Brexit – Sự rời đi của Vương Quốc Anh khỏi EU tạo ra nhiều sự thay đổi trong chính trị, kinh tế và xã hội của chính nước Anh. Thị trường lao động tại Anh cũng có nhiều biến động. Vậy hãy cùng EFA Việt Nam tìm hiểu thêm về Luật cho lao động nước ngoài tại Anh qua bài viết sau nhé!

Du học Anh: Thông tin hậu Brexit

1. Brexit là gì?

Brexit là từ ghép của 2 chữ gồm “Britain” là nước Anh và “exit” là sự ra đi. Brexit chính là ám chỉ việc Vương quốc Anh ly khai khỏi Liên hiệp Châu  Âu. Đó là sự thay đổi mối quan hệ giữa Anh với Liên minh Châu Âu EU về an ninh, thương mại và di dân.

Brexit tạo ra những ảnh hưởng và thay đổi cho không riêng chỉ nước Anh mà còn cả đối với EU hay những tác động ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới.

2. Ảnh hưởng của hậu Brexit

Sau khi Anh chính thức rời khỏi  EU, dự thảo quy chế cho lao động nước ngoài tại Anh ra đời. Quy chế này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2021, khi Anh hết thời kỳ chuyển tiếp Brexit. Quy chế tại Anh sẽ xét hồ sơ dựa trên một thang điểm tương đối rõ ràng. Những ai có đủ 70 điểm sẽ được cấp giấy phép làm việc tại Anh. Đây là một hình thức nước Anh lấy lại quyền tự chủ trong vấn đề nhập cư sau khi rời EU, khuyến khích lao động có trình độ và hạn chế lao động phổ thông. 

Do nền dân chủ của Anh nên quy chế ngay khi mới công bố đã gặp phải rất nhiều phản ứng từ phía người dân và Công đảng đối lập. Và sau đây là cụ thể gồm ba phần về cách tính điểm theo quy chế đủ điều kiện cấp giấy phép làm việc tại Anh.

Phần bắt buộc gồm:

  • Giấy mời và hợp đồng lao động từ chủ lao động: 20 điểm
  • Tay nghề được công nhận: 20 điểm
  • Tiếng Anh ở trình độ cần thiết cho nghề đó: 10 điểm

Phần về thu nhập tối thiểu:

  • £20,480 – £23,039 bảng Anh/năm: 0 điểm
  • £23,040 – £25,599 bảng Anh/năm: 10 điểm
  • Từ £25,600 bảng Anh/năm trở lên: 20 điểm

Phần cho thêm điểm:

  • Nghề trong lĩnh vực Anh đang thiếu: 20 điểm
  • Bằng tiến sĩ (PhD) cho nghề cần tuyển: 10 điểm
  • Bằng tiến sĩ trong bộ môn STEM: 20 điểm

Để đánh giá về quy chế về điểm, phần 1 không phải là quá khó để đạt 50 điểm, đặc biệt là đối với các bạn có điều kiện đi du học. Phần 2 là phần rắc rối hơn một chút đối với người mới bắt đầu đi xin việc. Mức lương khởi điểm ở Anh không được cao lắm.

Ví dụ như mức lương cho nghiên cứu sinh ở trường Đại học. University researcher chỉ khoảng £22,000/năm như vậy sẽ chẳng được điểm nào. 20 điểm còn lại thì có lẽ hơi khó khăn hơn. Nếu như có bằng tiến sĩ trong các ngành STEM – các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì mới được 20 điểm. Bằng tiến sĩ trong các chuyên ngành khác như kinh tế chẳng hạn thì chỉ có 10 điểm. Để có được 20 điểm này thì bạn phải xin việc trong các ngành nghề nước Anh đang thiếu. Các ngành nghề nước Anh thiếu lao động thì xin tham khảo link tại đây. 

Đa số các ngành này không chỉ là nước Anh đang thiếu lao động. Đây chính là các ngành thiếu hụt lao động toàn cầu, nước nào cũng thiếu. Một số ngành cụ thể như các ngành liên quan đến y khoa, chăm sóc sức khoẻ, các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ sư trong công nghiệp máy móc, chế tạo, các ngành liên quan đến IT, thiết kế đồ hoạ, kiến trúc sư,…

Ngoài ra, nước Anh còn chú trọng thu hút nhân tài các ngành như các nghệ sĩ, nhạc sĩ, vũ công, nhà sản xuất, đạo diễn. Đây là các ngành được liệt kê trong danh sách các ngành đang thiếu lao động. Danh sách này được chính phủ cập nhật thường xuyên nhưng sự thay đổi không phải là quá lớn. Ví dụ như nghề làm bếp hoặc nghề thợ hàn cũng có trong danh sách. Nhưng các ngành này cần có một số các điều kiện liên quan đến kinh nghiệm đi kèm.

Trên đây là phần tóm tắt quy chế mới sẽ được áp dụng cho lao động nhập cư hậu Brexit. Quy chế này sẽ khó khăn hơn cho lao động đến từ các khối EU. Vì trước kia người ta có thể đi lại tự do, lao động thoải mái, muốn làm ngành gì cũng được. Quy chế mới này sẽ hạn chế được lao động phổ thông và tạo cơ hội thu hút lao động có tay nghề và trình độ cao bên ngoài khối EU. Trước đây lao động ngoài EU phải có trình độ đại học của Anh – level 6. Với quy chế mới này chỉ yêu cầu trình độ level 3 tức là trình độ tương đương với A-level.

3. Hậu Brexit và tác động đối với Việt Nam

Việc đi du học đã trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vòng hơn mười năm nay. Số lượng sinh viên du học ở các nước thường tăng giảm dựa trên cơ hội việc làm và chính sách nhập cư. Ví dụ Canada trước đây có số lượng sinh viên Việt Nam thấp hơn Anh. Nhưng vì chính sách nhập cư và định cư thông thoáng của thủ tướng Justin Trudeau. Nên số lượng sinh viên du học Canada tăng lên con số mười mấy nghìn trong một năm. Năm ngoái chính phủ Anh công bố chính sách cho sinh viên có bằng đại học được ở lại Anh sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm. Đầu năm sau với quy chế cấp giấy phép lao động mới này có thể sẽ làm nước Anh trở nên hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, định hướng ngành nghề học tập của sinh viên Việt Nam còn khá mông lung. Đến thời điểm này gần 70% sinh viên Việt Nam vẫn còn học các ngành liên quan đến Quản trị, Marketing, Tài chính, Ngân hàng. Đây là sự cải thiện đáng kể vì trước đây 90% sinh viên học các ngành kể trên. Gần đây một số tổ chức giáo dục tư nhân tại Việt Nam có quảng bá cho các ngành STEM. Sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong cách chọn ngành học của các bạn Việt Nam trong thời gian sắp tới.

 

Nước Anh là một nước có nhiều nền giáo dục có chất lượng cao trên thế giới. Hy vọng chính sách mới sẽ là động lực cho nhiều bạn trẻ chọn được ngành học trong tương lai. EFA Việt Nam chúc bạn sớm tìm ra con đường cho sự nghiệp tương lai của mình!