Trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2021, nhằm đa dạng hoa các phương thức tuyển sinh để giúp cho các em học sinh có thêm cơ hội giành được tấm vé vào Đại học, bên cạnh kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia chuẩn do Bộ GD&ĐT tổ chức, một số trường Đại học đã bổ sung thêm phương thức xét tuyển để thu hút thêm nhân tài, đặc biệt phải kể đến kỳ thi Đánh giá năng lực. Qua bài viết tổng hợp sau, hãy cùng EFA Việt Nam cùng tìm hiểu và cập nhật thông tin về kỳ thi này nhé! 

Kỳ thi Đánh giá năng lực

1. Kỳ thi Đánh giá năng lực là gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh và được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

  • Về cấu trúc bài thi: đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn (MCQ – Multiple Choice Questions), thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 – 150 câu hỏi, thời gian làm bài 150 – 195 phút.
  • Về nội dung: đề thi tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.
  • Hình thức thi: hiện chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi trên máy. Còn ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thi trên giấy. Tham gia kỳ thi của ba đơn vị nói trên, thí sinh được đăng ký dự thi và nộp lệ phí online. Thí sinh có thể biết kết quả ngay sau khi thi.

2. Thời gian tổ chức thi ĐGNL

2.1. ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

Năm 2021, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1-4 tại địa chỉ: Tại đây
Lưu ý: Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐHQGHN ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.

ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 5-6 đợt thi đánh giá năng lực, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Đợt 1: 08 – 09/5/2021
Đợt 2: 22 – 23/5/2021
Đợt 3: 05 – 06/6/2021
Đợt 4: 12 – 13/6/2021
Đợt 5: 10 – 11/7/2021
Đợt 6: 24 – 25/7/2021

Đăng ký đợt thi đầu tiên: Từ 1/4/2021

Tham khảo bài kiểm tra mẫu: Tham khảo tại đây

2.2. Đại học Bách Khoa HN

Năm 2021 thay vì sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi THPT và bài kiểm tra tư duy, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng bài kiểm tra tư duy như một phương án xét tuyển riêng.
Các mốc thời gian dự kiến của Kỳ thi đánh giá tư duy do ĐHBK Hà Nội tổ chức:

  • Từ 25/4 đến 18/5/2021: Mở đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy. Hệ thống đăng ký xét tuyển trên trang web: http://ts.hust.edu.vn
  • Trước ngày 8/6/2021: Thông báo kết quả sơ tuyển tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy, hướng dẫn đăng ký địa điểm thi và nộp lệ phí thi
  • Trước 15/7/2021: Tổ chức Kỳ thi đánh giá tư duy.

Đề cương ôn thi đại học Bách Khoa Hà Nội: Tham khảo tại đây

Truy cập bài thi mẫu của ĐH Bách khoa HCM: Tham khảo tại đây

2.3. Đại học Quốc gia HCM

Trong đợt 1, ĐHQG-HCM mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 15/1-5/3. Vào ngày chủ nhật 28/3, kỳ thi ĐGNL đợt 1 sẽ được tổ chức tại 7 địa phương gồm TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Nha Trang, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột. Dự kiến ngày 5/4 sẽ công bố kết quả của đợt thi này.

Đợt 1:
15/1/2021: Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1
05/3/2021: Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1
28/3/2021: Tổ chức thi ĐGNL đợt 1
05/4/2021: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1
Đợt 2:
04/5/2021: Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2
4/6/2021: Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2
04/7/2021: Tổ chức thi ĐGNL đợt 2
12/7/2021: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 2

Thí sinh có thể đăng ký dự thi và xét tuyển tại địa chỉ: Tại đây

3. Mục đích đánh giá của bài thi ĐGNL

  • Đề thi kiểm tra năng lực của các trường sẽ bao quát kiến thức của ba năm THPT và kiến thức của lớp 12 sẽ được kiểm tra nhiều hơn. Mỗi câu hỏi cung cấp đủ kiến thức để kiểm tra năng lực, tư duy phân tích của thí sinh chứ không thiên về kiểm tra trí nhớ.
  • Đề thi ĐGNL sẽ hướng tới ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên – xã hội).
  • Đối với các trường đại học, việc tổ chức kỳ thi này nhằm mục đích tiến tới tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh theo cách thức tiên tiến. Ngoài ra, là một căn cứ đáng tin cậy trong việc tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông.
  • Đối với thí sinh tham gia kỳ thi: vì đề thi ĐGNL có tính phân hóa cao, đánh giá được năng lực của học sinh THPT, từ đó giúp các em biết được ưu thế của mình, góp phần giúp các em có được định hướng trong việc chọn ngành nghề gì cho phù hợp trong tương lai.

4. Điểm thi ĐGNL được công nhận trong thời gian bao lâu?

Điểm thi ĐGNL được công nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày tổ chức thi.

5. Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc không?

Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào Đại học chính quy. Do vậy kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào đai học. Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển đai học (các trường công nhận kết quả và có phương án tuyển sinh dựa vào bào thi ĐGNL. Theo thông kế, có hơn 30 trường ĐH, CĐ đã sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để tuyển sinh đại học năm 2020.

Gần 70 trường ĐH, CĐ tuyển sinh bằng điểm thi đánh giá năng lực năm 2021: Tham khảo tại đây

 

Xem thêm: Trải nghiệm giáo dục đại học Úc từ góc nhìn của du học sinh

Bí quyết săn học bổng du học thành công

 

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực nói riêng cũng như về kỳ thi xét truyển đại học nói chung. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với EFA Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tâm nhất nhé. Chúc các bạn may mắn và gặt hái kết quả cao trong học tập như mong đợi!