm che kín người và nhảy múa trên khắp các đường phố, ngõ xóm. Nếu người rơm vào nhà ai, người nhà ấy sẽ lấy tiền, thức ăn hoặc bia đưa cho anh ta. Ngày lễ này với ý nghĩa mang lại may mắn trong mùa tới theo quan niệm của người Anh.
Các lễ hội độc đáo, nổi tiếng ở nước Anh
Lễ hội lăn pho mát:
Là lễ hội nổi tiếng ở Anh được tổ chức vào kì nghỉ Spring Bạnk (1/5 hoặc 2/5) ở khu vực đồi Cooper gần Gloucester thuộc vùng Cotswolds nước Anh. Đó là 1 lễ hội truyền thống của những người dân tại một làng địa phương Brockworth nhưng cho đến ngày nay, lễ hội này đã được mọi người trên thế giới tham gia.
Theo quy định của lễ hội nổi tiếng ở nước Anh, có khoảng 20 quý ông đuổi theo một chiếc pho mát bằng cách lăn xuống vách núi hoặc nhào lộn cho đến khi nhặt được miếng phó mát. Người nhặt được miếng phó mát nhanh nhất sẽ được tặng quà của người tổ chức.
Lễ hội hoa:
Lễ hội hoa Chelsea là triển lãm hoa, thiết kế sân vườn lớn nhất được Hội trồng tỉa hoàng gia Anh tổ chức vào tháng năm hàng năm và kéo dài năm ngày. Đây được coi là lễ hội nổi tiếng ở Anh có quy mô rộng lớn nhất ở Anh và là lễ hội nhà vườn lớn nhất thế giới. Đây cũng là dịp để những nghệ nhân giới thiệu nhiều giống hoa mới cũng như các phong cách thiết kế sân vườn đầy sáng tạo.
Ngày lễ bánh ngọt:
Được tổ chức vào ngày Thứ ba xưng tội, là ngày trước lễ ăn chay Lent. Thứ ba xưng tội thường được gọi là ngày lễ bánh ngọt bởi những đồ béo bị cấm trong dịp lễ Lent phải được mang ra tiêu thụ cho hết. Mọi người lấy hết những thực phẩm ăn uống hàng ngày còn lại trong bếp để làm những chiếc bánh ngọt ngon lành và chỉ có phụ nữ mới được phép tham gia vào lễ hội nổi tiếng ở Anh này.
Lễ hội Egremont Crab:
Cuộc thi mặt méo, mặt xấu, mặt kì cục, 1 trong những lễ hội nổi tiếng ở Anh bắt đầu diễn ra vào thế kỉ thứ 13 khi lãnh chúa Manor ra lệnh phát những quả táo dại cho nhân dân. Cuộc thi “mặt xấu, mặt méo mó, mặt kì cục” hay còn gọi là Gurning. Gurning là 1 kĩ năng tạo kiểu mặt như cao su là một điều kì lạ và chỉ có ở nước Anh. Những thí sinh của cuộc thi tròng đầu qua một cái vòng cổ ngựa và họ cố gắng tạo ra những khuôn mặt xấu nhất, kì cục nhất, méo nhất.
Lễ hội Guy Fawkes Night:
Guy Fawkes Night (hay còn gọi là đêm lửa trại) được tổ chức vào 5/10 là một lễ hội nổi tiếng khá kì bí ở Anh . Trong suốt buổi lễ, người ta đốt cháy hình nộm Fawkes và kèm với việc bán pháo hoa. Từ “guy” có nghĩa là đàn ông có nguồn gốc từ tên này.