Với mong muốn giúp bạn định hướng phương pháp xử lý dạng bài IELTS Speaking Part 2, EFA Việt Nam xin gửi tới bạn những mẹo vô cùng hữu ích nên sử dụng và thực hành trong phần thi này để bạn đạt kết quả cao nhé. Hãy cùng chúng mình khám phá nào!
Nội dung bài viết
1. Cách chuẩn bị tốt cho phần thi IELTS Speaking Part 2.
Trong phần 2 bài thi IELTS Speaking, thời gian dành cho phần thi thứ 2 sẽ vào khoảng 3 đến 4 phút. Trong đó, sau khi được chuẩn bị từ 1 tới 2 phút viết nháp ý tưởng, thí sinh được yêu cầu thuyết trình về một chủ đề lấy trong ngữ cảnh xã hội hằng ngày.
Cách thức hiệu quả nhất chính là luyện tập cùng 1 người bạn của mình hằng ngày. Bạn sẽ có thêm cơ hội trao đổi bằng tiếng Anh về các chủ đề quen thuộc, sau đó cùng trao đổi để tìm ra các vấn đề gặp phải khi phát âm, vấn đề về từ vựng ngữ pháp. Các bạn cũng nên đặt thêm câu hỏi liên quan đến chủ đề được chọn nhằm mở rộng ý và hiểu sâu hơn. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được điểm yếu của bản thân khi nói để cải thiện thêm.
Bạn cũng nên thu âm và tự chấm điểm bài nói của mình dựa trên các tiêu chí chấm thi hoặc có thể nhờ những người có kinh nghiệm nghe và cho điểm nhận xét.
Tối đa hóa số điểm của mình bằng cách luyện tập các chủ điểm được ra trong các kỳ thi gần nhất.
2. Bí quyết cho IELTS Speaking Part 2.
Bạn cần chú ý sử dụng hợp lý khoảng thời gian chuẩn bị để viết lại các từ khóa, ý chính cho chủ điểm của bạn. Bạn không nên viết câu đầy đủ trong thời gian chuẩn bị vì điều đó có thể làm bạn tốn rất nhiều thời gian cũng như làm chậm dòng suy nghĩ của bạn.
Trong khoảng thời gian nói (1-2 phút), để đạt được điểm cao, bạn nên cố gắng giữ cho tinh thần thật thoải mái. Bạn không cần phải cố lái theo gợi ý trong phiếu đề thi nếu bạn cho rằng các ý tưởng đưa ra không hợp lý. Thay vào đó, các bạn có thể xây dựng bài viết của mình theo cấu trúc: mở bài, thân bài và kết luận.
2.1. Mở bài.
Bạn có thể đi thằng vào câu trả lời bằng cách sử dụng các cấu trúc theo như văn phong tự nhiên trong tiếng Anh tự như: I would love to talk about… | I prefer talking about…because…
2.2. Thân bài.
Trong bài nói của bạn, các thì được sử dụng một các đa dạng. Một số cách làm phong phú cách diễn đạt của bạn thông qua thì tiếng Anh như sau:
Nói thêm về quá khứ:
Để chuyển hướng bài nói về một sự kiện trong quá khứ một cách trôi chảy, các bạn có thể sử dụng các từ như “anyhow” hoặc một số cấu trúc thì quá khứ như:
– Quá khứ đơn (Verb –ed):
Ví dụ: I met my cousin yesterday.
– Quá thứ tiếp diễn (was/ were + verb-ing): Thời này được sử dụng để nói về một hành động xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ:
Ví dụ: I was cooking dinner at 9:00 pm yesterday.
hoặc khi cần một bối cảnh cho một hành động khác:
Ví dụ: The children were sleeping when I came home.
– Động từ khuyết thiếu(Modal verb) + have + P(II):
Ví dụ: I should have studied harder in the past.
– Used to + verb: Nói về một hành động đã từng xảy ra trong quá khứ và hiện tại đã chấm dứt.
Ví dụ: I used to bike bicycle a lot when I was a child.
Mô tả một cách chi tiết:
Bạn có thể bắt đầu bài nói của mình bằng câu: “So let me tell you about (X) in a little more detail.” Các bạn có thể thể hiện khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp, ngữ đồng vị và thành ngữ. Nhìn chung, trong phần thi Speaking, giám khảo chấm IELTS sẽ đánh giá tất cả các kỹ năng bao gồm: phát âm, ngữ pháp, từ vựng, khả năng trôi chảy, độ mạch lạc của bài nói. Tuy nhiên trong phần 2 này, có hai kỹ năng sẽ được tập trung chấm điểm nhiều nhất, đó chính là độ trôi chảy (fluency) và tính mạc lạc (coherence).
Trình bày quan điểm cá nhân:
Sau khi hoàn thành xong nội dung yêu cầu, bạn cũng có thể mở rộng câu trả lời của mình bằng cách nói: “If you ask me/In my view/I would say + (ý kiến về chủ đề được giao)”
Bàn về tương lai:
Bạn nên sử dụng ít nhất 3 thì trong bài nói để chúng tỏ bạn có khả năng sử dụng ngữ pháp thuần thục. Để bàn về tương lai bạn có thể sử dụng cụm: ‘With regards to the future…Kết hợp với một số cấu trúc thì tương lai như:
+ To be going to Infinitive
+ Will/Won’t Verb infinitive
+ Tương lai hoàn thành: will have + past participle
+ Hiện tại tiếp diễn để nói về lịch cụ thể.
2.3. Kết luận.
Có hai cách khác để kết thúc ngắn gọn mà vẫn đủ ý trong phần trả lời:
– Dẫn lại đề bài.
– Dẫn lại ý chính, đặc biệt cảm xúc chính qua bài nói của bạn.
Đừng quên sử dụng một số từ báo hiệu phần kết luận như: “So …” , “As you can see …”, ”To sum up …”
Điều quan trọng nhất là bạn phải chủ động luyện tập thường xuyên và cố gắng áp dụng phương pháp này với các chủ đề khác nhau để tăng độ khó và tăng phản xạ tiếng Anh của bản thân.
4. Các TIP cho IELTS Speaking Part 2 từ thầy Simon.
Thầy Simon là một vị giám khảo IELTS nổi tiếng trên thế giới. Theo gợi ý của thầy, trước khi làm bài kiểm tra, các bạn nên chuẩn bị ý tưởng cho 6 chủ điểm chính như sau:
- Mô tả vật (món quá, đồ vật mà bạn sử dụng,…)
- Mô tả người (người mà bạn sử dụng, một thành viên trong gia đình,…)
- Mô tả một sự kiên (một lễ festival, hoặc một ngày kỷ niệm,…)
- Mô tả một hoạt động (sở thích, thể thao…)
- Mô tả một địa điểm (nơi bạn đã từng đến,…)
- Mô tả một sở thích (đọc sách, bộ phim yêu thích,…)
Trong 1 phút chuẩn bị bài nói, các bạn hãy cố gắng ghi lại càng nhiều ý càng tốt. Nếu may mắn, bạn có thể sử dụng các ý mà bạn đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Bạn cũng không cần phải sử dụng hết các gợi ý trong tờ đề thi, tuy nhiên những từ khóa này sẽ giúp các bạn xây dựng cấu trúc, thứ tự các ý hợp lý hơn. Mở rộng thêm các ý trong bài bằng việc điểm thêm các câu truyện các nhân. Cách thức này cũng giúp các bạn không bị dư thời gian khi nói.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này các bạn đã có thêm thông tin về bài thi cũng như cách xử lý hiệu quả để định hướng cho bản thân lộ trình ôn luyện IELTS đúng chuẩn và đạt được điểm số mong muốn trong kỳ thi quan trọng này. Chúc các bạn may mắn và thành công!