Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) hiện đang là nghề nghiệp được sinh viên toàn cầu muốn được theo học nhất. Vậy Data Analyst là ngành gì và tại sao nó lại được săn đón như vậy? Hãy để EFA Việt Nam giới thiệu cho bạn tổng quan về ngành này nhé. 

Tổng quan ngành Data Analyst

 

 1. Data Analyst – Thông tin tổng quan.

  • Data Analyst là công việc tập trung vào khai thác, xử lý bộ dữ liệu để đưa ra báo cáo về một vấn đề cụ thể. Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và để tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Đây là một công việc có tầm quan trọng lớn đối với bất cứ tổ chức nào. Để có thể hiểu được khánh hàng muốn gì, các tổ chức và doanh nghiệp cần người phân tích dữ liệu đã thu thập từ khách hàng. 
  • Tuy nhiên, mỗi vị trí Data Analyst rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngạch công việc và từng loại dữ liệu cần xử lý. Điều quan trọng nhất là phải biết được hoàn cảnh (context) và ngạch công việc (industry) của từng vị trí. 

2. Để làm nghề Data Analyst cần những kĩ năng gì? 

a. Những kỹ năng bạn KHÔNG thật sự cần.

  • Siêu sao về Toán: Bạn chỉ cần có kiến thức Toán cơ bản, mô hình Toán và Xác suất thống kê là đủ. 
  • Cực giỏi về phần mềm, programming, coding: Để bắt đầu ngành này, bạn chỉ cần biết một số phần mềm phân tích số liệu cơ bản phục vụ cho công việc. Bởi vì tất cả các phần mềm đều có thể học qua công việc thực tế. 
  • Bằng chuyên về Data Analytics:  Nếu bạn có bằng cấp sẵn thiên về tính toán thì có thể có lợi thế, nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc. 

b. Những kỹ năng bạn THỰC SỰ cần.

  • Khả năng logic tốt: Đối với ngành này, tư duy suy nghĩ logic, rõ ràng là vô cùng quan trọng vì bạn phải nhìn được vào một bộ số liệu lớn và tư duy xem nó có ý nghĩa gì
  • Không ngại tìm tòi: Một kỹ năng không thể thiếu là đam mê tìm tòi, khám phá, giúp cho quá trình phân tích dữ liệu sau này được hiệu quả hơn. 
  • Khả năng tập trung, cẩn thận: Để làm được công việc phân tích dữ liệu, bạn cần luyện tập cho mình khả năng tập trung cao độ, cũng như cẩn thận để bắt những lỗi sai trong bộ dữ liệu. 
  • Kỹ năng quản lý tốt và linh hoạt: Người làm Data Analyst phải có kỹ năng quản lý, sắp xếp số liệu tốt. Nhưng ngoài ra, Data Analyst cũng phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt vì số liệu trong thực tế có thể thay đổi hàng ngày.

 3. Kinh nghiệm để trở thành một Data Analyst giỏi.

  • Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hẹp của mình: Một Data Analyst trung bình là người biết dàn trải mọi thứ, cái gì cũng biết một chút, nhưng Data Analyst giỏi là người biết ít hơn nhưng biết rất sâu về lĩnh vực mình đang làm.
  • Dành thời gian quan sát, học hỏi: Như đã viết, để làm tốt công việc, bạn cần hiểu được hoàn cảnh, lịch sử của số liệu. Nếu bạn làm nhiều số liệu nội bộ, bạn lại càng phải dành thời gian quan sát, học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm trước khi muốn thay đổi điều gì đó.
  • Đặt tính bảo mật dữ liệu lên hàng đầu: Đây là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai làm về số liệu vì số liệu nhìn vô cảm, vu vơ nhưng lọt vào tay ai đó với dụng tâm xấu thì có thể trở nên rất “nhạy cảm”.
  • Làm việc được cả số liệu định lượng lẫn định tính: Một Data Analyst giỏi thì phải thông thảo cả con số (định lượng) và ngôn từ (Định tính). Bởi vì số liệu trong thực tế thường có cả định lượng và định tính.
  • Kể được “câu chuyện” đằng sau số liệu: Data Analyst là biến bộ dữ liệu phức tạp ra những kết luận dễ hiểu, có tính ứng dụng cao. Để giỏi trong nghề này, bạn nên có kỹ năng diễn giải số liệu qua thuyết trình, báo cáo.

4. Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển như thế nào? 

  • Nắm chắc kiến thức Toán cơ bản: Bạn cần nắm chắc và thực hành thành thạo kiến thức cơ bản như descriptive statistics, regression, tabulation, t-test, chi-square… 
  • Tìm hiểu cụ thể yêu cầu theo từng vị trí mong muốn: Nếu bạn biết mình muốn làm ngành nào hay cụ thể là ở đâu, bạn nên xem các yêu cầu kĩ năng trên bài đăng tuyển dụng (ví dụ trên LinkedIn).
  • Tự học và thực hành: Bạn không nhất thiết phải bỏ tiền ra trường lớp học từ đầu. Những khoá học trên LinkedIn Learning hay Coursera hiện nay đều rất tốt. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể thực hành qua các công việc parttime, cộng tác viên. Tất cả những kinh nghiệm này đều có thể ghi vào CV.
  • Luôn thể hiện sự khiêm tốn, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi: Trong CV, hay phỏng vấn, bạn chỉ nên nói vừa đủ, súc tích về những gì mình biết, lắng nghe người phỏng vấn để hiểu thêm về hoàn cảnh công việc, và thể hiện rõ tinh thần học hỏi, cầu thị.

5. Các ngành nghề tuyển dụng Data Analyst.

• Ngân hàng
• Phát triển phần mềm chuyên dụng
• Tư vấn tài chính
• Bưu chính viễn thông
• Phát triển mạng xã hội
• Các trường đại học, cao đẳng, các học viện và viện nghiên cứu
• Y dược, điều chế, hóa học, hóa mỹ phẩm
• Các ngành sản xuất, lắp ráp

6. Sự khác biệt giữa nghề Data Analyst và nghề Data Scientist là gì? 

 

PHÂN BIỆT GIỮA DATA ANALYST VÀ DATA SCIENTIST

Khái niệm 

Data Analyst

(Chuyên viên phân tích dữ liệu)

Data Scientist 

(Nhà nghiên cứu/khoa học dữ liệu)

Định nghĩa

Là những người thu thập, đọc và “dịch” các dữ liệu để chắt lọc ra các thông tin quan trọng. Là những người có thể dự đoán tương lai dựa vào các dữ liệu có sẵn ở hiện tại và trong quá khứ. 

Vai trò

Chuyên viên phân tích dữ liệu có nhiệm vụ phân tích, chắt lọc dữ liệu để trả lời các câu hỏi, giải quyết các vấn đề đã hiện hữu. Chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ nhận các vấn đề từ doanh nghiệp và tìm ra giải pháp. Các nhà nghiên cứu dữ liệu sẽ tự đặt ra các câu hỏi mới khi phân tích dữ liệu. Nói một cách khác, từ cùng một khối dữ liệu, nhà nghiên cứu dữ liệu sẽ tìm ra các câu hỏi, các vấn đề mà một khi được giải quyết sẽ có lợi cho doanh nghiệp.   

Nguồn dữ liệu

Chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ chỉ sử dụng một nguồn, ví dụ như hệ thống CRM. Các nhà nghiên cứu dữ liệu thường sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Công việc 

Trách nhiệm và công việc của chuyên viên phân tích dữ liệu là thu thập, lưu trữ và “đọc” dữ liệu để chắt lọc ra các thông tin quan trọng (insights).  Các nhà nghiên cứu dữ liệu cũng phải làm công việc tương tự như chuyên viên phân tích dữ liệu nhưng trách nhiệm của họ còn bao gồm: 

  • Kể câu chuyện dữ liệu trực quan (data storytelling),
  • Mô hình hóa dữ liệu (data visualization),
  • Xây dựng thuật toán,
  • Thiết lập các mô hình dự báo,…

 

Nguồn: DATA ANALYST — NGHỀ CỦA THỜI ĐẠI SỐ

 

Xem thêm: Ngành học dễ định cư tại Úc nhất

Ngành học nghệ thuật, sáng tạo tại Anh: cơ hội vàng cho du học sinh Việt

 

Hi vọng sau bài viết này, EFA Việt Nam đã cung cấp thêm thông tin về một trong những ngành nghề hot nhất toàn cầu – Data Analyst.  Mong rằng bạn sẽ có thêm được một lựa chọn mới cho tương lai của chính mình. EFA Việt Nam luôn muốn được đồng hành cùng bạn trên mọi quyết định trong cuộc sống. Chúc bạn may mắn và thành công!