Bạn có biết rằng Coherence & Fluency, Lexical Resource, Pronunciation, Grammar Range and Accuracy là những tiêu chí dùng để đánh giá phần thi Speaking. Trong đó Coherence & Fluency là Một trong những tiêu chí khá quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến kết quả của phần thi. Bởi vì ở tiêu chí này đòi hỏi người thi về độ trôi chảy cũng như diễn đạt mạch lạc. Nếu bạn cảm thấy hồi hộp và không giữ được bình tĩnh sẽ dễ gây mất điểm một cách đáng tiếc. Vậy hãy để EFA Việt Nam mách cho bạn một số mẹo để đạt điểm cao kỹ năng Coherence & Fluency trong IELTS Speaking nhé!

IELTS SPEAKING

1. Coherence & Fluency yêu cầu những gì?

  • Khả năng sử dụng những câu dài mà không gặp nhiều khó khăn
  • Trả lời không ngập ngừng, do dự
  • Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh hoặc chậm
  • Khả năng sử dụng từ nối (discourse markers) và liên từ (conjunctions)
  • Số lần tự sửa lỗi (self-correction) có giới hạn
  • Khả năng gắn kết ý và phù hợp với tình huống

Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá độ chính là khả năng nói những câu dài và sử dụng linh hoạt các từ nối và liên từ. Sử dụng từ nối giúp bài nói của bạn lưu loát và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, Bạn lưu ý từ nối khi thi Speaking sẽ không giống Writing đâu nên thay vì sử dụng các từ như Moreover, Therefore, As a result,… hãy nói And, So, You know, Actually, In fact, I mean,….

2. Những vấn đề cần lưu ý liên quan đến Coherence & Fluency 

a. Sự lặp từ

Lặp từ là một phương pháp hữu ích để nhấn mạnh ý trong bài nói IELTS Speaking nhưng lặp từ có thể bị giám khảo đánh giá không tốt và có thể mất 50% số điểm trên Band 9 bài thi. Vì vậy hãy nhớ trình bày bài nói lưu loát và hạn chế tối đa lặp từ nhé!

b. Tự chữa lỗi

Trong giao tiếp việc xảy ra lỗi là rất bình thường vì ngay cả người bản xứ đối khi cũng mắc lỗi. Nhưng để lỗi của mình không gây mất điểm thì bạn có thể tự chữa lỗi của mình. Trong khi nói nếu gặp lỗi ở đoạn nào thì bạn có thể dừng lại để sửa lỗi để có thể gỡ lại điểm. Nhưng lưu ý với bạn rằng chỉ chữa khi bạn chắc chắn việc chữa là đúng nhé, nếu không bạn sẽ bị trừ điểm nặng hơn đó. Nếu không chắc chắn thì nên nói tiếp để không đánh mất điểm đáng tiếc.

c. Sự liên kết

Vấn đề thường gặp của nhiều Bạn khi thi IELTS Speaking là quá tập trung vào nội dung câu trả lời “information content”, mà thiếu đi những từ nối giúp bài nói mềm mại và liên kết hơn.

Một số từ ngữ tạo sự liên kết mà bạn có thể tham khảo

  • First of all 
  • Moreover 
  • In my view
  • On the other hand 
  • I guess that

3. Những điều không nên và nên làm để cải thiện kỹ năng Coherence & Fluency 

a. Tuyệt đối không nên viết trước Script và học thuộc lòng

Khi Bạn chuẩn bị trước 100% nội dung câu trả lời, não bộ sẽ cố gắng học thuộc lòng và bắn ra đáp án khi được hỏi. Cho nên “trúng tủ” là mắt ai cũng sáng rỡ lên và tuôn ra như nước câu trả lời đã học thuộc, cơ mà lâu lâu bị quên là sẽ vấp ngay. Còn “tủ đè” thì biết rồi nha, lúng túng hiện ra mặt luôn đó.

Vậy những điều bạn nên làm là gì để cải thiện kỹ năng Coherence & Fluency?

  • Trước khi luyện tập thì phải tìm đề để luyện, nên bạn kiếm tất tần tật những đề thi gần nhất và tổng hợp lại các chủ đề có thể gặp trong IELTS Speaking. Sau đó mỗi ngày luyện tập nói liên tiếp trong 10 – 15 phút, trả lời hết câu này đến câu kia. Luyện như vậy cho đến khi nào hết danh sách chủ đề thì thôi. 
  • Chuẩn bị kho từ vựng Vocabulary: chuẩn bị một cuốn sổ Speaking chia ra nhiều chủ đề, mỗi chủ đề tập hợp một danh sách từ vựng, collocations. Sau đó, mỗi ngày lấy vài chủ đề ra, nhìn vào từ vựng và trả lời câu hỏi. Bạn sẽ tạo được thói quen nhìn vào từ khóa và tạo ra một câu chuyện dựa trên đó nhanh chóng. 
  • Luyện tập sự thành thạo: Sử dụng các chủ đề đã tổng hợp ở trên bấm đồng hồ 1 phút để ghi chú các từ vựng và ý tưởng, sau đó bấm 2 phút để tự trả lời và ghi âm lại. Nghe lại đoạn ghi âm xem có thiếu sót từ vựng, ngữ pháp đúng chưa, phát âm có lỗi không thì nói lại lần nữa để hoàn thiện.

b.  Đừng cố gắng nhồi nhét từ nối và liên từ

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, nên Bạn đừng cố gắng thêm thắt quá nhiều từ nối và liên từ sẽ làm cho câu trả lời gượng gạo và máy móc. Thay vào đó, hãy sử dụng chúng thật thông minh để liên kết câu và “câu giờ” khi lỡ ngập ngừng. Vì vậy, hãy chọn lựa những từ nối mà Bạn yêu thích và luyện tập để biến nó thành phong cách nói của Bạn, Bạn sẽ đạt được sự tự nhiên như người bản ngữ.

c. Đừng học thuộc Idioms

Học thuộc nhiều Idioms tốt không? Xin thưa là không nhé, Bạn chỉ nên thỉnh thoảng dùng 1-2 Idioms nhưng phải đúng ngữ cảnh và đưa vào câu một cách tự nhiên. Nên thay vào đó hãy học các từ vựng theo chủ đề và luyện tập nhuần nhuyễn nha.

d. Đừng cố áp các cấu trúc phức tạp vào Speaking

Nếu để ý Bạn sẽ thấy văn phong Speaking và Writing của người bản ngữ khác nhau một trời một vực, vì vậy thay đổi tư duy đi và tạo cho mình một phong cách Speaking tự nhiên, thành thạo. Thay vì đưa các cấu trúc phức tạp trong bài viết vào bài nói rồi bị “vấp”, vì Bạn sẽ không có nhiều thời gian trau chuốt ngữ pháp, Bạn chỉ nên dừng lại ở việc sử dụng ngữ pháp, cấu trúc một cách tự nhiên và đúng đắn. Luyện tập chuyển thì và chuyển câu đơn thành câu ghép một cách tự nhiên. Bạn cứ nói một đoạn bất kì rồi chuyển sang thì quá khứ, tương lai,… và tập trung vào việc chia thì cho chính xác. Tương tự, Bạn cũng thực hành kéo dài câu bằng cách biến câu đơn thành câu ghép, câu phức.

4.Tổng hợp các cụm từ mở đầu câu “ăn điểm”

 

NHỮNG CỤM TỪ MỞ ĐẦU GHI ĐIỂM TRONG PHẦN SPEAKING

Cụm từ đưa ra ý kiến
  • I think/I feel/I suppose/I guess
  • Generally it is thought that
  • Some people say that
  • Well, it is considered that
  • It is generally accepted that
  • My impression is that
  • It goes without saying that
  • First of all I’d like to point out
  • The main problem is
  • What we have to decide is
Cụm từ đồng ý với ý kiến
  • I couldn’t agree more
  • Precisely….
  • I’d go along with that
  • I second that
  • I’m convinced that
  • I’m (absolutely) sure
  • I have the feeling that
  • The way I see it,
  • It is a fact that
  • Nobody will deny that
Cụm từ phản biện ý kiến
  • That’s one way of looking at it, however
  • I completely disagree
  • Well, I see things rather differently
  • Umm, I’m not sure about that
  • I’m not sure I go along with that view
  • Not necessarily
  • That’s not always true
  • No, I’m not sure about that because
  • I doubt whether
  • I tend to
  • I’m not sure if/whether that’s
  • That may be (the case), but
Các từ nối câu
  • First of all, I’d like to say
  • In addition to that
  • Furthermore,
  • Another example of this is
  • First, second, third
  • Cụm từ nối câu khi lỡ ngập ngừng
  • … well …
  • … actually …
  • … you know/you see …
  • … it’s like this …
  • … it’s sort of/kind of …
  • … the thing is …
  • … what I’m trying to say is …
  • … what I mean is …
  • … as a matter of fact …
  • … as I say …
  • … how shall I put it?
Cụm từ đưa ra ý kiến trung lập
  • There are two sides to the questi
  • On the one hand …, on the other hand
  • An argument for/in favor of/against is
  • Some people think that …, others say that
  • Although I must admit that
Cụm từ đưa ra sự kết luận
  • The obvious conclusion is
  • The only alternative (left) is
  • The only possible solution/conclusion is
  • To cut a long story short,
  • Just to give you the main points again

Trên đây là sự tổng hợp về các cách để đạt điểm cao trong kỹ năng Coherence & Fluency trong IELTS Speaking. EFA Việt Nam hy vọng với những hướng dẫn hữu ích trên sẽ giúp bạn đạt được điểm thi cao trong phần Speaking nhé. Chúc các bạn thành công!