Anh quốc vốn nổi tiếng là một trong những quốc gia phát triển với một nền giáo dục hiện đại và môi trường học tập theo chuẩn quốc tế có chất lượng bậc nhất thế giới. Du học Anh thực sự là một trải nghiệm quý giá giúp các học sinh, sinh viên bổ sung thêm hành trang kiến thức và tạo bước đà cho sự nghiệp trong tương lai của mình. Vậy để thực hiện giấc mơ du học tại Xứ sở sương mù này liệu có bất khả thi? Để biết được câu trả lời và hiểu rõ hơn thông tin về các yêu cầu tuyển sinh dành cho các cấp học tại Anh, EFA Việt Nam xin gửi tới bạn bài viết tham khảo sau với mong muốn đem lại cái nhìn khách quan hơn về chương trình giáo dục tại đây nhé!

du học anh

I. Du học Anh: Tiêu chuẩn đầu vào

Tiêu chuẩn đầu vào tại những trường đại học tư thục và khóa học sau đại học ở nước Anh nhìn chung phụ thuộc vào hai yếu tố: Kết quả học tập trước đây của sinh viên và trình độ tiếng Anh. Tuy nhiên, xét về yêu cầu cũng như kỳ hạn xét tuyển đầu vào chính xác thì thường tùy thuộc vào từng trường học cũng như ngành học.

Những sinh viên tương lai nên dành thời gian dài tìm hiểu những tiêu chuẩn đầu vào để có cơ hội đáp những những yêu cầu của trường. Những yêu cầu đó có thể bao gồm: 

  • Tham gia những khóa học cần thiết;
  • Nộp những giấy tờ bắt buộc;
  • Viết bài luận ( writing applicable test);
  • Hoàn thành các thủ tục bắt buộc để tăng khả năng đỗ hồ sơ.

1. Nhập học vào các trường tư thục.

Như đã đề cập trước đây, sinh viên quốc tế đang trong độ tuổi đi học có thể chỉ được học tại những trường tư thục khi theo học tại nước Anh. Vì thế, phần này chỉ bao gồm việc nhập học tại các trường tư thục, không phải trường công lập.

Quá trình đăng ký vào các trường tư rất đa dạng giữa các trường:

  • Một số trường yêu cầu các sinh viên phải tham gia bài kiểm tra đầu vào.
  • Một số khác có thể sẽ mời phụ huynh và học sinh tham gia một buổi phỏng vấn. 
  • Một số trường khác lại tổ chức ngày đánh giá, hoặc mời sinh viên tham gia một chuỗi hoạt động để đánh giá mức độ phù hợp của họ với trường và môi trường học tập. 
  • Trong khi một số trường xét tuyển theo hình thức ưu tiên các học viên đăng ký trước, rất nhiều trường tư lại đặt ra thời hạn nhập học nghiêm ngặt và sớm nhất có thể vào đầu tháng 9 của niên học trước đó (ví dụ một năm trước khi nhập cảnh).

2. Nhập học khóa học sau đại học.

Các khóa học thuộc hệ Đại học và Cao đẳng thường đặt ra những yêu cầu riêng cho những khóa học sau đại học và cũng tùy thuộc vào môn học, khóa học cụ thể và nơi cung cấp khóa học. Yêu cầu tuyển sinh đầu vào có thể phụ thuộc vào những bằng cấp hoặc chứng chỉ học thuật mà ứng viên đã có trước đây. 

Một số khóa học cũng yêu cầu thêm thông tin như là bài kiểm tra đầu vào, bài luận cá nhân, sơ yếu lý lịch, tài liệu tham khảo hoặc một buổi phỏng vấn để đánh giá thêm mức độ phù hợp của ứng viên trước khi quyết định nhập học. Sinh viên quốc tế từ những quốc gia không nói tiếng anh cần phải chứng minh mức độ thành thạo tiếng Anh của bản thân thông qua một bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ.

a. Bằng cấp chuyên môn

Các trường có thể yêu cầu ứng viên phải đạt được những bằng cấp ở mức độ thấp hơn trước khóa học họ tham gia để đảm bảo rằng học viên có những kỹ năng và kiến thức đủ để hoàn thành việc học sau đại học. Sinh viên cần cung cấp bảng điểm hoặc phiếu đánh giá để thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường.

Để được nhận vào học đại học, Advanced Highers hoặc những bằng cấp cho trình độ tương đương đều bị bắt buộc, trước khi hoàn thành chương trình A-levels. Điểm số để được chấp nhận tùy thuộc vào từng khóa học và từng trường học. Những điểm số cao thường có lợi thế để tăng khả năng đậu vào những khóa học có tính cạnh tranh cao hoặc đúng với nhu cầu.

Xem thêm: Du học Anh: 5 điểm đến phải biết trước khi đi du học xứ sở sương mù

Hầu hết các trường đều yêu cầu sinh viên có những trình độ Pre-16 như là GCSE Tiếng Anh, Toán hoặc các môn học có giá trị tương đương. Sinh viên bắt buộc phải học qua những môn học trước đây liên quan đến khóa học sau đại học mà họ lựa chọn, và đây được hiểu như là khóa học thiết yếu. Ví dụ, một sinh viên khi tìm kiếm cơ hội nhập học vào ngành kỹ sư cần phải hoàn thành các khóa học toán thuộc chương trình lớp 12 có giá trị tương đương. 

Việc đăng ký học cao học phụ thuộc vào việc hoàn thành bằng đại học trước đó. Sinh viên đăng ký học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ phải có bằng Cử nhân. Ngoài ra, một số khóa học Tiến sỹ cũng yêu cầu học viên phải có bằng thạc sỹ trước đó. 

b. Bài luận cá nhân.

Một số trường đại học và cao đẳng yêu cầu sinh viên chứng minh mức độ phù hợp với một số khóa học cụ thể thông qua bài luận. Bài luận cá nhân là một phương phát tốt cho sinh viên để làm họ nổi bật hơn những ứng viên khác. Một bài luận cá nhân thường đề cập về:

  • Sự quan tâm đến khóa học: Tại sao sinh viên lựa chọn khóa học này? Tại sao họ nghĩ họ phù hợp với khóa học?
  • Kỹ năng và thành tích: Bất kỳ giải thưởng, vị trí, thành tựu nào sinh viên cảm thấy tự hào hãy làm nó trở nên hấp dẫn. Các trường đại học mong muốn được biết về những kĩ năng mà giúp sinh viên trong việc học tập hay là cuộc sống trong môi trường đại học.
  • Sở thích và mức độ quan tâm: Sinh viên có thể sử dụng mục này để thể hiện tính cách, kĩ năng và khả năng của bản thân. Hãy lựa chọn những kỹ năng và kinh nghiệm có mối liên hệ với khóa học muốn đăng ký. 

Xem thêm: Du học Anh: Những cập nhật mới nhất về trình độ học tập, bằng cấp và chương trình Dự bị Đại học

  • Kinh nghiệm làm việc: Bao gồm chi tiết về vị trí, kinh nghiệm, công việc tình nguyện hay công việc kiếm tiền đặc biệt nếu nó có liên quan đến khóa học lựa chọn.
  • Thời gian xin bảo lưu học tập (Gaps in Education) (nếu có): Giải thích về việc sinh viên đã làm gì khi họ tạm dừng việc học.
  • Dự định tương lai: Học sinh muốn làm gì sau khi tốt nghiệp? Họ sẽ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình như thế nào sau  khóa học? Khóa học liên quan có đến điều gì mà sinh viên muốn làm trong tương lai?
  • Tại sao là nước Anh? Lý do sinh viên muốn lựa chọn học tập tại Anh.

c. Tài liệu tham chiếu/nhận xét

Tài liệu tham chiếu tốt nhất nên được viết bởi người hiểu học sinh, sinh viên và có thể nhận xét về đạo đức học tập, làm việc hay có sự tương tác với các sinh viên khác và lý do về những yếu tố phù hợp của họ đối với khóa học sau đại học hay nghề nghiệp tương lai. Người đó có thể là thầy cô giáo, hiệu trưởng, gia sư hoặc huấn luyện viên. 

Người hướng dẫn trước đó hoặc hiện tại cũng có thể cung cấp tài liệu tham chiếu nếu sinh viên đã tốt nghiệp nhiều năm trước, hoặc nếu sinh viên đang nộp đơn cho các chương trình liên quan đến công việc của họ; ví dụ như nếu sinh viên đăng ký vào chương trình y tế đang làm việc hoặc tình nguyện tại bệnh viện, hoặc nếu sinh viên đang đăng ký chương trình MBA. Các công việc tình nguyện hoặc hoạt động ngoại khóa mà học sinh, sinh viên tham gia đều có để đưa ra nhận xét về đạo đức làm việc, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc của mỗi cá nhân học viên.

d. Phỏng vấn

Nhiều trường học sẽ lựa chọn các ứng viên cho vào danh sách để tham gia phỏng vấn trước khi đưa ra quyết định tuyển sinh. Hình thức phỏng vấn có thể diễn ra qua điện thoại, cuộc gọi video hoặc gặp trực tiếp nếu sinh viên đó có thể đi đến trường. Rất nhiều trường đại học Anh cũng có các cơ sở hoặc đối tác ở nước ngoài để tổ chức những cuộc phỏng vấn ở các nước lớn trên thế giới.

Người phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi liên quan đến lý lịch của sinh viên, kế hoạch học tập hiện tại và nguyện vọng nghề nghiệp trong tương lai. Buổi phỏng vấn cũng sẽ giúp trường đại học đảm bảo rằng sinh viên đến Vương quốc Anh cho mục đích học tập thực sự và có khả năng quay trở về nước sau khi hoàn thiện khóa học.

e. Trình độ tiếng anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính ở Anh, bởi vậy sinh viên từ một quốc gia không nói tiếng Anh thì cần chứng minh trình độ tiếng Anh thông qua bài kiểm tra ngôn ngữ như một phần của quá trình nhập học. Các bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn đánh giá học sinh về các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết.

Các bài kiểm tra sau đây thường được chấp nhận cho tham gia các khóa học cấp độ:

  • Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế (IELTS) – Học thuật và UKVI;
  • Kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ (TOEFL) – Kiểm tra dựa trên Internet (IBT);
  • Kỹ năng tích hợp tiếng Anh của trường cao đẳng Trinity (ISE);
  • Kiểm tra tiếng Anh Pearson (PTE);
  • Chứng nhận nâng cao Cambridge bằng tiếng Anh (CAE);
  • Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge (CPE);
  • Điểm kiểm tra tiếng Anh GCSE, A-Level hoặc IB. 

Kết quả kiểm tra ngôn ngữ được yêu cầu để học viên nhập học tùy thuộc theo trường học và theo chương trình. Một số trường chỉ xét điểm số tổng thể, trong khi những trường khác quan tâm điểm số mỗi phần trong bốn phần kỹ năng. Thông thường, sinh viên đăng ký vào một khóa học đại học cần:

  • Điểm IELTS trong khoảng 5.5 đến 6.5 (Thông thường là 6.0)
  • Điểm tổng TOEFL (kiểm tra trên Internet, iBT)  trong khoảng 60.0 và 90.0 
  • Điểm tổng PTE Academic trong khoảng 50 đến 64 
  • Điểm tổng CAE hoặc CFE trong khoảng 169 và 176, và không yếu tố nào dưới 169.

Những yêu cầu về ngôn ngữ (Tiếng Anh) là thường được yêu cầu cao hơn đối với những khóa học sau Đại học và những chương trình có tính chuyên môn cao (ví dụ điểm IELTS 7.0). Ngoài ra, những chương trình dự bị hay các khóa học tiếng Anh trước khóa học chính thường yêu cầu điểm kiểm tra ngôn ngữ thấp hơn so với các khóa học Đại học. 

 

Hy vọng với những thông tin EFA Việt Nam tổng hợp ở trên sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin tham khảo về các yêu cầu về tuyển sinh chuẩn đầu vào tại Anh. Nếu bạn có thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ với EFA Việt Nam để nhận tư vấn trực tiếp nhé. Chúc bạn may mắn và thành công!