Đối với những bạn đang ấp ủ giấc mơ du học tại đất nước Cờ Hoa, chắc hẳn đã từng nghe qua về SAT, TOEFL hay ACT… Đây đều là những bài kiểm tra năng lực chuẩn hóa đầu vào, được chấp nhận rộng rãi trong quá trình tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng tại Mỹ. Vậy những bài thi chuẩn hóa này cụ thể sẽ được tiến hành như thế nào, thi cái gì và có vai trò ra sao? Cùng EFA Việt Nam tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này để lựa chọn bài thi phù hợp nhất với mình, bạn nhé!

Ở Mỹ, mỗi năm đều có hàng triệu du học sinh đến từ các nước, kể cả học sinh bản địa, muốn nhập học thì đều cần trải qua các kỳ thi này. Được gọi là kỳ thi chuẩn hóa, vì đây là những bài kiểm tra đánh giá năng lực, kiến thức, các kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như tư duy sáng tạo của sinh viên muốn nhập học, xem có đáp ứng được yêu cầu của giáo dục Đại học, Cao đẳng Mỹ hay không. Bạn sẽ được yêu cầu thi một hoặc một vài các bài thi chuẩn hóa khác nhau, tùy thuộc vào khóa học hay ngôi trường mà bạn định đăng ký, bạn sẽ được yêu cầu thi một hoặc một vài các bài thi chuẩn hóa khác nhau.

1. SAT và SAT II.

 

SAT (Scholastic Assessment Test) là chứng chỉ đang được hầu hết các trường Đại học trên thế giới (từ châu Á đến châu Âu, Úc và Mỹ) sử dụng làm 1 trong những bài thi chuẩn hoá trong yêu cầu tuyển sinh của họ. Vì vậy, các bạn du học sinh sẽ có lợi thế lớn trong việc apply vào trường Đại học mình yêu thích hoặc cạnh tranh học bổng nếu sở hữu điểm SAT cao (1300+ với 1 số trường tầm trung, 1400+ với 1 số trường tốt, và 1500+ với các trường thuộc IVY LEAGUE). Thậm chí, để làm hồ sơ của mình đẹp lên và tăng tính cạnh tranh hơn, nhiều bạn còn thi thêm 1-2 môn SAT subjects (vì admission team ngoài đánh giá khả năng ngôn ngữ và Toán học cơ bản của bạn qua SAT thì còn có thể thấy được những kiến thức học thuật của các bạn trong các subjects cụ thể).

 

  • Cấu trúc thi và cách tính điểm.

 

Có 2 loại bài thi SAT là SAT (Reasoning Test) và SAT II (Subject Test). Cấu trúc bài thi SAT gồm bài thi Toán (70 phút), Đọc hiểu (70 phút) và Viết (60 phút) với thang điểm cho từng bài thi là từ 200-800 điểm. Còn đối với bài thi SAT II, thí sinh được phép chọn thi tối đa 3 môn như Math Level 1, 2, Physics, Chemistry, Biology,… 

Đối với phần thi trắc nghiệm, học sinh trả lời đúng 1 câu được cộng 1 điểm, sai 1 câu bị trừ 0.25 điểm, bỏ qua câu hỏi không bị trừ điểm nào. Tổng điểm tối đa cho một bài thi SAT là 2400 điểm. Riêng phần viết luận được tính theo thang điểm 0-6 hoặc 0-12 và không được tính chung vào tổng điểm 2400. Điểm SAT có giá trị trong vòng 5 năm.

 

  • Các bài SAT subjects thường được các bạn học sinh Việt Nam chọn để thi.

Physics: Gồm 75 câu hỏi trắc nghiệm, KHÔNG ĐƯỢC DÙNG MÁY TÍNH. Đề thi bao gồm toàn bộ kiến thức Vật lí từ lớp 10 đến 12 của chương trình Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều chủ đề đi sâu hơn như Thuyết tương đối hẹp của Einstein…. “Công trình này của nhà khoa học nào” – ví dụ một câu hỏi thường gặp trong đề thi. Có thể thấy rằng câu hỏi này khá hóc búa đối với các bạn học sinh Việt Nam. Phạm vi câu hỏi khá rộng. Nếu chỉ tính toán bằng tay thì có thể không quá khó khăn, nhưng có rất nhiều câu hỏi khá khó, yêu cầu thí sinh phải có khả năng tư duy cao.

Math Level 2: Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, ĐƯỢC DÙNG MÁY TÍNH. Độ khó cao hơn và chủ đề đa dạng hơn bài Math Level 1 của SAT, kiến thức trải dài từ lớp 10 đến 12 chương trình Đại số và Giải tích của Việt Nam, tuy nhiên có thêm 1 số chủ đề mà ít gặp tại chương trình học Việt Nam như: function chuyên sâu, standard deviation, polar coordinate, operations… đặc biệt là đề thi khai thác khả năng quan sát đồ thị của học sinh.  Đây là dạng đề thi khá hay, vì đề luôn có những câu hỏi dễ nên có thể xử lí được bằng máy tính, đồng thời cũng có nhiều câu hỏi tư duy đòi hỏi suy luận logic.

Chemistry: gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm, KHÔNG ĐƯỢC DÙNG MÁY TÍNH. Trong đó có 15 câu dạng T/F và còn có CE (correct explanation). Vài tips dành cho bạn khi làm phần thi này là nếu bạn chọn True-True cho câu hỏi và câu giải thích thì cần xem xét xem vế “because” có giải thích cho vế đầu không, để quyết định có chọn CE hay không. Đề môn này dài nhất trong 4 môn được kể đến, kiến thức cũng trải từ lớp 10 đến 12 của chương trình Hoá học ở Việt Nam, tập trung nhất vào phần Hoá lớp 10, đại cương về Hoá học. Song, đề thi có khá nhiều kiến thức Hoá chuyên sâu như Kinetics (động hoá), Thermochemistry (nhiệt hoá học)… Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng vì đề chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết cơ bản thôi. Khối lượng kiến thức lí thuyết của đề này cũng nhiều, đòi hỏi thí sinh để trả lời được thì phải học thuộc nhiều.

Biology: có 2 options để lựa chọn là Biology E/M (Ecological/Molecular) với số lượng của mỗi bài là 80 câu, thí sinh KHÔNG ĐƯỢC DÙNG MÁY TÍNH. Chủ đề đa dạng từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình Sinh học ở Việt Nam. Đề khá nặng lí thuyết, phải thuộc rất nhiều thuật ngữ sinh học như Ti thể, lục lạp, chất tế bào…

3. GMAT.

GMAT (Graduate Management Admission Test là bài thi nổi tiếng và phổ biến nhất với những ai có ý định học Đại học và sau đại học trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý ở bất kỳ trường đại học nào trên thế giới chứ không chỉ riêng Mỹ.

Bài thi gồm các phần: Định lượng (Quantitative), Ngôn ngữ (Verbal), Viết Phân tích (Analytical Writing), và Biện luận (Intergrated Reasoning). Yêu cầu dành cho thí sinh trong bài thi này là năng lực đánh giá thông tin, dữ liệu cho trước, khả năng phân tích, tư duy, giải quyết vấn đề và truyền tải suy nghĩ của mình một cách hiệu quả. Kể cả bài thi Định lượng cũng chủ yếu kiểm tra thí sinh về khả năng giải quyết vấn đề thông qua những kiến thức số học, đại số, hình học cơ bản chứ không chỉ phụ thuộc vào các kỹ năng toán học.

Định lượngNgôn ngữ là phần đặc biệt của bài thi GMAT: thí sinh làm bài thi trên vi tính và câu hỏi sau sẽ được chọn cho bạn dựa trên đáp án của bạn ở câu hỏi trước. Điểm của thí sinh cũng vì thế mà phụ thuộc vào độ khó của câu hỏi cũng như số lượng câu trả lời đúng.

Bạn có thể tham khảo trang: mba.com/gmatprep. Website này cung cấp phần mềm GMATPrep® miễn phí, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho bài thi này.

4. ACT.

ACT cũng là một bài thi kiểm tra năng lực. Tương tự như SAT, ACT được xem là tiêu chuẩn đầu vào cho sinh viên quốc tế ở hầu hết các trường Đại học ở Mỹ và một số quốc gia khác như Canada, Vương quốc Anh, Úc… Bảng điểm ACT giúp cho cả thí sinh lẫn Hội đồng Tuyển sinh biết được ngành học và nghề nghiệp phù hợp với sở thích và nhu cầu của thí sinh.

Bài kiểm tra ACT bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm cho các môn tiếng Anh, Toán, Đọc – hiểu, Khoa học và Luận (nếu thí sinh đăng ký theo yêu cầu của nhà trường). Điểm kết quả của ACT là trung bình cộng của 4 phần bắt buộc, tối đa là 36 điểm. Bài luận được chấm riêng trên thang 2-12 điểm.

5 bài thi trong kì thi kiểm tra năng lực ACT:

  • Phần Tiếng Anh có thời lượng 45 phút, gồm 75 câu hỏi trên 5 đoạn văn. Kiến thức được kiểm tra là dấu câu, liên kết câu, liên kết đoạn, tu từ và các từ bổ nghĩa.
  • Phần thi Toán kéo dài 60 phút, gồm 60 câu hỏi. Cấu trúc đề gồm 14 câu số học cơ bản, 10 câu số học sơ cấp, 9 câu số học trung cấp, 14 câu hình học phẳng, 9 câu hình tọa độ, và 4 câu lượng giác sơ cấp. Thí sinh được dùng máy tính.
  • Phần Đọc – hiểu dài 35 phút, gồm 40 câu hỏi trên 4 bài đọc với bốn chủ đề: văn xuôi, khoa học xã hội, nhân văn, khoa học. Thứ tự câu hỏi không theo trình tự đọc, thí sinh phải tự sắp xếp và hoàn thành theo khả năng của mình. Phần đọc hiểu khó hơn phần tiếng Anh. Năng lực được kiểm tra ở phần này là hiểu văn bản, không phải ngữ pháp.
  • Phần Khoa học có thời lượng 35 phút, tổng số 40 câu hỏi. Đề thi có 6 đoạn đọc và mỗi đoạn có từ 5-7 câu hỏi. Các đoạn đọc có ba định dạng khác nhau: Dạng Dữ liệu Trình bày, Dạng Nghiên cứu Tóm tắt và Dạng Giả thuyết Mâu thuẫn. Thí sinh sẽ phải đọc biểu đồ, bảng kết quả ở dạng Dữ liệu Trình bày. Dạng Nghiên cứu Tóm tắt yêu cầu thí sinh xem xét các thí nghiệm và rút ra kết luận. Còn đối với dạng Giả thuyết Mâu thuẫn yêu cầu phân tích và so sánh hai đến ba giả thuyết khác nhau. Chỉ có 1 đoạn Giả Thuyết Mâu Thuẫn trong cả bài. Nhìn chung thì phần thi này không đòi hỏi kiến thức khoa học chuyên sâu, mà thí sinh chỉ cần có nền tảng khoa học cơ bản và khả năng đọc – phân tích thì có thể làm tốt phần thi này. 
  • Phần thi Luận của ACT là nghị luận xã hội. Thí sinh được yêu cầu thể hiện ý kiến của mình trên 1 hoặc một số quan điểm có sẵn.

Nếu bạn đang có dự định thi ACT thì không cần quá lo lắng và dành quá nhiều thời gian để luyện thi, vì hầu hết những câu hỏi của bài thi ACT đều là các kiến thức phổ thông. Ngoài ra, EFA Việt Nam khuyến khích các bạn nên tham khảo các bài thi mẫu có sẵn trên trang: www.actstudent.org trong quá trình ôn thi nhé!

5. TOEFL.

Bài kiểm tra tiếng Anh TOEFL (Test of English as a Foreign Language) do ETS phát hành, là bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc ở hầu hết các trường trong quá trình tuyển sinh và cũng là bài kiểm tra tiếng Anh có uy tín nhất, với hơn 9.000 trường tại 130 quốc gia trong đó có 100 trường đại học hàng đầu tại Mỹ. Bài thi TOEFL được thiết kế cho sinh viên quốc tế không sử dụng tiếng Anh thuần thục như tiếng mẹ đẻ và đang cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh trong quá trình tuyển sinh vào đại học. So với các bài kiểm tra tiếng Anh khác, bài kiểm tra TOEFL có phần luyện tập qua nhiều nguồn, giúp thí sinh chuẩn bị bài thi dễ dàng hơn và du học ở nước ngoài. 

TOEFL đánh giá khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh của thí sinh qua 4 kỹ năng: Đọc – Viết – Nghe – Nói, trong vòng 4 tiếng. Đặc điểm của bài kiểm tra là yêu cầu thí sinh kết nối, hoặc phối hợp, không chỉ là một kỹ năng, mà giống như cách bạn giao tiếp hàng ngày.

Về cơ bản, TOEFL và IELTS đều nhằm mục đích đánh giá khả năng tiếng Anh đầu vào và đều kiểm tra 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Tuy nhiên, 2 chứng chỉ này cũng có rất nhiều điểm khác nhau, EFA Việt Nam sẽ đưa ra một số điểm khác nhau căn bản giữa TOEFL và IELTS ở bảng sau:

Tiêu chí TOEFL IELTS
Đơn vị tổ chức ETS (Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ) IDP, British Council (Hội đồng Anh), Cambridge Assessment English (Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge)
Thang điểm 0 – 120 

(điểm cuối cùng là tổng điểm của 4 phần thi)

0 – 9 

(điểm cuối cùng là trung bình cộng của điểm 4 phần thi)

Hình thức Trên máy (TOEFL iBT) Trên giấy
Thời lượng Khoảng 4 tiếng (chủ yếu phụ thuộc vào phần Đọc và Nghe) 2 tiếng 45 phút
Giọng đọc Anh – Mỹ chủ yếu Anh-Anh, Anh-Úc

 

Bảng quy đổi giữa điểm số TOEFL và IELTS

TOEFL Score IELTS Band
0-31 0-4
32-34 4.5
35-45 5
46-59 5.5
60-78 6
79-93 6.5
94-101 7
102-109 7.5
110-114 8
115-117 8.5
118-120 9

6. IELTS.

IELTS chắc hẳn là khái niệm đã không còn xa lạ gì đối với không chỉ các bạn du học sinh, mà cả các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay. Bài thi này có tên gọi đầy đủ là: International English Language Testing System – là Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế được được sáng lấp bởi 3 tổ chức: ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989. IELTS đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh/sinh viên cho mục đích du học, định cư và các mục đích khác. Hiện nay, trên thế giới có hơn 6.000 trường Đại học và các tổ chức giáo dục tại hơn 100 quốc gia (trong đó có rất nhiều trường Đại học lớn ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…) chấp nhận IELTS.

IELTS đánh giá toàn diện cả bốn kỹ năng: Nghe, Đọc, Viết và Nói. Theo thống kê, kì thi IELTS được tổ chức tại hơn 800 trung tâm trên toàn thế giới. 

Bốn kĩ năng chính của bài kiểm tra IELTS: 

  • Listening (30 phút): Thí sinh sẽ lắng nghe một đoạn hội thoại hoặc các đoạn radio trên đài sau đó trả lời các câu hỏi liên quan.
  • Reading (60 phút): Đề bài đưa ra 3 đoạn văn/bài báo (hầu hết được rút từ các tạp chí khoa học), nhiệm vụ của thí sinh là tìm các thông tin phù hợp với câu hỏi dưới mỗi bài viết.
  • Writing (60 phút): Thí sinh cần viết hai đoạn văn. Nếu phần 1 đề bài yêu cầu phải phân tích, tóm lược nội dung của biểu đồ, thì phần 2 yêu cầu là nêu suy nghĩ cá nhân về một quan điểm hay vấn đề nào đó trong xã hội.
  • Speaking (10-15 phút): Trong phần thi Nói, thí sinh đối thoại trực tiếp với những người chấm thi đã được chứng nhận. Giám khảo sẽ hỏi thí sinh các câu hỏi trong ba mục chính: Giới thiệu bản thân, Trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề cụ thể và Hội thoại để khai thác vấn đề đã đề cập ở phần hai.

Về loại hình thi thì IELTS có 02 loại: IELTS Học thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng quát (IELTS General).

  • IELTS Học thuật dành cho học sinh/sinh viên muốn theo học bậc Đại học và sau Đại học ở các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.
  • IELTS Tổng quát dành cho những học viên muốn theo học ở bậc Trung học, học nghề hoặc tham gia các khoá đào tạo không thuộc bậc đại học, hoặc vì mục đích định cư.

 

Hy vọng thông qua bài viết trên, EFA Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các bài thi chuẩn hóa đầu vào của các trường Đại học tại Mỹ, giúp bạn vững bước trên hành trình hoàn thành giấc mơ du học của mình. EFA Việt Nam xin chúc bạn có được sự chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả cao nhất! 

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm những khoá học luyện thi IELTS dành cho người mới bắt đầu tại EFA Việt Nam – Công Ty Tư Vấn Giáo Dục và Đào Tạo Ngoai Ngữ uy tín hàng đầu Việt Nam. Bằng giáo trình đào tạo bài bản và những phương pháp giảng dạy chất lượng với hơn 10 năm trưởng thành và phát triển, EFA Việt Nam đã tích lũy được vốn kinh nghiệm cũng như sự am hiểu chuyên sâu trong lĩnh vực TƯ VẤN DU HỌC & ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ. Đến với EFA Việt Nam, bạn sẽ được xây dựng một nền tảng kiến thức tiếng Anh vững chắc để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

 

👉👉 Tìm hiểu lộ trình học 𝗜𝗘𝗟𝗧𝗦 dành cho bạn bắt đầu từ 𝟬-𝟲.𝟱: http://efa.edu.vn/luyen-thi-ielts/cac-khoa-hoc-ielts/
—————————————–
Mọi thông tin chi tiết liên hệ EFA Việt Nam
– Website: www.efa.edu.vn
– Fanpage Học tiếng Anh: https://www.facebook.com/efa.edu.vn.8/
– Fanpage Tư vấn Du học: https://www.facebook.com/efa.edu.vn/
– Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Sapphire Palace, số 4 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
– Điện thoại: 024 38535296/ 094 162 6158 hoặc 0916 159 707

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.