cuu-sinh-vien-efa-viet nam
Cuu-hoc-vien-Efa

Cựu học viên Efa sau 4 năm du học

Tình cờ gặp lại Quang sau 4 năm, tôi không ngạc nhiên nhiều với sự trưởng thành về mặt thể chất của cựu học viên Efa này. Ai cũng có thể hiểu rằng 4 năm là một thời gian đủ dài để một cậu bé có thể trở thành một người đàn ông chững trạc nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là sự tự tin của cậu ta. Vẫn biết các “gà” từ “lò E.F.A” luôn sở hữu một cá tính hay nét đặc trưng nào đó và đây lại là một lần nữa giúp tôi kiểm chứng nhận định đó.

Bằng nét mặt hồ hởi, cậu cựu học viên Efa  say sưa kể với tôi về những trải nghiệm trên đất nước cờ hoa. Sau khi tạm biệt tổ ấm và “đại gia đình E.F.A”, cậu đã lần đầu đặt chân đến nước Mỹ thông qua chương trình Exchange Student. Nơi đến: Sioux Falls, SD – lạ hoắc, lạnh kinh khủng nhưng niềm vui thì vô tận. Host là một cặp vợ chồng rất trẻ cùng hai đứa con xinh xắn, lối sống thì hiện đại nhưng vẫn rất tình cảm. Cùng gia đình Adam-Casey, cậu đã lần đầu biết đến một mùa Halloween đúng nghĩa với ma quỷ và bí ngô rồi lại được trải nghiệm Black Friday theo đúng ý nghĩa của nó. Quang cho biết thêm, cậu học được rất nhiều từ tính cách tự lập của người Mỹ. Điều đó không có gì là lạ nếu như ta biết rằng những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này đã phải tự làm lấy tất cả mọi công việc. Lần đầu tiên trong đời, cậu tự tay xách vữa, cắt gỗ xây cho mình một căn phòng, thậm chí…lái máy xúc đi dạo. Thực sự là những trải nghiệm không thể nào quên ở độ tuổi 17 đẹp tươi.

Cuộc sống du học của cậu học viên Efa

Ngôi trường West Central cách nhà khoảng 1 dặm. Quang chọn cách đi bộ hàng ngày tới trường để có thời gian tận hưởng không gian và cảnh vật của thành phố đông dân nhất bang South Dakota (bằng 1/10 dân số Sài Gòn). Mùa đông đến với cái lạnh -25oC cũng không làm giảm niềm vui đến trường của cậu. Ở ngôi trường đó, cựu học viên Efa được tất thảy mọi người yêu quý vì cậu không chỉ học tốt mà còn là một thành viên tích cực trong các hoạt động ngoại khóa. Từ bóng chày cho đến tham gia dàn đồng ca, đến lúc này đây Quang mới thấy năng khiếu âm nhạc của mình được coi trọng. Ở đó, học hành là để hiểu biết, ai có thế mạnh nào thì sẽ được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển. Bồi hồi nhớ lại những lời khuyên từ ngày ở E.F.A, Quang nói: “Học ở Việt Nam nhiều khi mang tính đánh đố, không làm được sẽ bị dè bỉu. Em đôi khi thấy stress vô cùng nhưng chính những chia sẻ từ các anh chị, thầy cô ở E.F.A về cuộc sống bên Mỹ đã giúp em lấy lại cân bằng, thêm quyết tâm tìm đến nơi thực sự dành cho mình. Thực sự thì chính E.F.A đã giúp em đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường đến tương lai của em.”

Thời gian 9 tháng của chương trình Exchange Student trôi qua thật nhanh. Quang quay về Việt Nam với hành trang là những ký ức tươi đẹp, sự quyến luyến của bạn bè, thầy cô cùng toàn thể mọi người của khu phố Hartford và rất nhiều học bổng Đại học. Sau kỳ nghỉ hè, cậu quyết định chọn trường New Mexico Highland University với lý do học bổng và được ở gần người thân. Quang khẳng định với tôi rằng tại môi trường mới này, một lần nữa tinh thần E.F.A lại là điểm nhấn quan trọng đưa bước thành công cho cậu. Ngay Semester đầu tiên, Quang cầm bảng điểm xuất sắc cùng tấm bằng khen từ một kỳ thi Toán ở SD lên gặp các giáo sư và xin một công việc. Thuyết phục thành công, Quang trở nên bận rộn với 20h làm việc mỗi tuần bên cạnh thời gian học chính khóa. Vậy là ngoài học bổng, Quang có thêm một khoản Stipend lên đến $720/tháng, một khoản tiền đáng mơ ước với thế hệ 9x kể cả ở thời điểm hiện nay.

Quang kết thúc năm đầu tiên với thành tích toàn A và nằm trong Dean’s List của trường. Bên cạnh đó, cậu cựu học viên Efa còn tham gia dự án chế tạo tên lửa khoa học của hệ thống các trường Đại học ở New Mexico. Có thể nói đây sẽ là một dấu chấm son trên CV sau này nếu cậu có ý định theo đuổi một chương trình Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ ở Mỹ. Các giáo sư thường rất quan tâm đến kinh nghiệm nghiên cứu của ứng viên, thậm chí có thể nhận luôn một ứng viên nếu thấy phù hợp với dự án của mình mà chẳng cần người đó phải có GRE. Thích thú và tò mò, tôi hỏi thêm về vai trò của Quang trong dự án đó. Câu trả lời : “chỉ là” thiết kế và lập trình cho vi mạch điều khiển tên lửa (trích nguyên lời). Cậu ta trả lời y hệt như trong bài phỏng vấn của tờ tin tức Las Cruces ngay sau buổi phóng.

Những năm học tiếp theo, Quang luôn giữ vững thành tích toàn A và ở trong Dean’s List đồng thời lập luôn kỷ lục về số Credit đăng ký mỗi học kỳ. Cần nói thêm là nếu các bạn nghĩ Credit ở Mỹ cũng tương đương như Việt Nam thì chắc chắn các bạn đã nhầm to. Thành tích 24 Credit/Semester ở Mỹ là kỷ lục, ở Việt Nam là…”tầm thường thôi” vì học chế tín chỉ ở Việt Nam thường được triển khai kiểu “nửa vời” trong khi trình độ giáo dục Việt Nam có sự tụt hậu khá xa so với Mỹ. Đạt được thành tích đã khó, duy trì còn khó hơn nhiều. Quang luôn tâm niệm điều đó và cố gắng với hết khả năng của mình, hướng đến mục tiêu nhận bằng sau chỉ 3,5 năm và dành thời gian cho những mục tiêu cao hơn.

Trở về mùa hè này, cậu ngay lập tức tìm kiếm một công việc Internship để tích lũy kinh nghiệm cho Project đang thực hiện với giáo sư. Khi tôi đặt câu hỏi rằng có lúc nào cậu nhìn lại quãng đường đã qua và có suy nghĩ gì không, Quang cười và nói: “Năm đó nếu không trở thành học sinh của E.F.A thì chẳng biết em có hôm nay không. Mà nếu học lớp 12 rồi thi Tốt nghiệp với Sử-Địa-Hóa thì chắc em không qua nổi mất.” Tôi cũng cười và tự nhủ rằng, cũng không đến nỗi không qua nổi tốt nghiệp nhưng nếu thiếu E.F.A thì đúng là Quang sẽ vất vả nhiều hơn trên bước đường sự nghiệp.

Tại sao tôi khẳng định được điều này? Hãy hỏi các cựu học viên khác của E.F.A đi nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.